Diêu Sùng

Diêu Sùng
姚崇
Lương Quốc công
Tên chữNguyên Chi
Thụy hiệuVăn Hiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
650
Quê quán
Lạc Dương
Mất
Thụy hiệu
Văn Hiến
Ngày mất
28 tháng 9, 721(721-09-28) (70–71 tuổi)
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Diêu Ý
Hậu duệ
Diêu Di, Diêu Dị, Diêu Dịch
Chức quanTể tướng nhà Đường
Tước hiệuLương Quốc công
Nghề nghiệpnhà thơ
Quốc tịchnhà Đường
Thời kỳNhà Đường
Truy phong
Chức vị
Dương châu đô đốc

Diêu Sùng (chữ Hán: 姚崇, bính âm: Yao Chong, 650 - 28 tháng 9 năm 721[1]), hay Diêu Nguyên Chi (姚元之), Diêu Nguyên Sùng, tên tựNguyên Chi (元之), gọi theo thụy hiệuLương Văn Hiến công (梁文献公), là tể tướng dưới thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông bắt đầu phục vụ triều đình từ đời Võ Tắc Thiên và trải qua các đời vua là Đường Trung Tông, Đường Thương Đế, Đường Duệ TôngĐường Minh Hoàng. Sau khi Minh Hoàng đăng cơ, Diêu Sùng trở thành tể tướng nắm giữ nhiều quyền lực nhất trong triều và là một trong những nhân tài giúp Minh Hoàng làm nên Khai Nguyên thịnh thế. Ông từ chức tể tướng vào năm 716 và vẫn giữ được ảnh hưởng lớn đến triều đình cho đến khi qua đời vào năm 721.

Thân thế và thời trẻ

Nguyên quán của Diêu Nguyên Sùng ở vùng Thiểm châu[2]. Phụ thân của ông là Diêu Thiện Ý, dưới thời Đường Thái Tông được phong làm U châu đại đô đốc, thụy là Văn Hiến. Diêu Nguyên Sùng chào đời vào năm 650, tức năm Vĩnh Huy thứ nhất thời Đường Cao Tông, và Nguyên Sùng cũng là tên khai sinh của ông

Từ lúc nhỏ, Diêu Nguyên Sùng đã tỏ ra là người có khí chất thông minh và ham học hỏi. Lúc đến tuổi trưởng thành, ông phục vụ cho thái tử Lý Hoằng, con trưởng của Cao Tông. Không lâu sau được phong làm Bộc châu[3] tư thương tham quân. Sau nữa ông được dời chức đến năm lần, cuối cùng được cử làm Hạ quan lang trung.

Thời Võ Thái hậu

Lúc này quyền lực trong triều đình nhà Đường nằm trong tay thái hậu họ Võ. Ngay khi Cao Tông còn tại thế, Võ hậu đã lộng quyền, hãm hại hai vị thái tử, một là con ruột của mình (Lý Hoằng) và một là người con của chị mình (Lý Hiền). Sau khi Đường Cao Tông băng, Võ hậu trở thành hoàng thái hậu, sau đó phế truất cả Đường Trung Tông, đưa Đường Duệ Tông lên ngôi và lâm triều xưng chế. Đến năm 690, Võ thái hậu cướp ngôi, xưng quốc hiệu là Chu[4]. Diêu Nguyên Sùng tiếp tục phục vụ triều đình trong những năm này.

Năm 696, khi quân Khiết Đan quấy nhiễu đất Hà Bắc, Diêu Nguyên Sùng nhận được nhiều công văn từ các thành đang giao chiến với Khiết Đan gửi đến thông báo tình hình. Diêu Nguyên Sùng giải quyết thỏa đáng, do đó được Võ thái hậu coi trọng. Sau đó thái hậu phong cho ông làm Thị lang. Cũng trong thời trị vì của Võ hậu, Diêu Nguyên Sùng vì trùng tên với Sất Lật Nguyên Sùng của Đột Quyết (người mưu chống nhà Chu) nên phải đổi tên thành Diêu Nguyên Chi.

