Dòng thời gian sơ khai của chủ nghĩa quốc xã


Dòng thời gian sơ khai của chủ nghĩa Quốc xã bắt đầu từ lúc thành lập cho đến khi Adolf Hitler lên nắm quyền (tháng 8 năm 1934).

Ảnh hưởng từ thế kỷ 19

  • 1841: Friedrich List - nhà kinh tế học người Đức đã công bố tác phẩm Das Nationale System der Politischen Ökonomie (Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia). Trong tác phẩm này, ông ủng hộ việc định canh nông nghiệp và mở rộng lãnh thổ nông nghiệp về hướng Đông, đồng thời khuyến nghị việc công nghiệp hóa kinh tế dưới quyền quản lý của nhà nước, thành lập một khối kinh tế do Đức thống trị nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế mà quốc gia đang đối mặt - những quan điểm này sau này được coi là tiền thân của chủ nghĩa đế quốc Quốc xã.[1]
  • 1856: Arthur de Gobineau - quý tộc và nhà văn người Pháp đã công bố tác phẩm Essai sur l'inégalité des races humaines (Bài luận về Sự bất bình đẳng giữa các Chủng tộc Nhân loại), ông chia loài người thành ba chủng tộc: đen, trắng và vàng, và khẳng định việc các chủng tộc khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ sẽ dẫn đến việc mất đi sự thuần túy và độc đáo của từng chủng tộc và gây rối loạn trật tự xã hội. Mặc dù ông không có tư tưởng bài trừ người Do Thái, nhưng tác phẩm của ông lại được xem là nền móng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.[2]
  • Thập kỷ 1870: Thủ tướng Otto von Bismarck đã triển khai chính sách "Kulturkampf" với mục đích hạn chế tầm ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Rôma tại Đức. Trong khuôn khổ của chính sách này, ông đã đưa ra nhiều cải cách, bao gồm việc đặt yêu cầu linh mục phải được đào tạo và được phê duyệt từ chính phủ Đức, giới hạn quyền lực của Giáo hội đối với giáo dục và đòi hỏi mọi cuộc hôn nhân phải được đăng ký thông qua cơ quan chức năng.[3]
  • 1888: Franz von Liszt - nhà cải cách pháp luật quốc tế người Đức cho rằng các dấu hiệu phạm tội đã có từ lúc bẩm sinh và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Ông đã đưa ra thuật ngữ nổi tiếng "Kriminalbiologie" (Sinh học tội phạm),[4] thuật ngữ này đã gây tác động đến các nhà nhân chủng học và những người ủng hộ thuyết thanh lọc sắc tộc. Lý thuyết này là cơ sở nền tảng để thực hiện hàng loạt các chính sách tiệt chủng từ năm 1933 đến năm 1945.

Thế chiến thứ nhất

1914

1916

  • Nhà di truyền học Madison Grant cho xuất bản tác phẩm The Passing of the Great Race (Sự suy tàn của Chủng Tộc Vĩ Đại), tác phẩm nêu lên những đặc điểm ưu việt của chủng tộc Bắc Âu và đưa ra lời cảnh báo về sự suy tàn của chủng tộc này. Phong trào thanh lọc chủng tộc ở Đức đã nhanh chóng đón nhận và áp dụng những quan điểm trong tác phẩm.[8]

1917

1918

  • Tháng 3: Anton Drexler thành lập chi nhánh thuộc liên đoàn Freien Arbeiterausschuss für einen guten Frieden (Ủy ban Lao động Tự do vì Hòa bình Tốt đẹp) tại München.[11]
  • 4 tháng 8: Adolf Hitler được trao Huân chương Thập tự Sắt hạng Nhất.[12]
  • 13 tháng 10: Adolf Hitler bị nhiễm khí độc tại trận Passchendaele.[13]
  • 3 tháng 11: Cuộc nổi dậy Kiel gây ra cuộc xung đột Cách mạng tháng 11.
  • 7 tháng 11: 100,000 công nhân biểu tình trước Cung điện Hoàng gia Wittelsbach. Hoàng đế Wilhelm II bỏ trốn.
  • 8 tháng 11: Sau cuộc Cách mạng tháng 11, toàn bộ 22 quý tộc Đức đều bị phế truất. Hoàng đế Wilhelm bị ép phải từ bỏ ngai vàng.
  • 9 tháng 11: Sau khi Hoàng đế Wilhelm II thoái vị, Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã yêu cầu Hoàng tử Max bàn giao quyền lực. Friedrich Ebert (lãnh đạo Đảng SPD) trở thành Tổng thống; Cộng hòa Weimar chính thức được thành lập.[14]
  • 11 tháng 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
  • 19 tháng 11: Adolf Hitler được xuất viện tại Pasewalk.
  • 25 tháng 12: Der Stahlhelm - Tổ chức cựu chiến binh Thế chiến I được thành lập tại Magdeburg.
  • Giữa tháng 12: Quân đoàn Freikorps bắt đầu được hiện đại hóa.

