Năm 1946, xã
Dục Tú gồm 8 thôn của tổng Dục Tú cũ là: Ngọc Lôi, Đình Tràng, Thạc Quả, Dục Tú, Phúc Hậu, Lý Nhân, Đồng Dầu, Nghĩa Vũ.[3]
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4] về việc sáp nhập xã Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội quản lý.
Năm 1976, hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp ở các thôn thành hợp tác
xã quy mô toàn xã, xã Dục Tú phân cụm dân cư gắn với 11 đội sản xuất (tương ứng với 11 thôn).[2]
Kinh tế
Xã Dục Tú là xã nông nghiệp kết hợp với nghề thủ công. Về nông nghiệp hầu khắp các thôn là cấy lúa và chăn nuôi nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp và nghề phụ cũng đang phát triển với nghề sơ chế gỗ ở khu vực Đồng Dầu, nghề cơ kim khí sắt thép phát triển nhất ở khu vực đường Dục Tú (đoạn cắt đường sắt đến trạm y tế). Một số có nghề làm thợ phụ mộc làm ở làng nghề xã Vân Hà. Lao động trẻ làm việc tại các khu công nghiệp, làng nghề lân cận.
Văn hóa
Đặc sản
Rượu gạo nếp cái hoa vàng độ cao.
Di tích
Xã Dục Tú có rất nhiều di tích đình, chùa, đền đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố. Tiêu biểu là các di tích:
Đình Dục Tú thờ Sỹ Nhiếp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Tiên Cảnh thờ Phật và Sỹ Nhiếp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đình Thạc Quả thờ Thành hoàng làng có công giúp vua dẹp giặc phương Bắc. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp quốc gia.
Giao thông
Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Dục Tú: