Nguyên thủ quốc gia Belarus là người đứng đầu nhà nước Belarus hiện đại, bao gồm cả Cộng hòa Nhân dân Belarus độc lập, Byelorussia Xô viết, nước cộng hòa thuộc Liên Xô và cuối cùng là tư cách quốc gia độc lập có chủ quyền.
Cột đầu tiên được tô màu nhằm phân biệt xu hướng chính trị của nhân vật cộng với thông tin tham khảo tại cột Đảng phái. Cột Đảng phái cũng bao gồm cả phi đảng phái (độc lập). Để thuận tiện, danh sách này được chia thành các giai đoạn đã được chấp nhận trong lịch sử Belarus. Mỗi phần đều có đoạn mở đầu để mô tả đặc điểm đời sống chính trị giai đoạn ấy.
Cộng hòa Nhân dân Belarus (1918)
Tháng 2 năm 1917, Đại hội Toàn Belarus lần thứ nhất tổ chức tại Minsk đưa ra ý tưởng thành lập nhà nước riêng của người Belarus. Rada Belarus kêu gọi chiến tranh chống lại phe xô viết được thành lập sau Cách mạng Tháng Mười ở Minsk cũng như yêu sách một Belarus độc lập trong Cộng hòa Nga. Phái đoàn mặt trận Tây Belorussia giải tán đại hội. Tháng 2 năm 1918, Đức chiếm đóng phần lớn Belarus trong Chiến dịch Faustschlag, quân xô biết rút khỏi Minsk. Ngày 21 tháng 2, ban chấp hành rada Đại hội Toàn Belarus tuyên bố thẩm quyền tạm thời trên toàn bộ vùng chiếm đóng. Ngày 9 tháng 3, Cộng hòa Nhân dân Belarus (tiếng Belarus: Беларуская Народная Рэспубліка; БНР - BNR) được tuyên bố thành lập và ra tuyên ngôn độc lập ngày 25 tháng 3 (nhưng không được Đức công nhận). Ngày 11 tháng 10, hiến pháp lâm thời được phê chuẩn. Tuy vậy, sau khi Đức bại trận, quân xô viết tái chiếm và giải tán Rada BNR ngày 10 tháng 12. Ngày 13 tháng 12 năm 1919, khi Ba Lan chiếm đóng, rada được khôi phục tại Minsk. Cuối cùng đến 11 tháng 7 năm 1920, Hồng quân tiến vào và lại giải tán rada. Kể từ đó, rada trở thành chính phủ lưu vong.[2]
Byelorussia Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa (1919–1927)
Dựa trên Tuyên ngôn về Quyền các dân tộc Nga ngày 2 tháng 11 năm 1917, Hội nghị khu Tây Bắc VI Đảng cộng sản tổ chức ngày 30-31 tháng 12 năm 1918 tại Smolensk đã nghị quyết thành lập một nước cộng hòa Belarus nằm trong liên bang Xô viết. Ngày 1 tháng 1 năm 1919, chính quyền cách mạng công nông lâm thời đã ra tuyên ngôn thành lập Byelorussia Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa (tiếng Belarus: Сацыялістычная Савецкая Рэспубліка Беларусь) thuộc Nga Xô viết với thủ đô là Minsk. Ngày 31 tháng 1, Byelorussia ra khỏi nước Nga Xô viết. Ngày 27 tháng 2, Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản cho sáp nhập Byelorussia và Litva thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva–Byelorussia. Ngày 1 tháng 9, Ba Lan chiếm đóng hầu hết lãnh thổ Belarus, chính quyền chạy về Smolensk. Ngày 31 tháng 7 năm 1920, Hồng quân giải phóng Minsk và thông qua việc thành lập Belarus Xô viết có chủ quyền lần nữa. Sau chiến tranh Liên Xô-Ba Lan, lãnh thổ Tây Belarus đã được nhượng lại cho Ba Lan. Ngày 29 tháng 12 năm 1922, Belarus cùng Nga Xô viết, Ukraina Xô viết và Ngoại Kavkaz Xô viết ký Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô, có hiệu lực ngay ngày hôm sau.[5][6] Tháng 4 năm 1927, Belarus thông qua hiến pháp xác nhận tên gọi chính thức là Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia.[7]
Chủ tịch quân ủy cách mạng Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Ваенна-рэвалюцыйнага камітэта Сацыялістычнай Савецкай Рэспублікі Беларусь
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Цэнтральнага Выканаўчага Камітэта Сацыялістычнай Савецкай Рэспублікі Беларусь
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Xô viết Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Цэнтральнага Выканаўчага Камітэта Беларускай Сацыялістычнай Савецкай Рэспублікі
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia (1936–1991) thuộc Liên Xô
Tháng 2 năm 1937, tại Đại hội Xô viết toàn Belarus lần thứ XII, hiến pháp nước cộng hòa đã được thông qua, Xô viết tối cao nhiệm kỳ 4 năm trở thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Belarus.[14]
Ngày 27 tháng 7 năm 1991, Xô viết tối cao họp lại ra Tuyên bố về chủ quyền nhà nước. Tháng 8 năm 1991, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Byelorussia ủng hộ đảo chính của Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp ở Moskva. Ngày 25 tháng 8, Xô viết tối cao đình chỉ hoạt động của Đảng cộng sản, và ra tuyên bố độc lập cho Belarus cùng ngày.[5][6]