1919

  • Tháng 1: Đảng Dân chủ Xã hội Độc lậpLiên đoàn Spartakus đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình quy mô lớn, gây nên cuộc nổi dậy Spartacus. Cuộc nổi dậy buộc Hội đồng Quốc gia phải chuyển địa điểm tổ chức cuộc họp từ thủ đô Berlin sang thành phố Weimar.[15]
  • 5 tháng 1: Đảng Công nhân Đức (DAP) được thành lập.[11]
  • 10 tháng 1: Trận Berlin[a] (Battle for Berlin) bắt đầu.
  • 13 tháng 1: Trận Berlin kết thúc, cuộc nổi dậy bị dập tắt.
  • 15 tháng 1: Hai nhà lãnh đạo Liên đoàn Spartakus Karl LiebknechtRosa Luxemburg bị các sĩ quan Freikorps giết hại.
  • Tháng 3: Adolf Hitler hoàn thành nhiệm vụ giám sát tù nhân chiến tranh Nga.
  • 3 tháng 3: Trận Berlin lần thứ hai bùng nổ khi phe cộng sản chiếm đóng Berlin[16]; Gustav Noske được trao quyền lực tối cao trong việc quản lý và điều hành chính phủ Đức.
  • 7 tháng 3: Ủy ban Đình công Cộng sản (MKS) rút lại tuyên ngôn và đưa ra lời đề nghị hòa bình với chính phủ.
  • 10 tháng 3: Gustav Noske ra lệnh giải tán Sư đoàn Hải quân Nhân dân. Trận Berlin lần thứ hai kết thúc.
  • 14 tháng 4: Quân đoàn Freikorps trấn áp chủ nghĩa cộng sản tại Dresden.
  • 16 tháng 4: Một cuộc đụng độ đã diễn ra tại Dachau giữa lực lượng chính phủ Bayern và những người cộng sản, trong đó phe cộng sản đã giành thắng lợi trước lực lượng Cộng hòa.[17]
  • 18 tháng 4: Quân đoàn Freikorps trấn áp chủ nghĩa cộng sản tại Braunschweig.
  • 27 tháng 4: Xung đột vũ trang giữa phái cộng sản và quân đoàn Freikorps.
  • 2 tháng 5: Quân đoàn Freikorps tái chiếm thành phố München.
  • 10 tháng 5: Quân đoàn Freikorps trấn áp chủ nghĩa cộng sản tại Leipzig.
  • 22 June: Hội nghị Quốc hội Đức đã phê chuẩn Hòa ước Versailles.
  • 28 tháng 6: Hòa ước Versailles chính thức được ký kết trong Phòng Kiếng tại Cung điện Versailles.
  • 19 tháng 9: Hitler tham dự một cuộc họp của Đảng Công nhân Đức.

Cộng hòa Weimar

1919

  • 12 tháng 8: Hiến pháp Weimar chính thức được ban bố.
  • 12 tháng 9: Adolf Hitler gia nhập Đảng Công nhân Đức với tư cách là đảng viên thứ 55.[18][19] Chưa đầy một tuần, Hitler nhận được một tấm bưu thiếp thông báo rằng ông đã chính thức được chấp nhận là một thành viên của đảng.[20]
  • 16 tháng 10: Hitler phát biểu bài diễn thuyết đầu tiên tại Hofbräukeller với tư cách thành viên Đảng Công nhân Đức.[21]
  • Tháng 10 đến tháng 11: Quân đoàn Freikorps đụng độ lực lượng Hồng quân tại khu vực Baltic. Cuộc khởi nghĩa Silesia lần thứ nhất bùng nổ.

