Dưới đây là danh sách những người cai trị các thế chế quân chủ ở Ba Lan từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 cho đến năm 1795, từ các Công tước và Vương công (từ khoảng giữa thế kỷ 10 và 14), xen lẫn với các vị vua (khoảng từ thế kỷ 11 cho đến 18). Vào những thế kỉ cuối cùng của thời kỳ quân chủ ở Ba Lan (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18), việc lựa chọn vua chúa ở Ba Lan diễn ra thông qua việc bầu cử của một hội đồng nhất định khiến cho nước này trở thành nước có việc truyền ngôi vua đặc biệt nhất ở châu Âu khi đó.
Người cai trị đầu tiên của Ba Lan mà những nguồn sử liệu có thể kiểm chứng và xác thực đựợc là Miesko I. Ông cũng được cho là đã bắt đầu quá trình công giáo hóa Ba Lan thông qua việc chấp nhận làm lễ rửa tội vào năm 966. Người kế vị ông, Boleslaw I, bành trướng lãnh thổ Ba Lan và tự mình xưng vua vào năm 1025, qua đó trở thành vị vua đầu tiên của Ba Lan. Nhà Piast trong thời kỳ cai trị của mình có xưng vua chúa xen lẫn với xưng công tước (xen lẫn với thời kỳ cai trị của xứ Bohemia). Với cái chết của Casimir III, thời kỳ cai trị của nhà Piast đến hồi cáo chung. Nhánh Anjou của gia tộc nhà Capet tiếp nối nhà Piast cai trị Ba Lan. Sau đó, với việc kết hôn của con gái của Lajos I, Jadwiga với Jogaila, Đại Công tước xứ Litva và cũng là công tước Pagan cuối cùng của Litva. Sau khi ông làm lễ rửa tội theo truyền thống Thiên chúa giáo, Jogaila, với tên mới là Władysław II, đăng quang ngôi vua Ba Lan. Với việc Liên minh Krewo được thiết lập sau đó, liên minh cá nhân giữa Ba Lan và Litva chính thức được thành lập.
Ba Lan sau này bước vào thời kỳ hoàng kim về kinh tế, chính trị và văn hóa sau một thời gian ngắn khủng hoảng (1444 - 1447). Với việc ký kết Liên minh Lublin với Đại Công quốc Litva dưới thời Zygmunt II của Ba Lan, kỷ nguyên hoàng kim của Ba Lan kết thúc. Khi ông mất mà không có con nối dõi, Ba Lan bước vào thời kỳ quân chủ tuyển cử, với nhiều vị vua nước ngoài được bầu chọn và công nhận, ví dụ như Henri III của Pháp hay Stefan Báthory của Hungary. Nhà Vasa về sau cai trị Thịnh vương chung và đạt được nhiều thành tựu về đối nội cũng như đối ngoại, mặc dù có không ít những sai lầm về ngoại giao.
Giữa hai giai đoạn cai trị của hai gia tộc Vasa và Wettin là sự cai trị của Jan III Sobieski, một quý tộc nhà Sobieski. Ông là một vị trướng tài năng nhưng lại thất bại trong việc cải cách nền chính trị của Khối Thịnh vượng chung. Dưới thời kỳ cai trị của nhà Wettin sau đó, Khối thịnh vượng chung ngày càng phụ thuộc vào các nước lân bang như Tuyển hầu quốc Sachsen và Đế quốc Nga. Stanislaus II, vị vua cuối cùng của Khối, cố gắng cải cách Khối Thịnh vượng chung, nhưng thất bại và Liên bang Ba Lan-Litva chấm dứt sự tồn tại của mình sau hơn hai thế kỷ tồn tại.
Dưới thời kỳ chiến tranh của Napoleon, Công quốc Warszawa được thành lập và tồn tại với tư cách là một nhà nước vệ tinh của Pháp. Người cai trị duy nhất của Công quốc là Friedrich August I. Sau khi thua trận trong Chiến tranh với Nga, Nga và Phổ chiếm đóng lãnh thổ Công quốc và đến năm 1815, Công quốc chính thức bị xóa tên khỏi bản đồ châu Âu sau sự phân chia lãnh thổ nước này giữa Phổ và Nga. Sau này, khi Ba Lan được thành lập trở lại vào năm 1915, chế độ quân chủ bị bãi bỏ và nước Ba Lan lúc này quyết định theo thế chế Cộng hòa đại nghị.