Năm 697, sau khi Lai Tuấn Thần - người được thái hậu cử giám sát hoạt động của các đại thần và có quyền xử lý những ai có mưu đồ tạo phản, bị giết; Võ thái hậu nói với Diêu Nguyên Chi rằng bà không còn nghe thấy nhiều lời tố cáo các đại thần mưu phản như trước nữa. Diêu Nguyên Chi đáp rằng đó là vì Lai Tuấn Thần cùng Chu Hưng trước kia đã vu oan cho nhiều người vô tội, nên sau khi chúng chết rồi thì cũng sẽ không còn vụ việc mưu phản nào nữa. Thái hậu khen ngợi và ban cho ông tiền thưởng[5].

Năm 698, dưới sự tiến cử của Địch Nhân Kiệt, Diêu Nguyên Chi được phong làm Đồng phụng các loan thai bình chương sự, một tên gọi khác của chức tể tướng. Năm 702, Võ Thái hậu sai Tương vương Lý Đán (tức Duệ Tông) chỉ huy quân đội triều đình giao chiến với Đông Đột Quyết, Diêu Nguyên Chi cùng một số thân vương của gia tộc họ Võ được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Lý Đán, nhưng cuối cùng Lý Đán không ra quân.

Năm 704, Diêu Nguyên Chi lấy lý do phụng dưỡng mẹ già nên xin từ chức. Đến mùa hạ năm đó, Võ thái hậu chấp nhận thỉnh cầu, thiên ông làm Tương vương phủ trưởng sử. Hơn một tháng sau, ông lại được phong làm hạ quan thượng thư, Đồng phụng các loan thai tam phẩm. Nhưng Diêu Nguyên Chi từ chối vì cho rằng mình đang phụng sự Tương vương, nếu còn được nắm binh quyền sẽ khiến Lý Đán nghi ngờ. Do đó Thái hậu đổi phong cho ông làm Xuân quan phụ trách về lễ nghi. Trong cung, Võ thái hậu sủng ái anh em Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông khiến Diêu Nguyên Chi không hài lòng. Vào cuối thời Chu, Trương Dịch Chi đã xây một ngôi Phật tự ở Định châu[6] và muốn đưa 10 nhà sư từ Lạc Dương đến đó. Các nhà sư không muốn nghe theo ý định của Dịch Chi, nên nhờ Diêu Nguyên Chi tâu giúp với thái hậu. Do vậy Trương Dịch Chi oán ghét Diêu Nguyên Chi và lại gièm pha ông trước mặt thái hậu. Do đó, Diêu Nguyên Chi bị giáng xuống làm Tư bộc khanh, nhưng vẫn giữ quyền tể tướng. Không lâu sau, ông được đưa khỏi triều đình, nhận chức Linh Vũ đạo đại tổng quản để chống lại Đột Quyết. Trước khi ông đến Linh Vũ, thái hậu yêu cầu ông tiến cử một người thích hợp làm tể tướng và ông tiến cử Trương Giản Chi. Cuối cùng Trương Giản Chi được phong tướng vị.

Thời Trung Tông

Ngày 20 tháng 2 năm 705, Trương Giản Chi và các tể tướng Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Kính Huy... dẫn đầu cuộc chính biến cung đình nhằm ép thái hậu thoái vị và đưa Trung Tông Lý Hiển trở lại ngôi vua. Trước đó vào đầu năm 705, Diêu Nguyên Chi cũng từ Linh Vũ về Lạc Dương và cũng tham gia vào cuộc chính biến này. Kết quả Trương Dịch ChiTrương Xương Tông bị giết, Võ thái hậu bị ép phải thoái vị và Đường Trung Tông được lập lên ngôi[7]. Do có công lao, Diêu Nguyên Chi được phong làm Lương huyện hầu, thực phong 200 hộ.

Sau đó Võ thái hậu được tôn làm Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế, dời đến cung Thượng Dương. Khi Trung Tông suất bách quan đến chúc thọ thái hậu, Diêu Nguyên Chi lại khóc lóc thảm thương. Trương Giản Chi thấy vậy hỏi lý do tại sao, ông đáp:

Tôi vốn phụng sự Tắc Thiên hoàng hậu. Trước đây tôi cùng theo các ông trừng phạt nghịch tặc (Dịch Chi và Xương Tông) là vì nghĩa. Nay hậu bị dời đi, tôi vì chủ cũ mà than khóc cũng là nghĩa vụ của thần tử. Nếu có bị kết tội thì cũng cam tâm.

