Hán tứ quận

Bốn quận của nhà Hán (tiếng Trung: 漢四郡, Hán tứ quận, tiếng Triều Tiên: 한사군, Hansagun) là danh xưng dùng để chỉ một vùng đất mà nhà Hán chinh phục của Vệ Mãn Triều Tiên vào đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên nằm ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên và một phần của bán đảo Liêu Đông[1][2]. Sau khi chiếm được vùng này, Hán Vũ Đế đã cho thiết lập bộ máy hành chính quân sự rồi chia thành 4 quận là Lạc Lãng, Lâm Đồn, Huyền Thố và Chân Phiên. Các quận này được thiết lập để kiểm soát dân cư trong khu vực cũng như phía nam về phía sông Hán với trung tâm đặt tại quận Lạc Lãng, gần với Bình Nhưỡng ngày nay,[3] nơi mà trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Cổ Triều Tiên. Vị trí chính xác của các quận khác còn đang tranh cãi.

Người Hán hiện diện trong vùng này tiếp tục trong 400 năm sau đó. Như trung tâm hành chính ở Lạc Lãng, người Hán đã cho xây dựng tương tự như một thành trì Trung Quốc, nơi các quan lại và dân cư sinh sống. Chính quyền của họ đã tác động đáng kể trên đời sống của dân bản địa và hơn nữa những công trình của xã hội Cổ Triều Tiên bị xói mòn.[4] Hán tứ quận kết thúc khi Cao Câu Ly về sau bắt đầu từ từ xâm chiếm các quận và cuối cùng sáp nhập chúng vào lãnh thổ của mình.[5]

Các quận

Một quận về sau được tách ra khỏi Lạc Lãng là quận Đới Phương (tiếng Trung: 帶方郡, Đới Phương quận, tiếng Triều Tiên: 대방군, Daebanggun; AD 204 ~ AD 313)

Bản đồ

Tham khảo

  1. ^ Dane Alston. “Contested domains: The Poetic Dialogue between a Ming Emperor and a Chosŏn Envoy”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Lim Jie-Hyun. “The Antagonistic Complicity of Nationalisms”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Eckert, Carter J.; el. (1990). Korea, Old and New: A History. tr. 14. ISBN 0962771309.
  5. ^ 'Ki-Baik Lee', "A New History of Korea", 1984 Harvard University Press, page 24'
  6. ^ 《前漢書》卷二十八〈地理志〉第八:"樂浪郡,武帝元封三年開。莽曰樂鮮。屬幽州。戶六萬二千八百一十二,口四十萬六千七百四十八。有雲鄣。縣二十五:朝鮮;□邯;浿水,水西至增地入海,莽曰樂鮮亭;含資,帶水西至帶方入海;黏蟬;遂成;增地,莽曰增土;帶方;駟望;海冥,莽曰海桓;列口;長岑;屯有;昭明,高部都尉治;鏤方;提奚;渾彌;吞列,分黎山,列水所出,西至黏蟬入海,行八百二十里;東暆;不而,東部都尉治;蠶台;華麗;邪頭昧;前莫;夫租。"Wikisource: the Book of Han, volume 28-2
  7. ^ 玄菟郡,武帝元封四年開。高句驪,莽曰下句驪。屬幽州。戶四萬五千六。口二十二萬一千八百四十五。縣三:高句驪,遼山,遼水所出,西南至遼隊入大遼水。又有南蘇水,西北經塞外。上殷台,莽曰下殷。西蓋馬。馬訾水西北入鹽難水,西南至西安平入海,過郡二,行二千一百里。莽曰玄菟亭。Wikisource: the Book of Han, volume 28-2