Đây là danh sách các chiến lược quân sự cùng một số thuật ngữ và khái niệm quân sự khác. Sự sắp xếp theo hệ thống chỉ có tính tương đối. Danh sách liệt kê chủ yếu theo thứ tự của bảng chữ cái.
Mỗi chiến lược thậm chí có thể trùng lắp như một chiến thuật. Ví dụ, phản công vừa là chiến thuật vừa là chiến lược, hoạt động này vừa diễn ra ở mức độ một trận đánh vừa thuộc mức cao hơn như chiến sự trên một mặt trận.[a] Một ví dụ khác, việc khai thác điều kiện tự nhiên có thể xem là hoạt động vừa có tính chiến thuật hoặc vừa có tính chiến lược, việc khai thác đó vừa là lợi thế của một người lính hay một đơn vị nhỏ, cũng là lợi thế của cả một đơn vị quân sự quy mô lớn, lợi thế không chỉ trong một trận đánh mà cả cuộc chiến tranh.[b]
Danh sách này chỉ có tính liệt kê, không diễn giải sự liên quan, kết nối hay chồng lấn của các khái niệm. Mỗi nội dung của danh sách nên được hiểu một cách độc lập với nhau.
Đánh hậu phương: là chiến lược tấn công tương tự việc tấn công đường hậu cần, nhưng thay vì tấn công hậu cần để ngăn chặn đường cung cấp hay kho tàng của quân đối phương, hình thức tấn công này gây thiệt hại trực tiếp đến cơ sở sản xuất nguồn lực của đối phương. Trong chiến tranh Việt Nam khi không thể ngăn chặn Đường mòn Hồ Chí Minh, không quân Mỹ chuyển sang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
Chiến tranh từng bước: năm 1927, thủ tướng Tanaka Giichi đệ trình Thiên hoàng kế hoạch bá chủ thế giới 4 bước: Bước 1, chiếm Mãn Châu. Bước 2, chiếm Trung Quốc. Bước 3, chiếm Châu Á. Bước 4, chiếm thế giới.[5]
Leo thang chiến tranh: đây là khái niệm chỉ sự từng bước gia tăng quân sự của Mỹ tại Việt Nam, trong chiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh tăng cường: Trong tình hình chiến tranh ở Iraq, sự tăng cường đề cập đến sự gia tăng số lượng binh sĩ Mỹ trong năm 2007 của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nhằm tăng cường an ninh cho Thủ đô Baghdad và Al Anbar.[6] Sự tăng cường được phát triển dưới khẩu hiệu "Con đường mới phía trước" và được Bush công bố vào tháng 1 năm 2007 trong một bài phát biểu trên truyền hình.[7][8] Bush ra lệnh triển khai hơn 20.000 binh sĩ đến Iraq (năm lữ đoàn bổ sung) và gửi phần lớn họ vào Baghdad.[7]
Phòng thủ chuỗi: là một hệ thống các điểm, cụm điểm quân sự kéo dài theo một hướng nhất định, có vị trí cách xa nhau một cách rời rạc nhưng có khả năng phối hợp đồng bộ trong quá trình phản ứng phòng vệ hoặc chuyển sang tác chiến tấn công.
Hệ thống phòng thủ của Đế quốc Nhật Bản ở các đảo và quần đảo Tây Thái Bình Dương trong Thế chiến II
Phòng thủ tuyến: là việc tổ chức, bố trí công trình quân sự, vũ khí và lực lượng theo một tuyến dài để bảo vệ một khu vực rộng lớn. Trong lịch sử chiến tranh có một số tuyến phòng thủ quân sự nổi bật:
Tường thành Hadrian: được xây dựng để ngăn quân La Mã tiến lên phía bắc đảo Anh.
Vạn Lý Trường Thành: được người Trung Quốc xây dựng để ngăn quân du mục từ phía bắc xâm nhập.
Phòng tuyến sông Như Nguyệt: dòng sông như tuyến phòng thủ tự nhiên kết hợp với các công sự mà quân Đại Việt sử dụng để chặn quân Tống.
Tuyến Anpơ: là tuyến tự nhiên trên phần nam dãy núi cao Anpơ kết hợp với công sự, quân Pháp dùng ngăn sự xâm nhập của quân Ý vào lãnh thổ Pháp, năm 1940.
Sự hiện diện của Hải quân hoàng gia Anh trên eo biển Anh: đôi khi cũng được xem là một tuyến phòng thủ.
Đánh hậu cần:[12] là hoạt động quân sự tập trung tấn công vào đường hậu cần quân sự của quân đội đối phương, hoặc các cơ sở kho tàng dự trữ, đặc biệt là các kho tàng cung ứng gần chiến trường, nhằm cắt đứt khả năng tiếp tế cho quân đội của họ đang chiến đấu ở chiến tuyến. Hoạt động này không chỉ phá hủy vật chất mà còn gây tổn thất nhân mạng cho các lực lượng chuyên nhiệm vụ hậu cần của đối phương.
^President George W. Bush (10 tháng 1 năm 2007). “Fact Sheet: The New Way Forward in Iraq”. Office of the Press Secretary. After talking to some Afghan leaders, it was said that the Iran's would be revolting if more troops were to be sent to Iran.