Vì thế Diêu Nguyên Chi bị bọn Trương Giản Chi giáng làm Thứ sử Bạc châu[8]. Cũng vì mối bất hòa này nên về sau khi Võ Tam Tư (cháu Võ hậu) liên kết với Vi hoàng hậu sát hại năm tể tướng (tức bọn Trương Giản Chi) thì Diêu Nguyên Chi được vô sự. Trong những năm tiếp theo, ông đã bốn lần thay chỗ ở, lần lượt được đảm nhiệm chức thứ sử ở bốn châu: Tống, Thường[9], Việt[10] và Hứa[11].

Thời Duệ Tông

Năm 710, sau liên tiếp những cuộc chính biến, Đường Duệ Tông được đưa lên ngôi lần thứ hai[12]. Duệ Tông cho triệu Diêu Nguyên Chi từ Hứa châu về Trường an và phong cho ông làm Binh bộ thượng thư, Đồng Trung thư môn hạ tam phẩm, tiến phong Trung thư lệnh vào cuối năm này. Diêu Nguyên Chi lại một lần nữa đảm nhận tướng vị.

Lúc này trong triều xảy ra việc tranh chấp giữa Công chúa Thái Bình (em Duệ Tông) và thái tử Lý Long Cơ - người lập công lớn trong việc diệt trừ phe đảng họ Vi và đưa Duệ Tông lên ngôi. Công chúa Thái Bình can dự vào triều chính, muốn triệt hạ thế lực của Long Cơ nên vẫn để các thân vương trong triều nhằm tạo ra sức ép với thái tử, trong đó có hoàng tử trưởng Lý Thành Khí và Bân vương Lý Thủ Lễ (con thái tử Lý Hiền, cháu nội Cao Tông). Để chấm dứt tình trạng này, năm 711, Diêu Nguyên Chi và tể tướng khác là Tống Cảnh dâng sớ xin đưa chư vương ra ngoài các châu làm thứ sử, còn công chúa Thái Bình cùng chồng là Võ Du Kị được đưa đến Lạc Dương. Duệ Tông chấp thuận thỉnh cầu nhưng chỉ đưa công chúa sang Bộc châu. Việc này đến tai công chúa, công chúa vô cùng tức giận, bèn chửi mắng Lý Long Cơ vì cho rằng việc này do Long Cơ đứng sau. Long Cơ sợ hãi, bèn dâng sớ lên Duệ Tông xin xử tử hai vị tể tướng vì tội chia rẽ hoàng thất. Đáp lại, Duệ Tông giáng Diêu Nguyên Chi làm thứ sử Thân Châu[13]. Trong những năm 711 - 713, lần lượt đảm nhận chức thứ sử Từ, Lộ[14]. Sau lại được phong chức Dương châu[15] trưởng sử. Trong thời gian đó, Diêu Nguyên Chi rất được lòng nhân dân địa phương và họ đã lập bi ghi nhận công đức của ông. Tiếp sau ông được chuyển sang làm Thứ sử Đồng châu[16].

