Danh sách di sản thế giới tại Argentina

Vị trí các di sản thế giới tại Argentina.
Di sản văn hóa, tiêu chí từ (i) tới (vi)
Di sản thiên nhiên, tiêu chí từ (vii) tới (x)
Các phần của di sản văn hóa thế giới Đường bộ Inca

Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO là nơi có tầm quan trọng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên được mô tả trong Công ước Di sản thế giới của UNESCO được công bố vào năm 1972.[1] Argentina phê chuẩn Công ước Di sản thế giới vào ngày 23 tháng 8 năm 1978, làm cho di tích của nó đủ điều kiện để đưa vào danh sách.[2]

Argentina có di sản đầu tiên tại kỳ họp thứ năm của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Sydney, Australia vào tháng 10 năm 1981. Trong kỳ họp đó, vườn quốc gia Los Glaciares đã được ghi vào danh sách di sản thế giới.[3] Trong khi đó, di sản mới nhất được thêm vào danh sách là Vườn quốc gia Los Alerces được thêm vào danh sách năm 2017. Tính đến năm 2017, Argentina đã có 2 di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại,[4] 11 di sản thế giới, trong đó có 6 địa điểm văn hóa và 5 địa điểm tự nhiên.[2]

Argentina có 3 di sản xuyên quốc gia: đó là Khu phế tích dòng Tên ở Guaranis: San Ignacio Miní, Santa Ana, Nuestra Señora de LoretoSanta María la Mayor (chung với Brazil); Mạng lưới đường bộ Inca (chung với Colombia, Ecuador, Peru, ChileBolivia) và Nhà Curutchet, một phần của di sản Tác phẩm kiến ​​trúc của Le Corbusier (chung với Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, ĐứcThụy Sĩ).

Ngoài ra, Argentina cũng có 6 di sản dự kiến để xét công nhận trong tương lai.