Những người cai trị theo truyền thuyết
Tên
|
Xưng
|
Chân dung
|
Sinh - mất
|
Thời gian cai trị
|
Lech
|
--
|
|
Không rõ
|
Không rõ
|
Krak
|
--
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Krak II
|
--
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Lech II
|
--
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Wanda
|
--
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Leszko I
|
Công tước
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 7 - khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 7 - khoảng thế kỷ thứ 8
|
Leszko II
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Leszko III
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Popiel I
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Khoảng thế kỷ thứ 8
|
Popiel II
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 9
|
Khoảng thế kỷ thứ 9
|
Piast Thợ sửa bánh xe
|
|
Khoảng thế kỷ thứ 9
|
Khoảng thế kỷ thứ 9
|
Bán truyền thuyết
Tên
|
Xưng
|
Chân dung
|
Sinh - mất
|
Thời gian cai trị
|
Siemowit
|
Công tước
|
|
Thế kỷ thứ 9
|
Thế kỷ thứ 9
|
Lestek
|
|
Khoảng giữa năm 870 và 880 - Khoảng giữa năm 930 và 950
|
Giữa hai thế kỷ 9 và 10
|
Siemomysł
|
|
c. 900 - Khoảng giữa năm 950 và 960
|
Khoảng giữa thế kỷ thứ 10
|
Nhà Piast
Thời kỳ cát cứ (1138–1320)
Nỗ lực thống nhất Ba Lan (1295–1296)
Nhà Přemyslid
Tên
|
Xưng
|
Chân dung
|
Sinh - mất
|
Thời gian cai trị
|
Hôn nhân
|
Václav II
|
Công tước
|
|
27 tháng 9 năm 1271 - 21 tháng 6 năm 1305
|
1291 - 1300
|
Guta nhà Habsburg 24 tháng 1 năm 1285 10 người con Ryksa Elżbieta của Ba Lan 26 tháng 5 năm 1303 1 người cọn
|
Vua
|
1300 - 1305
|
Václav III (Không làm lễ đăng quang)
|
--
|
|
6 tháng 10 năm 1289 - 4 tháng 8 năm 1306
|
21 tháng 6 năm 1305 - 4 tháng 8 năm 1306
|
Wiola xứ Cieszyńska 5 tháng 10 năm 1305 Không có con
|
Nhà Piast (lần 2)
Tên
|
Xưng
|
Chân dung
|
Sinh - mất
|
Thời gian cai trị
|
Hôn nhân
|
Władysław I Władysław Lùn, Władysław Cao tới khuỷu tay
|
Vua
|
|
1260 - 2 tháng 3 năm 1333
|
20 tháng 1 năm 1320 - 2 tháng 3 năm 1333
|
Jadwiga xứ Kalisz 6 tháng 1 năm 1293 (?) 6 người con
|
Casimir III Casimir Đại đế
|
|
30 tháng 4 năm 1310 - 5 tháng 11 năm 1370
|
25 tháng 4 năm 1333 - 5 tháng 11 năm 1370
|
Aldona xứ Litva 30 tháng 4/16 tháng 10 năm 1325 2 người con Adelheid xứ Hessen 29 tháng 9 năm 1341 Không có con Krystyna Rokiczana Sau tháng 5 năm 1356 Không có con Hedwig xứ Sagan c. 1365 3 người con
|
Nhà Anjou
Tên
|
Xưng
|
Chân dung
|
Sinh - mất
|
Thời gian cai trị
|
Hôn nhân
|
Ludwik
|
Vua
|
|
5 tháng 3 năm 1326 - 10 tháng 9 năm 1382
|
17 tháng 11 năm 1370 - 10 tháng 9 năm 1382
|
Margarethe xứ Bohemia Giữa năm 1342 và 1345 Không có con
Elizabeta xứ Bosnia c. 20 tháng 6 năm 1353 3 người con
|
Jadwiga
|
Nữ vương
|
|
18 tháng 2 năm 1374 - 17 tháng 7 năm 1399
|
16 tháng 10 năm 1384 - 17 tháng 7 năm 1399
|
Władysław II Jagiełło 18 tháng 2 năm 1386 1 người con
|
Nhà Jagiellon
Tên
|
Xưng
|
Chân dung
|
Sinh - mất
|
Thời gian cai trị
|
Hôn nhân
|
Jagiełło
|
Vua
|
|
c. 1352/1362 - 1 tháng 6 năm 1434
|
4 tháng 3 năm 1386 - 1 tháng 6 năm 1434
|
Jadwiga của Ba Lan 18 tháng 2 năm 1836 1 người con
Anna xứ Celje 29 tháng 1 năm 1402 1 người con
Elizabeth Granowska 2 tháng 5 năm 1417 5 đứa con (?)