Tể tướng thời Minh Hoàng

Năm 712, Duệ Tông nhường ngôi cho Long Cơ, tức Huyền Tông Minh hoàng đế[17]. Đến năm sau (713), phe đảng của công chúa Thái Bình hoàn toàn bị tiêu diệt, Minh Hoàng nắm được quyền hành. Cuối năm đó, Minh Hoàng ngự giá đến Thiểm Tây. Khi đến nơi, có chiếu lệnh triệu tập Diêu Sùng cùng một số thứ sử khác đến bàn việc. Khi Diêu Nguyên Chi đến thì Minh Hoàng đang chuẩn bị đi săn, nhân tiện vua hỏi ông có biết săn thú không. Diêu Nguyên Chi đáp là lúc nhỏ đã từng học. Minh Hoàng vui mừng, cùng đi săn và trò chuyện với ông. Khi kết thúc cuộc vui, Minh Hoàng tỏ ý muốn phong Diêu Nguyên Chi làm tể tướng. Ông bèn quỳ xuống tạ và đề nghị lên Minh Hoàng mười biện pháp cai trị và bảo nếu nhà vua không làm theo được thì mình không dám nhận tướng vị. Sau khi nghe xong, nhà vua nói có khả năng thi hành. Sau đó, vua phong cho Diêu Nguyên Chi làm Thượng thư bộ Binh, Đồng Trung thư môn hạ tam phẩm, tước Lương Quốc công, phong ấp trăm hộ. Về sau Minh Hoàng đổi niên hiệu là Khai Nguyên (khai sáng thịnh thế), Diêu Nguyên Chi vì chữ Nguyên kị vào niên hiệu này nên lại đổi tên thành Diêu Sùng.

Vào thời Đường Trung Tông, trong nước có nhiều thanh niên trai tráng làm tăng, do đó ảnh hưởng đến số lượng phu dịch. Diêu Sùng tấu rằng

Phật không phải tại ngoại mà là tại tâm. Hành sự lợi ích, thương sinh yên ổn chính là Phật lý. Không nên dụng gian nhân là ô uế chân giáo.

Minh Hoàng nghe theo, hạ lệnh bắt một số nhà sư còn trẻ phải hoàn tục về nhà, tổng cộng được hơn 12.000 người.

Diêu Sùng thường ở trước mặt nhà vua xin chỉ về việc bổ dụng quan lại, nhưng Minh Hoàng không trả lời. Đến ba lần đều như vậy, ông lại sợ mà lui ra. Nội giám Cao Lực Sĩ bảo rằng ý vua là muốn Diêu Sùng không phải việc gì cũng phải tấu lên xin ý kiến. Do vậy, Diêu Sùng ra sức tiến hiền, bỏ tà, khiến thiên hạ nhanh chóng thịnh trị; bản thân ông trở thành tể tướng giỏi của nhà Đường.

Cuối năm 713, Đường Minh Hoàng lần lượt cho đổi tên một số cơ quan và địa danh trong nước trong đó Trung thư tỉnh đổi thành Tử vi tỉnh, đứng đầu là Tử vi lệnh và chức vụ này được giao cho Diêu Sùng[18].

Năm 714, Minh Hoàng sai tướng quân Tiết Nộn công đánh Khiết Đan. Diêu Sùng hết lời can ngăn rằng không nên nhưng Minh Hoàng không nghe. Kết quả quân Đường thảm bại, chết đến 8,9 phần[18]. Trong khi đó ở triều, Diêu Sùng cùng tể tướng Lư Hoài Thận tiếp tục ra sức loại bỏ ảnh hưởng của quý tộc lên chính sách cai trị mới. Lúc này, Diêu Sùng và Lư Hoài Thận là cùng giữ chức tể tướng, nhưng ông tỏ ra vượt trội hơn hẳn Hoài Thận. Năm 715, con trai Diêu Sùng mất, ông phải về nhà lo việc tang, nửa tháng không lên triều. Trong nửa tháng đó, Lư Hoài Thận không thể nào giải quyết được hết các công việc trong triều. Do vậy Lư Hoài Thận biết mình thua kém Diêu Sùng, nên thường để những chính vụ quan trọng cho ông giải quyết. Vì thế Diêu Sùng là tể tướng có quyền lực lớn nhất trong triều lúc đó. Cũng năm đó, ở Sơn Đông có nạn châu chấu gây hại cho mùa màng, Diêu Sùng chủ trương bắt và giết hết tất cả châu chấu đi. Minh Hoàng nghi ngờ kế sách này vì cho rằng khó có thể thi hành, nên chưa muốn làm. Diêu Sùng lại cực lực khuyên ngăn và giải thích phương pháp; thì Lư Hoài Thận lại cho rằng nếu giết quá nhiều châu chấu sẽ gây tổn hại đến âm dương ngũ hành. Diêu Sùng lại bảo châu chấu gây hại nặng cho sản xuất nông nghiệp nên cần phải giết hết, nếu thần linh có trách phạt thì ông sẽ lãnh hết. Cuối cùng Minh Hoàng chấp nhận thỉnh cầu này.