Danh sách

Tên: Tên chính theo danh sách của Ủy ban Di sản thế giới.
Vị trí: Tỉnh có di sản này. Nếu là di sản xuyên quốc gia thì các quốc gia khác sẽ được liệt kê.
Tọa độ: Tọa độ địa lý của di sản
Năm công nhận: Năm và kỳ họp di sản được thêm vào danh sách
Tiêu chí: Các tiêu chí được liệt kê bởi Ủy ban Di sản thế giới: từ (i) đến (vi) là di sản văn hóa, còn (vii) tới (x) là di sản thiên nhiên.
Mô tả: mô tả ngắn gọn về địa điểm được liệt kê bởi Ủy ban Di sản thế giới
ID: Số tham chiếu trên trang chính của UNESCO
  ‡ Di sản xuyên quốc gia
Tên Hình ảnh Vị trí Tọa độ Năm công nhận Tiêu chí Mô tả ID Tham khảo
Vườn quốc gia Los Glaciares Perito Moreno Glacier Santa Cruz 49°59′N 73°08′T / 49,99°N 73,14°T / -49.99; -73.14 1981
(Kỳ họp 5)
Thiên nhiên
(vii) (viii)
Vườn Quốc gia Los Glaciares là một khu vực có vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt, với những ngọn núi gồ ghề cao và hồ, sông băng, bao gồm cả hồ Argentino dài 160 km. Ở điểm cuối của nó, nơi ba sông băng gặp nhau đổ ra hồ, là nơi có những tảng băng trôi khổng lồ vỡ ra hồ vô cùng ấn tượng. 145 [5]
Khu truyền giáo của dòng Tên ở Guarani: Các phế tích ở San Ignacio Mini, Santa Ana, Nuestra Señora de LoretoSanta María la Mayor San Ignacio Miní Misiones[a] 27°15′18″N 55°31′52″T / 27,255°N 55,531°T / -27.255; -55.531
27°23′28″N 55°34′52″T / 27,391°N 55,581°T / -27.391; -55.581
27°19′59″N 55°31′01″T / 27,333°N 55,517°T / -27.333; -55.517
27°53′20″N 55°20′42″T / 27,889°N 55,345°T / -27.889; -55.345
1984[b]
(Kỳ họp 8)
Văn hóa
(iv)
Các phế tích San Ignacio Miní, Santa Ana, Nuestra Señora de LoretoSanta María la Mayor tại Argentina, nằm ở trung tâm của một khu rừng nhiệt đới. Đây là những di tích ấn tượng của năm phái đoàn dòng Tên, được xây dựng trên đất của người Guaraní trong thế kỷ 17 và 18. Mỗi một phế tích được đặc trưng bởi một cách bố trí cụ thể và một trạng thái bảo tồn khác nhau. 291-002
291-003
291-004
291-005
[8]
Vườn quốc gia Iguazú Iguazu Falls Misiones 25°38′N 54°20′T / 25,64°N 54,34°T / -25.64; -54.34 1984
(Kỳ họp 8)
Thiên nhiên
(vii) (x)
Thác nước hình bán nguyệt nằm ở trung tâm của vườn quốc gia này cao khoảng 80 mét (260 ft) và đường kính là 2.700 mét (8.900 ft), nằm trên biên giới giữa Argentina và Brazil. Đây là một trong những thác nước ngoạn mục nhất trên thế giới. Ngoài ra, tại đây còn có các cánh rừng cận nhiệt đới với hơn 2.000 loài thực vật bậc cao và là quê hương của động vật hoang dã đặc trưng của khu vực: Heo vòi, Thú ăn kiến khổng lồ, Khỉ rú, Mèo gấm Ocelot, báo đốmCá sấu Caiman. 303 [9]
Cueva de las Manos, Río Pinturas Cueva de las Manos Santa Cruz 47°09′N 70°39′T / 47,15°N 70,65°T / -47.15; -70.65 1999
(Kỳ họp 23)
Văn hóa
(iii)
Cueva de las Manos, Río Pinturas, có chứa một tập hợp đặc biệt của các hang động nghệ thuật, được hình thành giữa 13.000 và 9.500 năm trước. Tên của nó (có nghĩa là hang động bàn tay) là các phác thảo của con người trong hang động, nhưng cũng có nhiều miêu tả động vật, chẳng hạn như loài Lạc đà Guanaco vẫn thường được tìm thấy trong khu vực, cũng như những cảnh săn bắn. Những người tạo ra những bức tranh này có thể là tổ tiên của cộng đồng săn bắn hái lượm lịch sử của Patagonia được tìm thấy bởi những người định cư từ châu Âu vào thế kỷ 19. 936 [10]
Bán đảo Valdés South American sea lion Chubut 42°29′N 63°55′T / 42,48°N 63,91°T / -42.48; -63.91 1999
(Kỳ họp 23)
Thiên nhiên
(x)
Bán đảo Valdés ở Patagonia là một địa điểm có tầm quan trọng toàn cầu đối với việc bảo tồn các loài động vật biển. Đó là nhà của nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm Cá voi trơn phương nam, Hải tượng phương nam, Sư tử biển Nam Mỹ. Loài Cá voi sát thủ tại khu vực này đã phát triển một chiến lược săn mồi độc đáo để thích nghi với điều kiện ven biển tại đây. 937 [11]
Ischigualasto / Công viên tự nhiên Talampaya Ischigualasto 29°59′N 67°59′T / 29,98°N 67,98°T / -29.98; -67.98 2000
(Kỳ họp 24)
Thiên nhiên
(viii)
Hai công viên liền kề này trải dài trên 275.300 ha (680.000 mẫu Anh) ở vùng sa mạc nằm ở biên giới phía tây của khu vực Sierpe Pampeanas ở trung tâm Argentina, chứa đựng hóa thạch lục địa hoàn chỉnh nhất được biết đến từ Kỷ Trias (245-208). Sáu cấu trúc địa chất trong các công viên có chứa hóa thạch của một loạt các tổ tiên của nhiều loài động vật có vú, khủng long và thực vật cho thấy sự tiến hoá của động vật có xương sống và bản chất của môi trường sống trong giai đoạn Trias. 966 [12]
Ô đất và Nơi cư trú dòng Tên tại Córdoba Alta Gracia Estancia Córdoba 31°25′06″N 64°11′14″T / 31,4183°N 64,1872°T / -31.4183; -64.1872
31°39′28″N 64°26′06″T / 31,6577°N 64,435°T / -31.6577; -64.4350
30°58′13″N 64°05′51″T / 30,9702°N 64,0974°T / -30.9702; -64.0974
30°52′11″N 64°14′02″T / 30,8698°N 64,2338°T / -30.8698; -64.2338
