Dani Pedrosa

Dani Pedrosa
Pedrosa ở chặng đua 2018 Japanese Grand Prix
Quốc tịchTây Ban Nha
Sinh29 tháng 9, 1985 (39 tuổi)
Sabadell, Tây Ban Nha
Đội đua hiện tạiRed Bull KTM Factory Racing (Tay đua thử xe)
Số xe26
Websitedanipedrosa.com
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải20062018, 2021
XeHonda (2006-2018)
KTM (2021)
Vô địch0
Mùa giải trước (2021)23rd (6 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
218 31 112 31 44 2976
250cc World Championship
Mùa giải20042005
XưởngHonda
Vô địch2 (2004, 2005)
Mùa giải cuối cùng (2005)1st (309 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
32 15 24 9 15 626
125cc World Championship
Mùa giải20012003
XưởngHonda
Vô địch1 (2003)
Mùa giải cuối cùng (2003)1st (223 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
46 8 17 9 5 566

Daniel "Dani" Pedrosa Ramal (sinh 29 tháng 9 năm 1985) là một cựu tay đua MotoGP người Tây Ban Nha. Khi còn thi đấu anh là tay đua có chiều cao thấp nhất (chỉ 1m58) và nhẹ nhất, cho nên các khán giả Việt Nam thường gọi anh là Dani "còi".

Trong số các tay đua chưa giành được chức vô địch MotoGP/500cc, Pedrosa là tay đua giành được nhiều chiến thắng nhất (31 chiến thắng). Một chi tiết khác trong sự nghiệp đua xe của Pedrosa là anh rất hay bị chấn thương, điều này phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu và cảm hứng đua xe của anh, dẫn đến quyết định giải nghệ vào cuối năm 2018.

Sự nghiệp

Thể thức 125cc 2001-2003

Pedrosa bắt đầu thi đấu mô tô chuyên nghiệp từ năm 2001. Anh sớm bộc lộ tài năng với hai lần lên podium ở Valencia và Motegi. Chiến thắng đầu tiên của Pedrosa diễn ra ở trường đua Assen năm 2002.

Năm 2003, Pedrosa lần đầu lên ngôi vô địch bằng chiến thắng ở chặng đua Malaysia[1]. Một tuần sau đó, ở chặng đua GP Úc, anh bị chấn thương nặng đầu tiên trong sự nghiệp, phải nghỉ hai chặng cuối cùng.

Thể thức 250cc 2004-2005

Dani Pedrosa chuyển lên thi đấu thể thức 250cc ở hai mùa giải 2004 và 2005 và giành luôn 2 chức vô địch[2][3].

Thể thức MotoGP 2006-2018

Năm 2006, Pedrosa chuyển lên thi đấu thể thức cao nhất của làng đua xe 2 bánh là MotoGP ở đội đua Repsol Honda. Anh đã lên podium ngay ở chặng đua đầu tiên-GP Qatar. Đến chặng đua thứ tư của mùa giải ở GP Trung Quốc, Pedrosa đã giành được chiến thắng thể thức MotoGP đầu tiên trong sự nghiệp. Chiến thắng thứ hai của Pedrosa là ở GP Anh.

Tuy nhiên với 2 lần phải bỏ cuộc ở Catalunya và Bồ Đào Nha, cộng thêm 2 kết quả không tốt ở Thổ Nhĩ Kỳ (P14) và Úc (P15) nên anh sớm bị hụt hơi trong cuộc đua vô địch. Dù sao với hai chiến thắng và vị trí thứ năm chung cuộc, cũng là một kết quả có thể chấp nhận được đối với một tân binh.

Năm 2007, Pedrosa cạnh tranh quyết liệt với Valentino Rossi cho ngôi vị Á quân bởi Casey Stoner thống trị mùa giải bằng một phong động mạnh mẽ. Cả Pedrosa và Rossi cùng phải bỏ cuộc 3 lần. Pedrosa dù có số chiến thắng chỉ bằng một nửa Rossi (2 so với 4) nhưng đã xếp trên với chỉ 1 điểm nhiều hơn.

Năm 2008, ở nửa đầu mùa giải Pedrosa lên podium khá đều đặn, trong đó có 2 chiến thắng, giúp anh vươn lên dẫn đầu trên bảng xếp hạng sau chặng đua TT Assen. Mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn hơn sau khi anh bị chấn thương ở chặng đua GP Đức[4]. Cho đến cuối mùa giải, Pedrosa không có thêm chiến thắng nào nên đã để tụt xuống vị trí thứ ba chung cuộc.