Sang năm 716, nạn châu chấu lại nổ ra ở Hà Nam, Diêu Sùng tiếp tục đề nghị tiêu diệt hết châu chấu. Thứ sử Biện châu[19] Nghê Nhược Thủy không đồng tình và viện lý do rằng xưa kia vua Hán TriệuLưu Thông cũng diệt châu chấu theo cách như vậy và không thành công, nếu muốn diệt thiên họa thì phải đề cao thánh đức. Đáp lại, Diêu Sùng viết thư cho Nghê Nhược Thủy, bảo rằng

Lưu Thông chỉ là dung chủ, không đủ đức hạnh thì sao diệt trừ được nạn châu chấu. Hiện nay đương kim thiên tử anh minh thánh đức, thì lo gì không diệt được. Với lại xưa nay quan lại địa phương nếu có đạo đức thì nơi đó không bao giờ gặp nạn châu chấu. Nay ông bảo khuếch trương thánh đức mới hết được châu chấu, tức là tự nói mình không có đức sao?

Nghê Nhược Thủy không dám phản kháng nữa. Cùng năm đó, Lư Hoài Thận chết, Nguyên Can Diệu được bổ làm tể tướng phụ tá cho Diêu Sùng[20]. Không lâu sao Diêu Sùng bị bệnh nặng, trong khi ông không có phủ đệ, phải an dưỡng ở chùa Võng Cực. Khi đó, Minh Hoàng rất quan tâm đến bệnh tình của ông, thường sai người đến thăm hỏi và có khi còn đến chùa hỏi ý kiến của ông về những việc lớn mà mình không giải quyết được. Đầu năm 717, theo đề nghị của Nguyên Can Diệu, Minh Hoàng cho đưa Diêu Sùng đến Tứ phương quán, nơi ở của sứ thần các nước, nhằm để ông ở gần cung điện hơn. Diêu Sùng ban đầu từ chối vì cho rằng nơi đó quá xa hoa, không thích hợp với mình nhưng cuối cùng bị Minh Hoàng thúc ép mãi nên ông phải chấp nhận. Trong khoảng thời gian Diêu Sùng bị bệnh về nguyên tắc thì chính sự do Nguyên Can Diệu giải quyết. Mỗi khi Can Diệu có tấu việc gì lên làm mình hài lòng, Minh Hoàng cũng nói Diêu Sùng có thể không hài lòng và nếu không hợp ý vua thì Minh Hoàng bảo Can Diệu đến hỏi Diêu Sùng.

Sau khi về hưu

Diêu Sùng có ba người con là Diêu Dị, Diêu DiDiêu Dịch; cả ba đều được phong chức quan to trong triều. Diêu Di và Diêu Dị thích giao du với nhiều người và nhận quà cáp của họ, nên hai người bị các đại thần trong triều và nhân sĩ xã hội phê bình, làm mất danh dự của Diêu Sùng. Đến năm 717, người cùng cánh với Diêu Sùng là Tử vi sử Triệu Hải nhận hối lộ của người Phiên, bị Minh Hoàng cho giam vào ngục và định xử tử. Diêu Sùng mặc dù thừa nhận tội trạng của Hải, nhưng cố sức kêu xin giảm tội chết khiến Minh Hoàng bực tức. Sau đó Minh Hoàng hạ lệnh xá thiên hạ, nhưng Triệu Hải cũng bị đánh 100 roi và bị đày đến Lĩnh Nam. Sau việc này, Minh Hoàng có ý chán Diêu Sùng; Diêu Sùng cũng bất lực, bèn xin từ chức và tiến cử Tống Cảnh lên thay mình. Minh Hoàng đồng ý, lấy ông là Khai phủ nghi đồng tam ti và bãi chức tể tướng.

