Glucose 6-phosphatase

Glucose 6-phosphatase
Mã định danh (ID)
Mã EC3.1.3.9
Mã CAS9001-39-2
Các dữ liệu thông tin
IntEnzIntEnz view
BRENDABRENDA entry
ExPASyNiceZyme view
KEGGKEGG entry
MetaCycchu trình chuyển hóa
PRIAMprofile
Các cấu trúc PDBRCSB PDB PDBj PDBe PDBsum
Bản thể genAmiGO / EGO
Glucose-6-phosphate
Glucose
Glucose 6-phosphatase.
Mã định danh (ID)
Mã EC3.1.3.9
Mã CAS9001-39-2
Các dữ liệu thông tin
IntEnzIntEnz view
BRENDABRENDA entry
ExPASyNiceZyme view
KEGGKEGG entry
MetaCycchu trình chuyển hóa
PRIAMprofile
Các cấu trúc PDBRCSB PDB PDBj PDBe PDBsum
Bản thể genAmiGO / EGO

Enzym glucose 6-phosphatase (EC 3.1.3.9, G6Pase; tên hệ thống D-glucose-6-phosphate phosphohydrolase) xúc tác quá trình thủy phân glucose 6-phosphat, dẫn đến tạo ra nhóm phosphat và glucose tự do:

D-glucose 6-phosphate + H2O → D-glucose + phosphate

Trong thời gian đói, lượng glucose được giải phóng từ kho dự trữ glycogen ở gan (thoái hóa glycogen) và quá trình tân tạo đường từ gan giúp duy mức đường huyết thích hợp. G6P được tạo thành cả hai con đường này[1] và phải được chuyển thành glucose trước khi đi vào máu nhờ các chất vận chuyển glucose gắn màng.[2] Do đó, G6Pase chủ yếu biểu hiện ở gan.[1] Mặc dù cơ xương là kho dự trữ lượng glycogen dự trữ chủ yếu của cơ thể, nhưng glucose không thể được huy động từ nguồn này vì cơ xương không có G6Pase.[3](tr1171)

Insulin ức chế hoạt động của G6Pase ở gan,[3](tr1046) trong khi glucagon làm tăng tính hoạt động của enzym này.[3](tr1052) Biểu hiện của G6Pase tăng lên khi đói, trong bệnh đái tháo đường và do sử dụng glucocorticosteroid.[1]

Glucose 6-phosphatase là một phức hợp gồm nhiều protein thành phần, bao gồm các chất vận chuyển G6P, glucose và phosphate. Chức năng phosphatase chính được thực hiện bởi tiểu đơn vị xúc tác glucose 6-phosphatase. Ở người, tiểu đơn vị xúc tác có ba isozyme: glucose 6-phosphatase-α, được mã hóa bởi gen G6PC; IGRP, được mã hóa bởi gen G6PC2; và glucose 6-phosphatase-β, được mã hóa bởi gen G6PC3 .[4]

Glucose 6-phosphatase-α và glucose 6-phosphatase-β đều là các phosphohydrolase chức năng và có cấu trúc vị trí hoạt động, cấu trúc liên kết, cơ chế hoạt động và tính chất động học tương tự nhau để thủy phân G6P.[5] Ngược lại, IGRP hầu như không có hoạt tính hydrolase và có thể đóng một vai trò khác trong việc kích thích tiết insulin tuyến tụy.[6]

Xem thêm

Ghi chú

Hình ảnh đồ họa phân tử được tạo ra bằng UCSF Chimera.[7]

Tham khảo

  1. ^ a b c Van SCHAFTINGEN, Emile; Gerin, Isabelle (15 tháng 3 năm 2002). “The glucose-6-phosphatase system”. Biochemical Journal. 362 (3): 513–532. doi:10.1042/0264-6021:3620513. PMC 1222414. PMID 11879177.
  2. ^ Nordlie R, và đồng nghiệp (1985). The Enzymes of biological membranes, 2nd edition. New York: Plenum Press. tr. 349–398. ISBN 0-306-41453-8.
  3. ^ a b c Boron, Walter F.; Boulpaep, Emile L. biên tập (2017). Medical Physiology (ấn bản thứ 3). Philadelphia, PA: Elsevier. ISBN 978-1-4557-4377-3.
  4. ^ Hutton JC, O'Brien RM (tháng 10 năm 2009). “Glucose-6-phosphatase catalytic subunit gene family”. The Journal of Biological Chemistry. 284 (43): 29241–5. doi:10.1074/jbc.R109.025544. PMC 2785553. PMID 19700406.
  5. ^ Ghosh A, Shieh JJ, Pan CJ, Chou JY (tháng 3 năm 2004). “Histidine 167 is the phosphate acceptor in glucose-6-phosphatase-β forming a phosphohistidine enzyme intermediate during catalysis”. The Journal of Biological Chemistry. 279 (13): 12479–83. doi:10.1074/jbc.M313271200. PMID 14718531.
  6. ^ Shieh JJ, Pan CJ, Mansfield BC, Chou JY (tháng 9 năm 2005). “In islet-specific glucose-6-phosphatase-related protein, the β cell antigenic sequence that is targeted in diabetes is not responsible for the loss of phosphohydrolase activity”. Diabetologia. 48 (9): 1851–9. doi:10.1007/s00125-005-1848-6. PMID 16012821.
  7. ^ Pettersen EF, Goddard TD, Huang CC, Couch GS, Greenblatt DM, Meng EC, Ferrin TE (tháng 10 năm 2004). “UCSF Chimera--a visualization system for exploratory research and analysis” (PDF). Journal of Computational Chemistry. 25 (13): 1605–12. doi:10.1002/jcc.20084. PMID 15264254.

Liên kết ngoài