Năm 2009 thì ngược lại, Pedrosa không có phong độ ổn định ở những chặng đua đầu tiên, đã bỏ cuộc ở 2 chặng đua Italia và Assen sau đó mới giành được chiến thắng đầu tiên trong mùa giải ở GP Mỹ. Phải chờ đến chặng đua cuối cùng ở Valencia, anh mới có thêm một chiến thắng nữa. Một lần nữa Pedrosa tổng kết mùa giải ở vị trí thứ ba, sau hai tay đua của đội đua Yamaha.

Năm 2010, Pedrosa đua danh hiệu vô địch với Jorge Lorenzo ở vị thế cửa dưới, thường bị đối thủ bỏ cách với khoảng cách điếm số rất xa. Anh chính thức 'đầu hàng' bởi chấn thương ở GP Nhật Bản[5] nên phải nghỉ 3 chặng. Tổng kết mùa giải, Pedrosa giành ngôi Á quân, có 4 chiến thắng.

Năm 2011, Repsol Honda mang về cho Pedrosa một người đồng đội siêu khủng là Casey Stoner. Ở 3 chặng đua đầu tiên, Pedrosa có thể cạnh tranh sòng phẳng với Stoner, mỗi người có một chiến thắng (Pedrosa chiến thắng ở Bồ Đào Nha). Không may là ở chặng đua thứ 4-GP Pháp, Pedrosa lại bị chấn thương nặng khiến anh phải phẫu thuật[6] và phải nghỉ tới 4 chặng, sớm từ bỏ giấc mơ vô địch bởi trong thời gian này Stoner có 3 chiến thắng và 1 lần về nhì, nên đã tạo ra ưu thế cực lớn. Sau khi trở lại thi đấu, dù rất cố gắng, số 26 cũng chỉ có thêm được 2 chiến thắng ở Đức và Nhật Bản. Kết quả cuối cùng, Stoner vô địch mùa giải 2011, Pedrosa xếp thứ tư.

Năm 2012, Pedrosa là tay đua có nhiều chiến thắng nhất (7 lần) song anh vẫn để mất chức vô địch vào tay Jorge Lorenzo (6 chiến thắng) do không có sự ổn định bằng đối phương. Cả hai đều có 2 lần phải bỏ cuộc. Nhưng ở các chặng đua mà Lorenzo không chiến thắng thì tay đua này đều về nhì.

Năm 2013, Pedrosa có đồng đội mới là Marc Marquez. Ở những chặng đua đầu tiên, anh có kết quả khá ngang ngửa Marquez với 2 chiến thắng ở Jerez[7] và Le Mans[8], thêm 3 lần về nhì khác. Tuy nhiên tham vọng vô địch của Pedrosa lại bị cản trở bởi chấn thương ở Sachsenring[9]. Đây cũng là thời điểm mà Marquez bắt đầu bứt lên bằng chuỗi 4 chiến thắng liên tiếp. Cho đến cuối mùa giải Pedrosa chỉ có thêm 1 chiến thắng ở Malaysia[10], chỉ đủ để anh xếp thứ 3 chung cuộc.

Năm 2014, dấu ấn lớn nhất của Pedrosa đó là anh là người đã cắt đứt mạch 10 chiến thắng liên tục của đồng đội Marc Marquez ở chặng đua GP Séc[11]. Đó cũng là chiến thắng duy nhất của anh trong mùa giải này.

Năm 2015, Sau khi tham gia chặng đua mở màn, về thứ sáu ở Qatar, Pedrosa phải nghỉ thi đấu 3 chặng đua đầu mùa giải ở Austin, Argentina và Tây Ban Nha để phẫu thuật chấn thương arm-pump[12]. Phải chờ đến cuối mùa giải, Pedrosa mới lấy lại phong độ bằng hai chiến thắng ở Nhật Bản[13] và Malaysia[14]. Cũng phải nói thêm đây là mùa giải duy nhất trong sự nghiệp mà Pedrosa không phải bỏ cuộc một chặng đua nào.

Năm 2016, Pedrosa chỉ có một lần giành chiến thắng ở GP San Marino trong giai đoạn cuối mùa giải[15]. Sau đó anh bị chấn thương ở GP Nhật Bản[16], phải nghỉ thi đấu 3 chặng đua.

Năm 2017, kết quả thi đấu của Pedrosa tốt hơn một chút. Anh hai lần giành được chiến thắng ở GP Tây Ban Nha[17] và GP Valencia[18] và xếp thứ tư chung cuộc.

Năm 2018, Pedrosa sa sút một cách thảm hại, lần đầu tiên trong sự nghiệp anh không lên được podium một lần nào. Vì thế Pedrosa đã quyết định giải nghệ sau khi mùa giải này kết thúc[19]. Sau đó anh quyết định gia nhập đội đua Red Bull KTM để làm tay đua thử xe của đội đua này[20].