Cũng năm đó, Minh Hoàng muốn đến Đông Đô Lạc Dương, bỗng thấy thái miếu bị mục nát, nên lo lắng rằng do thần linh trừng phạt mình. Khi Minh Hoàng hỏi ý của Diêu Sùng, ông trả lời việc thái miếu hư hại chỉ là do gỗ đã quá lâu năm và chỉ cần tu sửa lại. Minh Hoàng hài lòng, từ đó lại sủng tín Diêu Sùng, và hạ lệnh cho Diêu Sùng được phép năm ngày mới vào triều yết một lần. Năm 720, ông được phong làm Thái tử thái bảo nhưng lấy lý do bệnh nặng mà từ chối.

Năm 721, Diêu Sùng qua đời[21], hưởng thọ 72 tuổi, được truy tặng Dương châu đô đốc, thụy là Văn Hiến. Đến năm 729 được truy phong Thái tử thái bảo. Ông để lại di thư cho con cháu về việc không nên xây dựng quá nhiều đền thờ Phật để cầu phúc mà cốt yếu là nên chăm đọc kinh và làm nhiều việc thiện thì phúc ắt sẽ tới.

Hậu duệ

Diêu Sùng có ba con Di, Dị, Dịch đều làm quan đến chức khanh, thứ sử. Tằng tôn của ông có Diêu Hợp là người tài, đỗ tiến sĩ cập đệ vào những năm Nguyên Hòa, cuối cùng được phong tới Bí thư giám; và một người nữa là Diêu Úc, làm quan đến chức Tả gián nghị đại phu và thứ sử hai châu Hồ, Thường, được tể tướng Lý Đức Dụ quý trọng.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ “兩千年中西曆轉換”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay
  3. ^ Hà Trạch, Sơn Đông, Trung Quốc hiện nay
  4. ^ Tư trị thông giám, quyển 205
  5. ^ Cựu Đường thư, quyển 96
  6. ^ Bảo Định, Hà Bắc, Trung Quốc hiện nay
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 207
  8. ^ Bạc Châu, An Huy, Trung Quốc hiện nay
  9. ^ Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc hiện nay
  10. ^ Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc hiện nay
  11. ^ Hứa Xương, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  12. ^ Tư trị thông giám, quyển 209
  13. ^ Tín Dương, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  14. ^ Sơn Tây, Trung Quốc hiện nay
  15. ^ Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc hiện nay
  16. ^ Thiểm Tây, Trung Quốc hiện nay
  17. ^ Tư trị thông giám, quyển 210
  18. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 211
  19. ^ Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  20. ^ Cựu Đường thư, quyển 98
  21. ^ Tư trị thông giám, quyển 212

Read other articles:

Aster Vranckx Vranckx tampil untuk VfL Wolfsburg pada tahun 2021Informasi pribadiNama lengkap Aster Jan VranckxTanggal lahir 4 Oktober 2002 (umur 21)Tempat lahir Kortenberg, BelgiaTinggi 1,83 m (6 ft 0 in)Posisi bermain GelandangInformasi klubKlub saat ini VfL WolfsburgNomor 6Karier junior SC Hoegaarden KVK Tienen Woluwe-Zaventem MechelenKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2019–2021 Mechelen 43 (5)2021– VfL Wolfsburg 26 (2)2022–2023 → AC Milan (loan) 9 (0)Tim nasi...

 

American football player and coach (born 1961) This article is about the American current football coach. For his father and former football coach, see Jim E. Mora. Jim MoraMora in 2013Current positionTitleHead coachTeamUConnConferenceIndependentRecord9–16Annual salary$1.5 million[1]Biographical detailsBorn (1961-11-19) November 19, 1961 (age 62)Los Angeles, California, U.S.Playing career1980–1983Washington Position(s)Defensive back, linebackerCoaching career (HC unless noted...

 

Sekolah Tinggi Islam Al-Mukmin (STIM) SurakartaNama lainSTIM SurakartaJenisPerguruan Tinggi SwastaDidirikan27 Januari 2012KetuaSudarmadi Putra, M.Ud. (2020-2024)AlamatJl. Parangkesit, Ngruki, Cemani, Grogol, Kabupaten Sukoharjo, Jawa Tengah, 57552, IndonesiaBahasaBahasa IndonesiaSitus webwww.stimsurakarta.ac.id Sekolah Tinggi Islam Al-Mukmin Surakarta (disingkat STIM Surakarta) adalah salah satu perguruan tinggi swasta berbasis Islam di Indonesia yang berlokasi di Kabupaten Sukoharjo, Jawa Te...