Sofija nhà Alšėniškė 7/24 tháng 2 năm 1422 3 người con
|
Władysław III
|
|
31 tháng 10 năm 1424 - 10 tháng 11 năm 1444
|
25 tháng 7 năm 1434 - 10 tháng 11 năm 1444
|
Không kết hôn
|
Kazimierz IV
|
|
30 tháng 11 năm 1427 - 7 tháng 6 năm 1492
|
25 tháng 6 năm 1447 - 7 tháng 6 năm 1492
|
Elisabeth của Áo 10 tháng 2 năm 1454 13 người con
|
Jan I Jan Olbracht
|
|
27 tháng 12 năm 1459 - 17 tháng 6 năm 1501
|
23 tháng 9 năm 1492 - 17 tháng 6 năm 1501
|
Không kết hôn
|
Aleksander
|
|
5 tháng 8 năm 1461 - 19 tháng 8 năm 1506
|
12 tháng 11 năm 1501 - 19 tháng 8 năm 1506
|
Elena của Moskva 15 tháng 2 năm 1495 Không có con
|
Zygmunt I Zygmunt Cha
|
|
1 tháng 1 năm 1467 - 1 tháng 4 năm 1548
|
8 tháng 12 năm 1506 - 1 tháng 4 năm 1548
|
Barbora Zápolská 8 tháng 2 năm 1512 2 người con
Bona Sforza 18 tháng 4 năm 1518 7 người con
|
Zygmunt II Zygmunt August
|
|
1 tháng 8 năm 1520 - 7 tháng 7 năm 1572
|
1 tháng 4 năm 1548 - 7 tháng 7 năm 1572
|
Elisabeth của Áo 5 tháng 5 năm 1543 Không có con
Barbara Radziwiłłówna 1547 Không có con
Katharina của Áo 30 tháng 7 năm 1553 Không có con
|
Thịnh vượng chung Ba Lan - Litva
Công quốc Warszawa
Những người yêu sách với ngai vàng Ba Lan
Không được hội đồng bầu cử chấp thuận
Cước chú
- ^ Kể từ năm 1574
- ^ Không được viết tắt cũng như sử dụng các từ viết tắt chữ cái đầu tiên
- ^ Từ thế kỷ 17 trở về sau, Ba Lan còn được biết đến với cái tên Cộng hòa Đại bình yên Ba Lan (Tiếng Ba Lan: Najjaśniejsza Rzeczpospolita Polska, Tiếng Latin: Serenissima Res Publica Poloniae).
Tham khảo
- Duczmal M., Jagiellonowie. Leksykon biograficzny, Kraków 1996.
- Dybkowska A., Żaryn J., Żaryn M., Polskie dzieje. Od czasów najdawniejszych po współczesność, wyd. 2, Warszawa 1995. ISBN 83-01-11870-9
- Gierowski J.A., Rzeczpospolita w dobie złotej wolności (1648–1763), Kraków 2001. ISBN 83-85719-56-3
- Grodziski S., Polska w czasach przełomu (1764–1815), Kraków 2001. ISBN 83-85719-45-8
- Grodziski S., Porównawcza historia ustrojów państwowych, Kraków 1998. ISBN 83-7052-840-6
- Grzybowski S., Dzieje Polski i Litwy (1506–1648), Kraków 2000. ISBN 83-85719-48-2
- Morby J.E., Dynastie świata. Przewodnik chronologiczny i genealogiczny, Kraków 1995, s. 261–263. ISBN 83-7006-263-6
- Wyrozumski J., Dzieje Polski piastowskiej (VIII w.-1370), Kraków 1999. ISBN 83-85719-38-5
- Zientara B., Henryk Brodaty i jego czasy, wyd. 2, Warszawa 1997.
Liên kết ngoài