Dận Y

Dận Y
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1706-09-01)1 tháng 9, 1706
Mất30 tháng 6, 1755(1755-06-30) (48 tuổi)
Phối ngẫuNgạc Lặc Đặc thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Dận Y
(爱新觉罗胤禕)
Ái Tân Giác La Doãn Y
(爱新觉罗允禕)
Thụy hiệu
Giản Tĩnh Bối lặc
(简靖贝勒)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Thân mẫuTương tần

Doãn Y (tiếng Mãn: ᠶᡡᠨ ᡳ, Möllendorff: Yūn i, chữ Hán: 允禕, 1 tháng 9 năm 170630 tháng 6 năm 1755), Ái Tân Giác La, là người con thứ 20 sống đến tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Tiểu sử

Hoàng tử Doãn Y nguyên danh là Dận Y (tiếng Mãn: ᡳᠨ ᡳ, Möllendorff: In i, chữ Hán: 胤禕), sinh ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 45 (1706), mẹ là Thứ phi Cao thị tức Tương tần. Từ năm Khang Hi thứ 55 (1716) đến năm 61 (1722), suốt 7 năm ông thường xuyên theo Khang Hi tuần du tái ngoại, có khi thì đến bãi săn Mộc Lan săn bắn, có khi lại đến ngoại ô kinh thành dạo chơi. Sau khi Ung Chính lên ngôi, ông đổi tên thành Doãn Y để tránh kỵ huý.

Năm Ung Chính thứ 4 (1726), tháng 5, ông được phong Cố Sơn Bối tử cùng lúc với Hoàng thập ngũ tử Dận Vu được phong Đa La Bối lặc. Năm thứ 8 (1730), tháng 2, tấn phong Đa La Bối lặc.[1] Năm thứ 12 (1734), tháng 8, Ung Chính Đế vì hai lần phái ông tế lăng đều bị ông lấy cớ bệnh từ chối. Vì vậy liền báo cho Tông nhân phủ cách đi tước vị Bối lặc của ông, hàng xuống Phụ quốc công. Cùng bị phạt với ông còn có cháu trai Hoằng Xuân (trưởng tử của Tuân Cần Quận vương Dận Trinh).[2]

Năm thứ 13 (1735), tháng 8, Ung Chính Đế qua đời, linh cữu quàn tại Càn Thanh cung, ông không được phép hành lễ trong nội điện. "Càn Long thực lục" có ghi chép lại: "Dụ: Hoằng Chí, Hoằng Hiểu, Hoằng Cảnh, Hoằng Giao,[3] Hoằng Phổ, đều là Hoàng khảo quyến ái giáo dưỡng. Không phải chư vương ở ngoài khác có thể so sánh. Mỗi ngày vào giờ cung hiến, cùng với chư Vương tiến vào nội điện. Công Doãn Y, Doãn Kỳ, ứng dữ Bối lặc Doãn Hi, Doãn Hỗ, đều hành lễ tại thềm son ngoài Càn Thanh cung".[4] Tháng 9, Càn Long Đế kế vị. Ngày 24, Càn Long Đế hạ chỉ, lệnh ông có thể tiến điện hành lễ, đồng thời phục phong cho ông làm Đa La Bối lặc, lệnh thủ hộ Thái lăng.[5] Ngày 13 tháng 11, sinh mẫu của ông là Thứ phi Cao thị được phong Hoàng khảo Tú Quý nhân. Năm Càn Long nguyên niên (1736), ngày 16 tháng 2, Càn Long Đế ra chỉ dụ:

前因雍和宫管人疏纵, 将王, 贝勒等交宗人府议处, 后经降旨, 胤祎着照侍郎之例.

.

Tiền nhân Ung Hòa cung quản nhân sơ túng, tương Vương, Bối lặc đẳng giao tông nhân phủ nghị xử, hậu kinh hàng chỉ, Dận Y trứ chiếu Thị lang chi lệ.

Năm thứ 2 (1737), tháng 3, sau khi Ung Chính Đế nhập Thái lăng, ông đảm nhiệm việc thủ lăng. Năm Càn Long thứ 9 (1744), ông trở thành Thái lăng Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Năm thứ 20 (1755), ngày 21 tháng 5, ông mất, thọ 50 tuổi. Thụy hiệu Giản Tĩnh (簡靖).[1]

Gia quyến

Thê thiếp

  • Đích Phúc tấn: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, con gái Đa La Quận vương A Bảo.[6]
  • Trắc Phúc tấn:
    • Thôi thị, con gái Thôi Sĩ Quế (崔士桂).
    • Chu thị, con gái Mông Sắc (蒙色).
  • Thứ Phúc tấn: Vương thị, con gái Hòa Tác Lễ (和索礼).

