HMS Musketeer (G86)

Tàu khu trục HMS Musketeer (G86), năm 1943
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Musketeer (G86)
Đặt hàng 7 tháng 9 năm 1939
Xưởng đóng tàu Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Govan, Scotland
Đặt lườn 2 tháng 12 năm 1940
Hạ thủy 4 tháng 9 năm 1941
Hoàn thành 18 tháng 9 năm 1942
Số phận Bán để tháo dỡ 3 tháng 9 năm 1955
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục M
Trọng tải choán nước
  • 1.920 tấn Anh (1.950 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.660 tấn Anh (2.700 t) (đầy tải)
Chiều dài 362 ft 3 in (110,4 m) (chung)
Sườn ngang 37 ft (11,3 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 2 × nồi hơi Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất 48.000 shp (36.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.500 nmi (10.200 km; 6.300 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 190
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • sonar: ASDIC
  • radar phòng không Kiểu 285
  • radar cảnh báo không trung Kiểu 286M
Vũ khí

HMS Musketeer (G86) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930, và là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, được cho ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 3 tháng 9 năm 1955.

Thiết kế và chế tạo

Musketeer được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering CompanyGovan, Scotland vào ngày 7 tháng 9 năm 1939 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1939, và được đặt lườn vào ngày 7 tháng 12 cùng năm. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 12 năm 1941 và hoàn tất vào ngày 18 tháng 9 năm 1942 với chi phí chế tạo nó là 462.543 Bảng Anh, không kể đến những trang bị như vũ khí và thiết bị liên lạc do Bộ Hải quân Anh cung cấp. Nó được cộng đồng cư dân của East Barnet, nay là một phần của Great London, đỡ đầu vào tháng 12 năm 1941.

Lịch sử hoạt động

Musketeer nhập biên chế vào ngày 9 tháng 9 năm 1942 và gia nhập Hạm đội Nhà trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 3, làm nhiệm vụ bảo vệ Bắc Hải và Khu vực Tiếp cận Tây Bắc. Vào tháng 11, nó chuyển sang làm nhiệm vụ cùng các Đoàn tàu Vận tải Bắc Cực đi Liên Xô, bảo vệ các tàu buôn vận chuyển hàng tiếp liệu sống còn sang Nga để chống lại Đức Quốc xã. Đây là vai trò mà chiếc tàu khu trục đã đảm nhiệm trong phần lớn thời gian chiến tranh, ngoại trừ một giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1943, sau một đợt tái trang bị, nó lại phục vụ cùng Hạm đội Nhà bảo vệ Khu vực Tiếp cận phía Tây.

Vào ngày 27 tháng 9 năm 1943, Musketeer tham gia nhiệm vụ hỗ trợ cho Không quân Hoàng gia Anh để vô hiệu hóa thiết giáp hạm Đức Tirpitz, khi nó giúp vận chuyển nhân sự của không quân từ quần đảo Faroe đến Murmansk, vốn là căn cứ của các phi vụ trinh sát đến địa điểm thả neo của TirpitzAltafjord, Na Uy. Các chuyến bay này được sử dụng để lập kế hoạch không kích nhắm vào chiếc tàu chiến đối phương. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1944, Musketeer mắc tai nạn va chạm với chiếc tàu khu trục Ba Lan ORP Blyskawica, buộc phải tách khỏi nhiệm vụ hộ tống vận tải để được sửa chữa tại xưởng tàu của hãng Brigham and Cowan ở Hull. Việc sửa chữa hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 1944, và sang đầu tháng 4, nó quay trở lại hoạt động cùng các Đoàn tàu Vận tải Bắc Cực.

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1944, Musketeer được điều động sang phục vụ tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Nó chủ yếu hoạt động tại biển Aegean, hỗ trợ việc tái chiếm các đảo do đối phương chiếm đóng, cũng như các tàu nhỏ thuộc Hải quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia Hy Lạp, một phong trào kháng chiến của Đảng Cộng sản Hy Lạp. Sau khi Đức đầu hàng vào tháng 5 năm 1945, nó tiếp tục hoạt động tại Địa Trung Hải, hỗ trợ cho lực lượng trú đóng tại TriesteHy Lạp.

Musketeer được cho xuất biên chế sau đó, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 3 tháng 9 năm 1955.

Tham khảo

  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Friedman, Norman (2006). British Destroyers & Frigates: The Second World War and After. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-86176-137-6.
  • Hodges, Peter; Friedman, Norman (1979). Destroyer Weapons of World War 2. Conway Maritime Press. ISBN 9780851771373.
  • Lenton, H. T. (1998). British & Commonwealth Warships of the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-048-7.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.