Sau khi giải nghệ

Năm 2021, Pedrosa tham gia chặng đua GP Styria bằng suất đặc cách của đội đua Red Bull KTM[21]. Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp, Pedrosa không đua chính bằng xe Honda. Đầu chặng đua anh có pha ngã xe vô cùng nguy hiểm khiến cho cuộc đua phải tạm dừng. Sau khi cuộc đua diễn ra trở lại, Pedrosa đã về đích ở vị trí thứ 10.

Thống kê thành tích

Năm Giải đua Xe Đội đua Số xe Số chặng Thắng Podium Pole FLap Điểm Hạng Vô địch
2001 125cc Honda RS125 Telefónica MoviStar Junior Team 26 16 0 2 0 0 100 8th
2002 125cc Honda RS125 Telefónica MoviStar Junior Team 26 16 3 9 6 2 243 3rd
2003 125cc Honda RS125 Telefónica MoviStar Junior Team 3 14 5 6 3 3 223 1st 1
2004 250cc Honda RS250R Telefónica MoviStar Honda 250cc 26 16 7 13 4 8 317 1st 1
2005 250cc Honda RS250R Telefónica Movistar Honda 250cc 1 16 8 11 5 7 309 1st 1
2006 MotoGP Honda RC211V Repsol Honda Team 26 17 2 8 4 4 215 5th
2007 MotoGP Honda RC212V Repsol Honda Team 26 18 2 8 5 3 242 2nd
2008 MotoGP Honda RC212V Repsol Honda Team 2 17 2 11 2 2 249 3rd
2009 MotoGP Honda RC212V Repsol Honda Team 3 17 2 11 2 5 234 3rd
2010 MotoGP Honda RC212V Repsol Honda Team 26 15 4 9 4 8 245 2nd
2011 MotoGP Honda RC212V Repsol Honda Team 26 14 3 9 2 4 219 4th
2012 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 18 7 15 5 9 332 2nd
2013 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 17 3 13 2 4 300 3rd
2014 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 18 1 10 1 2 246 4th
2015 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 15 2 6 1 0 206 4th
2016 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 15 1 3 0 1 155 6th
2017 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 18 2 9 3 2 210 4th
2018 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 26 18 0 0 0 0 117 11th
2021 MotoGP KTM RC16 Red Bull KTM Factory Racing 26 1 0 0 0 0 6* 23rd*
Tổng cộng 296 54 153 49 64 4168 3

Tham khảo

  1. ^ “Pedrosa takes win and World Championship with textbook performance”. Trang chủ MotoGP.
  2. ^ “Daniel Pedrosa: 2004 250cc World Champion”. Trang chủ MotoGP.
  3. ^ “Dani Pedrosa, 2005 250cc World Champion”. Trang chủ MotoGP.
  4. ^ “Pedrosa to be examined for finger and ankle fractures in Barcelona”. Trang chủ MotoGP.
  5. ^ “Fractured collarbone for Pedrosa”. Trang chủ MotoGP.
  6. ^ “Dani Pedrosa has successful operation”. Trang chủ MotoGP.
  7. ^ “Jerez Gran Premio bwin 2013: Tuổi trẻ làm nên khác biệt”. Báo Nhân dân.
  8. ^ “Pedrosa wins drama-filled race at Le Mans”. Trang chủ MotoGP.
  9. ^ “German MotoGP: Dani Pedrosa to miss Sachsenring qualifying”. Crash.net.
  10. ^ “Kết quả chặng đua 15 cuộc đua Moto GP: Kuala Lumpur không tin vào nước mắt!”. Thể thao văn hóa.
  11. ^ “MotoGP: Pedrosa kết thúc chuỗi chiến thắng của Marquez”. Báo Nhân Dân.
  12. ^ “Dani Pedrosa delays MotoGP return”. Crash.net.
  13. ^ “MotoGP 2015 chặng 15: Tuyệt vời Dani Pedrosa”. Dân trí.
  14. ^ “Rossi và Marquez làm lu mờ chiến thắng của Pedrosa”. Dân trí.
  15. ^ “Chặng 13 MotoGP 2016: Tuyệt vời Dani Pedrosa!”. Dân trí.
  16. ^ “Dani Pedrosa gặp tai nạn kinh hoàng tại Japanese GP”. Thể thao 247.
  17. ^ “Dani Pedrosa thắng dễ tại Jerez”. Dân trí.
  18. ^ “Grand Prix Valencia 2017 – Pedrosa chiến thắng, Marquez vô địch”. Thể thao tốc độ.
  19. ^ “Đua xe MotoGP: Chấn thương hành hạ, huyền thoại 18 năm đau khổ giải nghệ”. 24h.
  20. ^ “Pedrosa to join KTM in test role”. Motorsport.
  21. ^ “Pedrosa confirmed to make wildcard appearance in Austria”. Trang chủ MotoGP.

Liên kết ngoài