Gastrotricha

Gastrotrich
Ảnh trường tối của một gastrotrich
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
(không phân hạng)Protostomia
Liên ngành (superphylum)Platyzoa
Ngành (phylum)Gastrotricha
Metschnikoff, 1865[1]
Bộ

Gastrotricha (thường được biết đến cái tên là Giun bụng lông) là một ngành động vật có kích thước hiển vi (0.06-3.0 mm, giống giun, động vật khoang giả, và phân bố rộng rãi và phong phú ở môi trường nước ngọt và biển. Gastrotricha được chia làm hai bộ, gần tất cả các loài Macrodasyida đều sống ở biển, và Chaetonotida, một vài sống ở biển và một số khác ở nước ngọt.

Đặc điểm chung của ngành Giun bụng lông

Ba lớp tế bào, có đối xứng hai bên và không phân đốt

  • Lớp biểu bì phát triển tốt, thường tạo thành các tấm và gai. Lớp biểu bì bên ngoài bao gồm một số lớp cấu trúc giống như màng đơn vị.
  • Biểu bì là một phần tế bào, một phần tiếp hợp.
  • Bài tiết với protonephridia, nhưng không có cấu trúc tuần hoàn hoặc trao đổi khí đặc biệt.
  • Sự phân cắt dường như là xuyên tâm (radial), nhưng không được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Tên gọi

Tên "gastrotricha" đến từ tiếng Hy Lạp γαστήρ gaster, nghĩa là "dạ dày", và θρίξ thrix, nghĩa là "lông".[2] Tên này được đặt bởi nhà động vật học người Nga Élie Metchnikoff năm 1865.[1]

Phân loại học

Mối quan hệ giữa gastrotricha với các ngành khác không rõ ràng. Về hình thái học đưa ra giả thuyết nó gần với Gnathostomulida, Rotifera, hay Nematoda. Mặt khác, nghiên cứu gen đặt chúng gần với Platyhelminthes, Ecdysozoa hay Lophotrochozoa.[3] Tới năm 2011, khoảng 790 loài đã được mô tả.[4] Ngành này gồm một lớp duy nhất, chia làm hai bộ: MacrodasyidaChaetonotida.[5] Edward Ruppert et al. ghi nhận rằng Macrodasyida gần như hoàn toàn sống ở biển,[5] trừ hai loài hiếm và ít được nghiên cứu, Marinellina flagellataRedudasys fornerise là sống ở nước ngọt.[6] Chaetonotida sống ở cả nước mặn và nước ngọt.[5]

Các họ và chi

Gastrotricha được chia thành hai bộ và một số họ:[1][3]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c Todaro, Antonio (2013). “Gastrotricha”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.
  2. ^ “Gastrotrich”. The Free Dictionary. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ a b Todaro, M. A. (ngày 3 tháng 1 năm 2014). “Gastrotricha”. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ Zhang, Z.-Q. (2011). “Animal biodiversity: An introduction to higher-level classification and taxonomic richness” (PDF). Zootaxa. 3148: 7–12.
  5. ^ a b c Ruppert, Edward E.; Fox, Richard, S.; Barnes, Robert D. (2004). Invertebrate Zoology, 7th edition. Cengage Learning. tr. 753–757. ISBN 978-81-315-0104-7.
  6. ^ doi:10.1371/journal.pone.0031740
    Hoàn thành chú thích này

Liên kết ngoài