30°59′17″N 64°06′22″T / 30,9881°N 64,106°T / -30.9881; -64.1060
31°05′52″N 64°51′19″T / 31,0978°N 64,8554°T / -31.0978; -64.8554
2000
(Kỳ họp 24)
Văn hóa
(ii) (iv)
Ô đất và Nơi cư trú dòng Tên tại Córdoba bao gồm các tòa nhà cốt lõi của hệ thống truyền giáo Dòng Tên bao gồm trường đại học, nhà thờ, nơi ở và trường trung học cùng nhiều tòa nhà tôn giáo khác minh hoạ cuộc sống tôn giáo, xã hội và kinh tế duy nhất được thực hiện trên thế giới trong suốt hơn 150 năm vào thế kỷ 17 và 18. 995-001
995-002
995-003
995-004
995-005
995-006
[13]
Quebrada de Humahuaca Cerro de los Siete Colores Jujuy 23°35′N 65°25′T / 23,59°N 65,41°T / -23.59; -65.41 2003
(Kỳ họp 27)
Văn hóa
(ii) (iv) (v)
Quebrada de Humahuaca nằm trên con đường của một tuyến đường văn hoá lớn, Mạng lưới đường bộ Inca. Nó nằm dọc theo thung lũng ngoạn mục của sông Rio Grande, bắt nguồn từ cao nguyên khô cằn của vùng núi Andes đến chỗ hợp lưu với sông Rio Leone khoảng 150 km (93 dặm) về phía nam. Các thung lũng cho thấy bằng chứng đáng kể việc sử dụng nó như một tuyến đường thương mại lớn trong 10.000 năm qua. Nơi này có dấu vết rõ ràng của cộng đồng săn bắn hái lượm thời tiền sử, của đế chế Inca (15 đến thế kỷ 16) và của cuộc chiến giành độc lập trong thế kỷ 19 và 20. 1116 [14]
Qhapaq Ñan, Hệ thống đường Andes‡ Andean Road System 23°22′0″N 64°58′0″T / 23,36667°N 64,96667°T / -23.36667; -64.96667
24°27′10″N 65°57′40″T / 24,45278°N 65,96111°T / -24.45278; -65.96111
24°35′35″N 66°02′7″T / 24,59306°N 66,03528°T / -24.59306; -66.03528
24°49′59″N 66°9′0″T / 24,83306°N 66,15°T / -24.83306; -66.15000
24°42′59″N 68°31′30″T / 24,71639°N 68,525°T / -24.71639; -68.52500
27°10′48″N 66°0′27″T / 27,18°N 66,0075°T / -27.18000; -66.00750
27°42′30″N 66°0′0″T / 27,70833°N 66°T / -27.70833; -66.00000
28°52′30″N 67°56′30″T / 28,875°N 67,94167°T / -28.87500; -67.94167
30°3′0″N 69°10′30″T / 30,05°N 69,175°T / -30.05000; -69.17500
29°5′30″N 69°20′30″T / 29,09167°N 69,34167°T / -29.09167; -69.34167
32°6′0″N 69°21′59″T / 32,1°N 69,36639°T / -32.10000; -69.36639
32°36′20″N 69°28′10″T / 32,60556°N 69,46944°T / -32.60556; -69.46944
32°49′35″N 69°54′40″T / 32,82639°N 69,91111°T / -32.82639; -69.91111
2014
(Kỳ họp 38)
Văn hóa
(ii) (iii) (iv) (vi)
Đây là một mạng lưới thông tin liên lạc, thương mại và bảo vệ trên bộ của người Inca với tổng chiều dài 30.000 km (19.000 dặm). Được xây dựng bởi những người Inca trong nhiều thế kỷ và một phần dựa vào cơ sở hạ tầng tiền Inca, mạng lưới đặc biệt này thông qua một trong những khu vực địa lý khắc nghiệt nhất thế giới, giúp kết nối các đỉnh núi phủ tuyết của dãy núi Andes ở độ cao hơn 6.000 m (20.000 ft) cho tới bờ biển, chạy qua những khu rừng nhiệt đới nóng, thung lũng màu mỡ hay kể cả là sa mạc. Nó đã mở rộng tối đa vào thế kỷ 15, khi Hệ thống đường Andes bao gồm 273 địa điểm thành phần trải rộng trên 6.000 km (3.700 dặm) được lựa chọn để làm nổi bật thành tựu về xã hội, chính trị, kiến ​​trúc và kỹ thuật xây dựng, cùng với cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại, nhà ở và kho cất giữ, cũng như các địa điểm có ý nghĩa tôn giáo. 1459-001
1459-002
1459-003
1459-004
1459-005
1459-006
1459-007
1459-008
1459-009
1459-010
1459-011
1459-012
1459-013
[15]
Các tác phẩm của Le Corbusier, một đóng góp nổi bật cho phong trào hiện đại Curutchet House Buenos Aires[d] 34°54′41″N 57°56′30″T / 34,911394°N 57,941739°T / -34.911394; -57.941739 2016
(Kỳ họp 40)
Văn hóa
(i) (ii) (vi)
Được lựa chọn từ tác phẩm của Le Corbusier, 17 địa điểm là các tài sản nối tiếp xuyên này trên 7 quốc gia là một lời chứng thực cho việc phát minh ra một ngôn ngữ kiến ​​trúc mới đã phá vỡ quá khứ. Tổ hợp Capitole tại Chandigarh (Ấn Độ), Bảo tàng Quốc gia Mỹ thuật phương Tây, Tokyo (Nhật Bản), Nhà Curutchet tại La Plata (Argentina) và Chung cư Unité tại Marseille (Pháp) phản ánh các giải pháp mà các phong trào kiến trúc hiện đại tìm cách áp dụng vào thế kỷ 20 đối với những thách thức trong việc phát minh ra các kỹ thuật kiến ​​trúc mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Những kiệt tác của thiên tài sáng tạo này cũng chứng thực cho việc quốc tế hóa thực tiễn kiến ​​trúc trên khắp hành tinh. 1321-011 [16]
Vườn quốc gia Los Alerces Futalaufquen Lake Chubut 42°52′N 71°52′T / 42,87°N 71,87°T / -42.87; -71.87 2017
(Kỳ họp 41)
Thiên nhiên
(vii) (x)
Vườn quốc gia Los Alerces nằm ở dãy núi Andes thuộc miền bắc Patagonia và có ranh giới phía tây trùng với biên giới với Chilê. Các sông băng đã tạo ra cảnh quan ngoạn mục trong khu vực. Thảm thực vật bị chi phối bởi các khu rừng ôn đới dày đặc, và các đồng cỏ núi cao. Vườn quốc gia này là tài sản quan trọng cho việc bảo vệ những cánh rừng Patagonia nguyên sơ cuối cùng và là môi trường sống đối với một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 1526 [17]

