Hòa Xá

Hòa Xá
Xã Hòa Xá
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnỨng Hòa
Địa lý
Tọa độ: 20°41′49″B 105°45′15″Đ / 20,69694°B 105,75417°Đ / 20.69694; 105.75417
Hòa Xá trên bản đồ Hà Nội
Hòa Xá
Hòa Xá
Vị trí xã Hòa Xá trên bản đồ Hà Nội
Hòa Xá trên bản đồ Việt Nam
Hòa Xá
Hòa Xá
Vị trí xã Hòa Xá trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2,2 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng4.380 người[2]
Mật độ1.990 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính10405[3]

Hòa Xá là một thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Hòa Xá có diện tích 2,2 km², dân số năm 2022 là 4.380 người,[1][2] mật độ dân số đạt 1.990 người/km².

Hòa Xá là quê hương của phong trào chiếc gậy Trường Sơn đã được đi vào trong lời bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên được sáng tác khi ông tới thăm nơi này trong những năm miền bắc hừng hực khí thế kháng chiến, đây cũng là nơi Đại tướng Văn Tiến Dũng ở thời kì trước cách mạng nương nhờ và hoạt động dưới vỏ bọc một nhà sư.

Đình Hòa Xá

Đình Hòa Xá được xây dựng ở khu vực trung tâm của làng Hòa Xá, trông theo hướng nam. Đình làng Hòa Xá thờ vị thần Thành hoàng làng là Nguyễn Đức Chính, vị tướng thời vua Đinh Tiên Hoàng có công giúp nước dẹp loạn 12 sứ quân góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Ông đã được Đinh Tiên Hoàng phong làm tả đạo Tướng quân, sau đó gia phong làm Phổ đức Uy chính Thượng Đẳng Thần.[4]

Trong thần phả ghi rằng: Một hôm vua Đinh Tiên Hoàng dẫn quân đến vùng ông ở, biết uy danh của ông, liền gọi ông đến và phong làm Tả đạo Tướng quân, chỉ huy một đạo quân. Đạo quân của Nguyễn Đức Chính là một lực lượng nhỏ hùng binh, dưới sự chỉ huy của Đinh Bộ Lĩnh đóng góp nhiều công trạng trong cuộc dẹp loạn giúp vua thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.

Chú thích

  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b “Thông báo 24/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 07/01/2022”. LuatVietnam. 7 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Đình Hòa Xá, Di tích kiến trúc nghệ thuật – Thờ Nhân thần”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2018.

Tham khảo