Об экономическом термине см. Первородный грех (экономика). ХристианствоБиблия Ветхий Завет Новый Завет Евангелие Десять заповедей Нагорная проповедь Апокрифы Бог, Троица Бог Отец Иисус Христос Святой Дух История христианства Апостолы Хронология христианства Ран�...

 

It has been suggested that this article be merged into Kepler-1625b. (Discuss) Proposed since January 2024. Possible exomoon orbiting Kepler-1625b in the constellation of Cygnus Kepler-1625b IExomoon Kepler-1625b I orbiting exoplanet Kepler-1625b (artist concept).[1]Discovery[2]Discovered byAlex Teachey, David M. Kipping and Allan R. SchmittDiscovery date2017Detection methodPrimary transitOrbital characteristicsSatellite ofKepler-1625bPhysical characteristicsMea...

 

River in Germany IlmenauThe Ilmenau near UelzenLocationCountryGermanyStateLower SaxonyReference no.DE: 594Physical characteristicsSource  • locationsource: confluence of the Gerdau and Stederau in Veerßen [de] (a district of Uelzen) • coordinates52°56′52″N 10°33′13″E / 52.947639°N 10.5536806°E / 52.947639; 10.5536806 • elevation35 m above sea level (NN) (Gerdau ...

Bruno Seghetti ferito, dopo il suo arresto il 19 maggio 1980 Bruno Seghetti (Roma, 13 aprile 1950) è un ex brigatista e fumettista italiano, importante esponente delle Brigate Rosse. Partecipò con un ruolo di rilievo all'agguato di via Fani e al rapimento di Aldo Moro; diresse le colonne romana e napoletana dell'organizzazione terroristica nel periodo 1977-1980. Fu membro del Comitato esecutivo delle Brigate Rosse, la più importante struttura dirigente dell'organizzazione, per alcuni mesi ...

 

2014 single by OK GoThe Writing's on the WallSingle by OK Gofrom the album Hungry Ghosts ReleasedJune 17, 2014 (2014-06-17)StudioTarbox Road (Cassadaga, New York)Genre Alternative rock pop rock Length3:35Label Paracadute BMG Songwriter(s) Damian Kulash Tim Nordwind Producer(s)Dave FridmannOK Go singles chronology Skyscrapers (2012) The Writing's on the Wall (2014) I Won't Let You Down (2014) The Writing's on the Wall is a song by American rock band OK Go. It was released on Jun...

 

PDS 70, première protoplanète directement photographiée. Une protoplanète est un embryon de planète de type planétoïde qui se forme dans le disque protoplanétaire[1]. Formation des protoplanètes Les protoplanètes se forment à cause des collisions qui se produisent entre les différents corps planétésimaux pouvant aller jusqu'à 1 kilomètre de diamètre qui s’attirent en raison de la gravité (ou tombent l'un vers l'autre, d'après la théorie de la relativité générale)...

School district in Virginia, United States This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: Virginia Beach City Public Schools – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2008) (Learn how and when to remove this message)Virginia Beach City Public SchoolsAddress2512 George Mason Drive Virginia Beach, Virginia, 23456United StatesDistrict informat...

 

Gabriel Zamora is a municipality in the center of the Mexican square kilometres (0.72% of the surface of the state)[1] and is bordered to the north by the municipalities of Nuevo Parangaricutiro, Uruapan and Taretan, to the east by Nuevo Urecho, to the south by Múgica, and to the west by Parácuaro. The municipality had a population of 19,876 inhabitants according to the 2005 census.[2] Its municipal seat is the city of Lombardía. Before having its name change to Gabriel Zam...