Danh sách dự kiến

Ngoài các địa điểm được công nhận thì mỗi quốc gia thành viên cũng có thể xem xét để duy trì số lượng các di sản dự kiến. Một địa điểm chỉ được xét công nhận Di sản thế giới nếu trước đó nó đã nằm trong danh sách dự kiến.[18] Dưới đây là các di sản dự kiến tại Argentina tính đến hết ngày 31 tháng 1 năm 2018:[19]

Ghi chú

  1. ^ Chung với Brazil.
  2. ^ Năm 1984 phế tích São Miguel das Missões của Brazil được thêm vào danh sách, mở rộng từ di sản được công nhận năm 1983 bao gồm San Ignacio Mini, Santa Ana, Nuestra Señora de Loreto và Santa Maria Mayor, để trở thành một di sản xuyên quốc gia.[6][7]
  3. ^ Chung với Bolivia, Chile, Colombia, EcuadorPeru.
  4. ^ Chung với Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật BảnThụy Sĩ.

Tham khảo

  1. ^ “The World Heritage Convention”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b “Argentina”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ “WH Committee: 5th Session, Sydney 1981”. Sydney: UNESCO. 26–ngày 30 tháng 10 năm 1981. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  4. ^ “Browse the Lists of Intangible Cultural Heritage”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Los Glaciares National Park”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “WH Committee: Report of 7th Session, Florence 1983”. Florence: UNESCO. 5–ngày 9 tháng 12 năm 1983. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. ^ “WH Committee: Report of the 8th Session, Buenos Aires 1984”. Buenos Aires: UNESCO. 29 October – ngày 2 tháng 11 năm 1984. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  8. ^ “Jesuit Missions of the Guaranis: San Ignacio Mini, Santa Ana, Nuestra Señora de Loreto and Santa Maria Mayor (Argentina), Ruins of Sao Miguel das Missoes (Brazil)”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ “Iguazu National Park”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “Cueva de las Manos, Río Pinturas”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ “Península Valdés”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ “Ischigualasto / Talampaya Natural Parks”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ “Jesuit Block and Estancias of Córdoba”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  14. ^ “Quebrada de Humahuaca”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ “Qhapaq Ñan, Andean Road System”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  16. ^ “The Architectural Work of Le Corbusier, an Outstanding Contribution to the Modern Movement”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  17. ^ “Vườn quốc gia Los Alerces”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  18. ^ “Trung tâm Di sản thế giới UNESCO - Danh sách dự kiến”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  19. ^ “Trung tâm Di sản thế giới UNESCO - Danh sách dự kiến: Argentina”. Paris: UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.

Liên kết ngoài

  • Argentina at UNESCO World Heritage Convention