Glory được đặt lườn vào ngày 8 tháng 11 năm 1942 bởi hãng đóng tàu Stephens tại Glasgow. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 7 năm 1944. Trong khi đang được chế tạo, vào tháng 3 năm 1944, Chính phủ Australia đề nghị mua lại một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ, và nêu đích danh chiếc Ocean.[3] Đề nghị này bị từ chối vào đầu tháng 6 năm 1945, và chiếc tàu sân bay được đưa ra phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh[3] vào ngày 30 tháng 6 năm 1945.
Vào tháng 8 năm 1954, Ocean gia nhập Hải đội Huấn luyện của Hạm đội Nhà, nhưng đã đóng một vai trò tích cực trong vụ Khủng hoảng kênh đào Suez. Trong cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử, những chiếc Westland Whirlwind và Bristol Sycamore cất cánh từ Ocean và HMS Theseus đã đưa 425 người của 45 Commando cùng 23 tấn tiếp liệu đến Port Said trong vòng 90 phút. Sau sự kiện Suez, chiếc tàu sân bay không còn hoạt động nào khác đáng kể. Nó được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1958 rồi được tháo dỡ vào năm 1962 tại Faslane.
^ abWright, Anthony (1998) [1978]. Australian Carrier Decisions: the acquisition of HMA Ships Albatross, Sydney and Melbourne. Papers in Australian Maritime Affairs (No. 4). Canberra: Sea Power Centre. tr. 55–109. ISBN0-642-29503-4. ISSN1327-5658.
^Chú thích: Chiếc máy bay phản lực đầu tiên hoạt động trên một tàu sân bay là một chiếc RyanFR Fireball có cấu hình khác thường, kết hợp cả động cơ cánh quạt và phản lực; và nó được thiết kế để sử dụng động cơ piston khi cất cánh và hạ cánh. Vào ngày 6 tháng 11 năm 1945, động cơ piston trên một chiếc FR-1 bị hỏng vào giai đoạn tiếp cận cuối cùng, và phi công phải khởi động động cơ phản lực và hạ cánh, do đó đã thực hiện một cú hạ cánh đầu tiên của máy bay phản lực trên một tàu sân bay, cho dù không có chủ định.
^"First Jet Landing." Naval Aviation News, United States Navy, tháng 3 năm 1946, p. 6.
Aircraft Carriers of the World, 1914 to the Present An Illustrated Encyclopedia by Roger Chesneau - Brockhampton - ISBN 1-86019-875-9