Du lịch tâm linh

Du lịch hành hương đến Vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepal
Một nữ du khách đang tham quan một giáo đường ở Quito
Tham quan giáo đường La Catedral

Du lịch tâm linh hay còn gọi là du lịch hành hương hoặc du lịch theo đức tin[1] là một loại hình du lịch hướng đến việc hành hương, nghĩa là du lịch vì mục đích tôn giáo hoặc tâm linh thông qua việc tham quan các di tích, di vật, công trình, đồ tạo tác tôn giáo. Du lịch tâm linh đã được các nhà nghiên cứu mô tả theo những cách khác nhau. Nhà nghiên cứu Gisbert Rinschede phân biệt dựa theo theo thời gian, theo quy mô nhóm và theo cấu trúc xã hội[2]. Trong khi đó, Juli Gevorgian đề xuất phân chia thành hai loại khác nhau về động cơ, đó là "du lịch hành hương" vì lý do tâm linh hoặc tham gia các nghi lễ tôn giáo, và "du lịch thờ tự" (đi chùa đi chiền, cơ sở tôn giáo) để xem các di tích như thánh đường[3][4]. Linh mục Cơ đốc giáo Frank Fahey cho rằng một người hành hương "luôn có nguy cơ trở thành khách du lịch" và ngược lại vì theo quan điểm của ông, việc đi lại luôn làm đảo lộn trật tự cuộc sống cố định ở nhà và xác định tám điểm khác biệt giữa hai loại hình du lịch này cụ thể như sau:[5].

Phân biệt hành hương với du lịch, theo Frank Fahey[5]
Yếu tố Hành hương Du lịch
Đức tin luôn chứa đựng "niềm tin mong đợi" không yêu cầu
Sám hối tìm kiếm sự trọn vẹn không yêu cầu
Tính cộng đồng thường đơn độc, nhưng nên cởi mở với tất cả thường với bạn bè và gia đình, hoặc một nhóm chung sở thích
Nơi linh thiêng Giữ im lặng, giữ trật tự để tạo ra một không gian linh thiêng Không hiện diện
Nghi thức thể hiện sự thay đổi bên trong nội tâm không hiện diện
Cúng tế bỏ lại phía sau một phần của chính mình, buông bỏ, để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn không hiện hữu; chỉ đơn giản coi việc du lịch làm cuộc sống tốt đẹp hơn
Lễ mừng "chiến thắng bản thân", kỷ niệm để ghi nhớ Nâng chén quên sầu
Sự bền chí sự cam kết; "hành hương không bao giờ kết thúc" nghỉ lễ sớm kết thúc

Chú thích

  1. ^ Gannon, Martin Joseph; Baxter, Ian W. F.; Collinson, Elaine; Curran, Ross; Farrington, Thomas; Glasgow, Steven; Godsman, Elliot M.; Gori, Keith; Jack, Gordon R. A. (11 tháng 6 năm 2017). “Travelling for Umrah: destination attributes, destination image, and post-travel intentions” (PDF). The Service Industries Journal. 37 (7–8): 448–465. doi:10.1080/02642069.2017.1333601. ISSN 0264-2069. S2CID 54745153.
  2. ^ Rinschede, Gisbert (1992). “Forms of religious tourism”. Annals of Tourism Research. 19 (1): 51–67. doi:10.1016/0160-7383(92)90106-Y. ISSN 0160-7383.
  3. ^ Gevorgian, Juli. “Religious Tourism”. Academia. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ Ralf van Bühren, The artistic heritage of Christianity. Promotion and reception of identity. Editorial of the first section in the special issue on Tourism, religious identity and cultural heritage, in Church, Communication and Culture 3 (2018), pp. 195-196.
  5. ^ a b Fahey, Frank (tháng 4 năm 2002). “Pilgrims or Tourists?”. The Furrow. 53 (4): 213–218. JSTOR 27664505.

Tham khảo

  • Ralf van Bühren, Lorenzo Cantoni, and Silvia De Ascaniis (eds.), Special issue on “Tourism, Religious Identity and Cultural Heritage”, in Church, Communication and Culture 3 (2018), pp. 195–418
  • Razaq Raj and Nigel D. Morpeth, Religious tourism and pilgrimage festivals management: an international perspective, CABI, 2007
  • Dallen J. Timothy and Daniel H. Olsen, Tourism, religion and spiritual journeys, Routledge, 2006
  • University of Lincoln (Department of tourism and recreation), Tourism – the spiritual dimension. Conference. Lincoln (Lincolnshire) 2006
  • N. Ross Crumrine and E. Alan Morinis, Pilgrimage in Latin America, Westport CT 1991

Liên kết ngoài