Hợp Thành, Phú Lương

Hợp Thành
Xã Hợp Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐịnh Hóa
Địa lý
Tọa độ: 21°41′52″B 105°26′27″Đ / 21,6978°B 105,4409°Đ / 21.6978; 105.4409
Hợp Thành trên bản đồ Việt Nam
Hợp Thành
Hợp Thành
Vị trí xã Hợp Thành trên bản đồ Việt Nam
Diện tích10,25 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng2.477 người[1]
Mật độ242 người/km²
Khác
Mã hành chính05638[2]
Websitehopthanh.phuluong.thainguyen.gov.vn

Hợp Thành là một thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

Xã Hợp Thành nằm ở phía tây huyện Phú Lương, có vị trí địa lý:

Xã Hợp Thành có diện tích 10,25 km², dân số năm 1999 là 2.477 người, mật độ dân số đạt 242 người/km².[1]

Núi Chúa nằm trên địa bàn hai xã Hợp Thành và Động Đạt, cách thị trấn Đu 6 km về phía tây là điểm cao nhất của huyện Phú Lương với độ cao 432 mét.[3] Ở phía đông bắc xã Hợp Thành có một nhánh chính của sông Đu chảy qua.

Lịch sử

Xã Hợp Thành được thành lập vào năm 1954 trên cơ sở chia xã Tam Hợp thành ba xã Hợp Thành, Tân Thành (nay là xã Ôn Lương) và Phủ Lý.

Hành chính

Xã Hợp Thành được chia thành 10 xóm: Bo Chè, Kết Thành, Khuôn Lân, Làng Mon, Làng Mới, Mãn Quang, Phú Tiến, Quyết Tiến, Tiến Bộ, Tiến Thành.[3]

Kinh tế - xã hội

Hợp Thành là một trong 5 xã tham gia dự án xây dựng vùng sản xuất lúa nếp vải đặc sản của huyện Phú Lương.[4]

Hợp Thành cũng là một xã ATK của tỉnh Thái Nguyên và nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của chính phủ Việt Nam.[5]

Chú thích

  1. ^ a b c Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999 - 2003
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Địa chí Thái Nguyên, Các huyện, thành phố, thị xã” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ “Phú Lương: Năng suất lúa nếp vải ước đạt trên 4,1 tấn/ha”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ Về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa

Xem thêm