Họ Phàn tước

Họ Phàn tước
Phàn tước châu Âu (Remiz pendulinus)
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Phân thứ bộ: Passerida
Họ: Remizidae
Olphe-Galliard, 1891
Các chi

Họ Phàn tước[1] (danh pháp khoa học: Remizidae) là một họ chứa các loài chim nhỏ dạng sẻ, có quan hệ họ hàng gần với các loài bạc má (Paridae). Gần như tất cả các loài, ngoại trừ chim Verdin, làm những cái tổ hình túi tỉ mỉ phức tạp treo trên cây, thường trên mặt nước; việc gộp phàn tước mũ lửa vào trong họ này còn gây tranh cãi. Chúng là các loài chim ăn côn trùng.

Đôi khi chúng được coi như là phân họ với danh pháp Remizinae trong họ Bạc má (Paridae). Việc phân loại như thế nào phụ thuộc vào quan điểm của mỗi tác giả; nhưng quan hệ họ hàng gần gũi giữa hai họ này hiện tại đã được thiết lập vững chắc. Nếu các loài phàn tước được coi là thuộc họ Paridae thì các loài "chích" stenostirid cũng nên coi là một phân họ khác của họ Bạc má nghĩa rộng này, trong khi nếu chúng được coi là họ riêng rẽ thì chim mào vàngbạc má trán vàng có thể cần thiết phải loại bỏ ra khỏi họ Paridae[2][3].

Phân loại

Tổ của Remiz pendulinus

Hiện tại người ta ghi nhận 11 loài trong 3 chi. Ngoàu ra còn 2 loài thuộc 2 chi đã từng xếp trong họ này[4], nhưng hiện nay chuyển sang họ ParidaeHyliidae:

Chuyển đi

Chi Cephalopyrus: Chuyển sang họ Paridae[5][6]: 1 loài là phàn tước mũ lửa (Cephalopyrus flammiceps).

Phân loại của sẻ ngô Trung Phi (Pholidornis rushiae) đã gây mâu thuẫn từ rất lâu. Nó từng được xếp trong ít nhất là 7 họ khác nhau, bao gồm: Sylviidae, Estrildidae, Dicaeidae, Nectariniidae, Remizidae, HyliidaeMeliphagidae. Sefc et al. (2003)[7] nhận thấy rằng Hylia prasinaPholidornis rushiae có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn là so với bất kỳ loài nào trong số 2 loài này đối với Aegithalos hay Phylloscopus và gần đây người ta đặt hai loài này trong họ Hyliidae[8][9].

Tham khảo

  1. ^ Các loài chim trong họ này không có ở Việt Nam. Tên gọi phàn tước là phiên âm theo tên gọi trong tiếng Trung 攀雀.
  2. ^ Gill Frank B.; Slikas Beth & Sheldon Frederick H. (2005): Phylogeny of titmice (Paridae): II. Species relationships based on sequences of the mitochondrial cytochrome-b gene. Auk 122: 121-143. DOI: 10.1642/0004-8038(2005)122[0121:POTPIS]2.0.CO;2 tóm tắt HTML
  3. ^ Jønsson Knud A. & Fjeldså Jon (2006): Determining biogeographical patterns of dispersal and diversification in oscine passerine birds in Australia, Southeast Asia and Africa. Journal of Biogeography 33(7): 1155–1165. doi:10.1111/j.1365-2699.2006.01507.x (tóm tắt HTML)
  4. ^ Harrap Simon & Quinn David (1996): Tits, Nuthatches & Treecreepers. Helm Identification Guides, London. ISBN 0-7136-3964-4
  5. ^ Tietze D.T., U. Borthakur (2012), Historical biogeography of tits (Aves: Paridae, Remizidae), Org. Divers. Evol. 12, 433-444.
  6. ^ Johansson U.S., Ekman J., Bowie R.C., Halvarsson P., Ohlson J.I., Price T.D., Ericson P.G. (2013). A complete multilocus species phylogeny of the tits and chickadees (Aves: Paridae). Mol. Phylogenet. Evol. 69(3):852-60. doi:10.1016/j.ympev.2013.06.019.
  7. ^ Sefc K.M., R.B. Payne, M.D. Sorenson (2003), Phylogenetic relationships of African sunbird-like warblers: Moho (Hypergerus atriceps), Green Hylia (Hylia prasina) and Tit-hylia (Pholidornis rushiae), Ostrich 74, 8-17.
  8. ^ Johansson U. S., Fjeldså J., Bowie R. C. (2008): Phylogenetic relationships within Passerida (Aves: Passeriformes): a review and a new molecular phylogeny based on three nuclear intron markers. Mol. Phylogenet. Evol.48(3):858-876. doi:10.1016/j.ympev.2008.05.029
  9. ^ Silke Fregin, Martin Haase, Urban Olsson, Per Alström, 2012. New insights into family relationships within the avian superfamily Sylvioidea (Passeriformes) based on seven molecular markers. BMC Evolutionary Biology 12:157, doi:10.1186/1471-2148-12-157.

Liên kết ngoài