Hậu duệ

Con trai

  1. Hoằng Thường (弘晌, 17271729), chết yểu, mẹ là Thứ Phúc tấn Vương thị.
  2. Hoằng Nhuận (弘闰, 17521792), mẹ là Thứ Phúc tấn Vương thị. Được phong Bối tử (1755).

Con gái

  1. Trưởng nữ (17271795), được phong Hương quân, mẹ là Trắc Phúc tấn Thôi thị, hạ giá lấy La Bặc Tích Lạt Phổ (罗卜藏锡喇普) thuộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Ngao Hán bộ (1743).
  2. Nhị nữ (17291794), được phong Hương quân, mẹ là Trắc Phúc tấn Chu thị.

Phả hệ Giản Tĩnh Bối lặc

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quá kế
 
 
 
 
 
 
Giản Tĩnh Bối lặc
Doãn Y
1706 - 1726 - 1755
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối tử
Hoằng Nhuận (弘闰)
1751 - 1755 - 1791
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụng ân Phụ quốc công
Vĩnh Ngọc (永玉)
1772 - 1792 - 1827
 
 
 
Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân
Vĩnh Quần (永羣)
1779 - 1818
 
 
 
Nhị đẳng Phụ quốc Tướng quân
Vĩnh Thái (永彩)
1786 - 1815
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ Cách Bất nhập Bát phân
Trấn quốc công
Miên Thông (绵通)
1807 - 1827 - 1838 - 1858
 
 
 
Bất nhập Bát phân
Trấn quốc công

Miên Thọ (绵寿)
1813 - 1838 - 1861 - 1871
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bất nhập Bát phân
Trấn quốc công

Dịch Hạ (奕贺)
1855 - 1861 - 1889
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bất nhập Bát phân
Trấn quốc công

Tái Việt (載鉞)
1877 - 1889 - 1904
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bất nhập Bát phân
Trấn quốc công

Tái Khải (載鎧)
1878 - 1905 - 1928
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phổ Hiệu (溥斆)
1905 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dục Kỳ (毓耆)
1926 - ?
 
 
 
 
 
 

Chú thích

  1. ^ a b 爱新觉罗宗谱·星源集庆》(页五二)襄嫔.高氏.高廷秀之女.初为庶妃……第二十子.多罗简靖贝勒.允祎.康熙四十五年丙戌七月廿五日午时生.母襄嫔高氏.高廷秀之女.雍正四年五月.封固山贝子.八年二月.晋封多罗贝勒.十二年八月降为辅国公.十三年九月.复封为多罗贝勒.乾隆廿年乙亥正月初九日巳时.溘世.年五十一岁.谥简靖.简靖贝勒允祎五世孙载铠袭不入八分镇国公.卒后.此爵尚未承袭.
  2. ^ 清实录·雍正实录·卷之一百四十六》○壬戌。谕宗人府。贝勒允祎、人本庸愚。性复懒惰。朕从前加恩特封贝勒。冀其知恩悛改。奋勉向上。以副朕期望之意。岂料伊秉性糊涂。毫不知感。上年派往祭陵。伊行至通州。称病而回。今年派出。又托病不往。甚属无知。著革去贝勒。降为公爵。以示儆戒。弘春向来为人。尚属小心勤谨。所以屡加恩眷。及晋封郡王之后。肆口轻佻。不顾行止。迥异从前。且所办该旗事件。种种舛错。著革去郡王。仍为贝子。照旧管理銮仪卫衙门事务
  3. ^ 弘晈; 1713 - 1764, con trai thứ tư của Di Hiền Thân vương Dận Tường
  4. ^ 乾隆实录卷一: 谕, 弘晊, 弘晓, 弘暻, 弘晈, 弘普, 俱蒙皇考眷爱教养. 非远派诸王可比. 每日供献时. 着随同诸王进内. 公允祎, 允祁, 应与贝勒允禧, 允祜, 俱在乾清宫丹墀行礼.
  5. ^ 乾隆实录卷三: 又谕, 皇考山陵重地. 朕心寤寐瞻依. 只以躬膺付托. 办理万几. 未能亲往守护. 而朕弟年长者. 只和亲王一人. 现在协办事务. 又未能代朕前往. 再四思维. 公允祎, 乃皇考之弟. 有服劳奉事之义. 着晋封贝勒. 令其前往守护.
  6. ^ Đỗ Gia Ký, 杜家骥 (2003). 清朝滿蒙联姻硏究 [Nghiên cứu quan hệ thông gia Mãn - Mông thời Thanh]. Nhà xuất bản Nhân dân. tr. 158. ISBN 9787010038698.

Tham khảo