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Цэнтральнага Выканаўчага Камітэта Беларускай Савецкай Сацыялістычнай Рэспублікі
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Цэнтральнага Выканаўчага Камітэта Беларускай Савецкай Сацыялістычнай Рэспублікі
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Прэзідыума Вярхоўнага Савета Беларускай Савецкай Сацыялістычнай Рэспублікі
Chủ tịch Hội đồng tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Вярхоўнага Савета Беларускай Сацыялістычнай Савецкай Рэспублікі
Cộng hòa Belarus (1991–nay)
Ngày 25 tháng 8, Hội đồng tối cao tuyên bố độc lập và ngày 19 tháng 9 đổi tên đất nước thành Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь). Đến tháng 7 năm 1994, Belarus tổ chức bầu cử và Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka được bầu làm tổng thống.[5][6] Ngày 3 tháng 1 năm 2024, Lukašenka ký ban hành luật tổng thống sửa đổi theo Hiến pháp sửa đổi năm 2023 quy định tổng thống không được nắm quyền hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp, áp dụng từ nhiệm kỳ tới.[26]
Chủ tịch Hội đồng tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia tiếng Belarus: Старшыня Вярхоўнага Савета Беларускай Савецкай Сацыялістычнай Рэспублікі
^“Мясников (Мясникян) Александр Фёдорович”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^“Стакун Михаил Осипович”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^“Наталевич Никифор Яковлевич”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^“Козлов Василий Иванович”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^ abc“Сурганов Фёдор Анисимович”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^“Притыцкий Сергей Осипович”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^“Климов Иван Фролович”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
^“Лобанок Владимир Елисеевич”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
^“Поляков Иван Евтеевич”. Справочник по истории Коммунистической партии и Советского Союза 1898 - 1991 (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
^Борисёнок, Ю. А. (10 tháng 4 năm 2023), “Шушкевич Станислав Станиславович”, Большой российской энциклопедии (bằng tiếng Nga), lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2024, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024
Ю́рий Серге́евич О́сипов biên tập (2004). Большая российская энциклопедия [Đại bách khoa toàn thư Nga] (bằng tiếng Nga). М.: Большая российская энциклопедия.
Paškoŭ, Генадзь Пятровіч Пашкоў biên tập (2002). Беларуская энцыклапедыя: У 18 т. [Bách khoa thư Belarus: 18 tập] (bằng tiếng Belarus). Т. 15: Следавікі — Трыо. Мн.: БелЭн. ISBN985-11-0251-2.
Visuotinė lietuvių enciklopedija [Bách khoa thư Litva phổ quát] (bằng tiếng Litva). Vilnius: Mokslo ir enciklopedijų leidybos centras. 2001.
Белорусская советская энциклопедия [Bách khoa thư Belorussia Xô viết] (bằng tiếng Nga). 5. Мн.: Белорусская энциклопедия имени Петруся Бровки. 1982.
Ivkin, Ивкин В. И (1999). “Биографические справки”. Государственная власть СССР. Высшие органы власти и управления и их руководители, 1923—1991 гг. Историко-биографический справочник [Quyền lực nhà nước Liên Xô. Cơ quan công quyền hành chính tối cao và các lãnh đạo, 1923-1991. Sách tham khảo lịch sử và tiểu sử] (bằng tiếng Nga). М.: РОССПЭН. ISBN978-5-8243-0014-7.
Kuznecov, Д. В. Кузнецов (2015a). “СССР, 1922-1936 гг.”. Советские конституции. Хрестоматия. В 4 частях [Hiến pháp Liên Xô. Hợp tuyển. 4 bộ] (bằng tiếng Nga). 2. Благовещенск: Благовещенский государственный педагогический университет.
Kuznecov, Д. В. Кузнецов (2015b). “СССР, 1936—1977 гг.”. Советские конституции. Хрестоматия. В 4 частях [Hiến pháp Liên Xô. Hợp tuyển. 4 bộ] (bằng tiếng Nga). 3. Благовещенск: Благовещенский государственный педагогический университет.
Torkunov, Анатолий Васильевич Торкунов (2012). “Белоруссия”. Политические системы современных государств: Энциклопедический справочник в четырёх томах [Hệ thống chính trị của các quốc gia hiện đại: Bộ bốn tập sách bách khoa tham khảo] (bằng tiếng Nga). М.: Аспект Пресс. ISBN978-5-7567-0666-6.