GZ Velorum

GZ Velorum là tên của một ngôi sao đơn lẻ[1], có ánh sáng màu cam nằm trong một chòm sao phương nam tên là Thuyền Phàm. Với cấp sao biểu kiến là 4,58[2], ta nhìn thấy ngôi sao này là một ngôi sao mờ nhạt. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng đã làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Khoảng cách của nó là 1300 năm ánh sáng được ước tính dựa trên giá trị thị sai là 2,4 mas[3]. Hiện tại, ngôi sao này đang di chuyển ra xa khỏi chúng ta với vận tốc 13 km/s.[4]

Nó là một ngôi sao khổng lồ sáng với quang phổ loại K2,5 II[5]. Nó thay đổi ánh sáng rất chậm, không theo một quy luật nào nên nó là một sao biến quang bất thường loại LC[6] với tần số 0,16585 trên ngày[7]. Trong dãy ánh sáng đỏ của phép đo sáng, cấp sao của nó thay đổi từ 3,43 đến 3,81[6]. Giá trị đường kính góc được xác định thông qua hiệu chỉnh do hiệu ứng quầng tối mờ là 3,17 ± 0.04 mas[8]. Và kết hợp với khoảng cách xấp xỉ của nó, bán kính của ngôi sao này gấp 140 lần bán kính của mặt trời.[9]

GZ Vel nặng gấp 9 lần khối lượng mặt trời[10] và có tuổi đời là 30 triệu năm. Nó phát ra ánh sáng hay có thể nói là tỏa ra năng lượng gấp 9241 lần mặt trời[2] với nhiệt độ hiệu dụng là 4140 Kelvin.[2]

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo

  1. ^ Fuhrmann, K.; và đồng nghiệp (2017), “Multiplicity among Solar-type Stars”, The Astrophysical Journal, 836: 139, Bibcode:2017ApJ...836..139F, doi:10.3847/1538-4357/836/1/139.
  2. ^ a b c d Hohle, M.M.; và đồng nghiệp (2010), “Masses and luminosities of O- and B-type stars and red supergiants”, Astronomische Nachrichten, 331 (4): 349, arXiv:1003.2335, Bibcode:2010AN....331..349H, doi:10.1002/asna.200911355.
  3. ^ a b c d Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051.
  4. ^ a b Gontcharov, G. A. (tháng 11 năm 2006), “Pulkovo Compilation of Radial Velocities for 35495 Hipparcos stars in a common system”, Astronomy Letters, 32 (11): 759–771, arXiv:1606.08053, Bibcode:2006AstL...32..759G, doi:10.1134/S1063773706110065.
  5. ^ a b Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989), “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”, Astrophysical Journal Supplement Series, 71: 245, Bibcode:1989ApJS...71..245K, doi:10.1086/191373.
  6. ^ a b Samus', N. N; Kazarovets, E. V; Durlevich, O. V; Kireeva, N. N; Pastukhova, E. N (2017), “General catalogue of variable stars: Version GCVS 5.1”, Astronomy Reports, 61: 80, Bibcode:2017ARep...61...80S, doi:10.1134/S1063772917010085.
  7. ^ Koen, Chris; Eyer, Laurent (tháng 3 năm 2002), “New periodic variables from the Hipparcos epoch photometry”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 331 (1): 45–59, arXiv:astro-ph/0112194, Bibcode:2002MNRAS.331...45K, doi:10.1046/j.1365-8711.2002.05150.x.
  8. ^ Richichi, A.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2005), “CHARM2: An updated Catalog of High Angular Resolution Measurements”, Astronomy and Astrophysics, 431: 773–777, Bibcode:2005A&A...431..773R, doi:10.1051/0004-6361:20042039.
  9. ^ Lang, Kenneth R. (2006), Astrophysical formulae, Astronomy and astrophysics library, 1 (ấn bản thứ 3), Birkhäuser, ISBN 3-540-29692-1. The radius (R*) is given by:
  10. ^ Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011), “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 410 (1): 190–200, arXiv:1007.4883, Bibcode:2011MNRAS.410..190T, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x
  11. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.