 

The Olympic Modern Pentathlon Centre was the site of the modern pentathlon events at the 2004 Summer Olympics in Athens, Greece. The venue seats 2,500 for the swimming part of the competition, 5,000 for the riding and running parts each, and 3,000 for the fencing and shooting. Construction at the facility was completed on 30 May 2004 and it was officially opened exactly two months later. This venue is located in the Goudi Olympic Complex. It hosted a modern pentathlon World Cup event in 2005....

1815 Napoleonic Wars battle Battle of IssyPart of the Napoleonic Wars (Seventh Coalition 1815)Plan of the battle of Issy 1815 (from 1837)Date2-3 July 1815LocationIssy, France48°49′26″N 2°16′12″E / 48.8239°N 2.2700°E / 48.8239; 2.2700Result Prussian victoryBelligerents Prussia FranceCommanders and leaders Hans von Zieten Dominique VandammeStrength 30,000 13,000Casualties and losses unknown 3,000+[1] casualties vteHundred Days Waterloo campaign Gilly ...

 

Sailing series This article contains content that is written like an advertisement. Please help improve it by removing promotional content and inappropriate external links, and by adding encyclopedic content written from a neutral point of view. (July 2022) (Learn how and when to remove this message) World Match Racing TourWorld Match Racing TourFormerlySwedish Match TourFirst held2001Typematch-racing tourChampionsTorvar Mirsky (2017)Most titlesIan Williams (5)Websitewww.wmrt.com Th...

 

Part of tank irrigation An irrigation tank or tank is an artificial reservoir of any size. In countries like Sri Lanka and India they are part of historic methods of harvesting and preserving rainwater, critical in regions without perennial water resources. A tank is often an earthen bund (embankment or levee) constructed across a long slope to collect and store surface water from the above catchment and by taking advantage of local topography. The water would be used primarily for agricultur...

Bolognetta Stazione dellametropolitana di Roma GestoreATAC Inaugurazione2014 StatoIn uso Linealinea C LocalizzazioneV. Bolognetta / V. Motta Camastra, I-00132 Roma TipologiaStazione rialzata InterscambioAutolinee urbane Accessibilità accessibile alle persone con disabilità motorie Bolognetta Metropolitane del mondo Modifica dati su Wikidata · Manuale Metropolitana di RomaLinea C  Venezia    Colosseo  Porta Metronia    San Giovanni  Lodi    ...

 

Son of Crassus the triumvir Publius CrassusDeath of Publius Licinius Crassus at the hands of the Parthians (Avarice Punished). Publius is depicted as receiving an arrow to the chest while a soldier grabs the reins of his horse. Reverse of a medal created in 1740-1750 by Jean Dassier & sons.Bornc. 84 BCDied53 BC (aged c. 31)AllegianceRomeYears of service58 - 53 BCBattles/warsBattle of CarrhaeSpouse(s)Cornelia Metella Publius Licinius Crassus (86 or 82 – 53 BC) was one...

 

Airport in the Erongo Region of Namibia Walvis Bay International AirportIATA: WVBICAO: FYWBSummaryAirport typePublicOwner/OperatorNamibia Airports Co.[1]ServesWalvis Bay, NamibiaElevation AMSL299 ft / 91 mCoordinates22°58′47″S 14°38′43″E / 22.97972°S 14.64528°E / -22.97972; 14.64528Websiteairports.com.naMapWVBLocation of the airport in NamibiaRunways Direction Length Surface m ft 09/27 3,500 11,483 Asphalt Statistics (2023)Passengers ...

Questa voce o sezione sull'argomento politici cambogiani non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Hun Sen Primo ministro della CambogiaDurata mandato30 novembre 1998 –22 agosto 2023 PredecessoreUng Huot SuccessoreHun Manet Durata mandato14 gennaio 1985 –2 luglio 1993 PredecessoreChan Sy SuccessoreNorodom Ranariddh V...

 

Cet article est une ébauche concernant l’anarchisme. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Anarchisme en Australie Des anarchistes australiens célèbrent le centenaire de la Fête du Travail le 1er mai 1986 à Melbourne. Structures Fédération anarcho-syndicaliste Club anarchiste de Melbourne (en) Mutiny collective (en) Presse Rebel Worker (en) Jura Books (en) Anarchisme par zo...