1920

Cuộc đảo chính Kapp với sự xuất hiện của chữ Vạn ngược ""

1921

  • Cuộc khởi nghĩa Silesia lần thứ ba.
  • Sau khi quân đoàn Freikorps bị cấm hoạt động, sĩ quan Hermann Ehrhardt đã thành lập tổ chức O.C.
  • Eugen Fischer, Erwin Baur và Fritz Lenz cho xuất bản tác phẩm Menschliche Erblichkeitslehre und Rassenhygiene (tạm dịch: Học thuyết Di truyền Học và Thanh lọc Chủng tộc Nhân loại), tác phẩm là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện các chính sách chủng tộc của Đảng Quốc xã và thi hành hàng loạt các chiến dịch loại bỏ những người tàn tật.[28]
  • Tháng 2: Adolf Hitler diễn thuyết tại München với hơn 6000 thính giả.[22]
  • 29 tháng 7: Adolf Hitler trở thành lãnh đạo của Đảng Quốc xã với số phiếu áp đảo (533 phiếu thuận/1 phiếu chống).[29] Ủy ban điều hành của đảng bị giải tán. Anton Drexler - người thành lập lập đảng đã từ chức và trở thành "Chủ tịch Danh dự". Kể từ đó, Hitler bắt đầu tự gọi mình là "Der Führer" (Lãnh tụ).[30]
  • Tháng 8: Số lượng đảng viên của Đảng Quốc xã đạt mốc 3,300 người.[22]

1922

1923

  • Tháng 1: 17,000 Mark = 1 đô la Mỹ[34]
  • 28 tháng 1: Đại hội Đảng Quốc xã (Reichsparteitag) lần thứ I được tổ chức tại München.
  • Tháng 2: Ngân hàng trung ương Đức mua lại đồng Reichsmark. Tỷ giá hối đoái của đồng RM ổn định ở mức 20,000 Mark = 1 đô la Mỹ.
  • 27 tháng 5: Albert Leo Schlageter - một sĩ quan quân đội người Đức bị kết án tử hình vì phá hoại đường ray xe lửa.[35]
  • Tháng 7: Lạm phát phi mã:[b] 353,000 Mark = 1 đô la Mỹ.[34]
  • 13 tháng 8: Thủ tướng Wilhelm Cuno từ chức.
  • Tháng 8: Siêu lạm phát: 4,600,000 Mark = 1 đô la Mỹ.[34]
  • Tháng 9: 98,900,000 Mark = 1 đô la Mỹ
  • 1 tháng 9: Đại hội Đức (Deutscher Tag) được tổ chức tại Nürnberg.[36]
  • 24 tháng 9: Thủ tướng Gustav Stresemann yêu cầu người dân trở lại làm việc và hợp tác với lực lượng chiếm đóng tại Ruhr. Điều này đã khiến những người theo chủ nghĩa dân tộc phẫn nộ vì cho rằng ông nhượng bộ quá nhiều cho Pháp - Bỉ.[37]
  • 1 tháng 10: Thống chế Fedor von Bock dập tắt âm mưu đảo chính của lực lượng dân quân Black Reichswehr do Bruno Ernst Buchrucker lãnh đạo.
  • Tháng 10: 25,300,000,000 Mark = 1 đô la Mỹ.[34]
  • 6 tháng 10: Thủ tướng Gustav Stresemann (lãnh đạo đảng Nhân dân) thành lập nội các thứ hai.
  • 20 tháng 10: Sĩ quan Alfred Mueller trấn áp chủ nghĩa cộng sản tại bang Sachsen.
  • Chính phủ Đức tước quyền chỉ huy (Befehlshaber) của sĩ quan Otto von Lossow. Nhưng sau đó thống đốc Gustav Ritter von Kahr đã can thiệp và tuyên bố Otto Hermann sẽ tiếp tục tại nhiệm chức vụ này.[38]
  • 23 tháng 10: Đảng Cộng sản Đức kiểm soát thành phố Hamburg.
  • 25 tháng 10: Cuộc khởi nghĩa Hamburg bị dập tắt.
  • 8 tháng 11: Adolf Hitler và Thượng tướng Erich Ludendorff khởi xướng cuộc Đảo chính quán bia tại Bürgerbräukeller (München).
  • 9 tháng 11: Cuộc đảo chính bị dập tắt.
  • Đảng Quốc xã bị cấm hoạt động.
  • Tháng 12: Lạm phát lên đến đỉnh điểm: 4,200,000,000,000 Mark = 1 đô la Mỹ.[34]

1924

  • 26 tháng 12: Sau cuộc đảo chính bất thành, Hitler bị đưa ra xét xử tại München.
  • 1 tháng 4: Hitler thụ án 5 năm tù nhà tù Landsberg.[39]
  • 24 tháng 10: Chính phủ Pháp chính thức công nhận nhà nước Liên Xô.[40]
  • 20 tháng 12: Hitler được thả tự do.[39]

1925

  • 21 tháng 1: Đế quốc Nhật Bản công nhận nhà nước Liên Xô.[41]
  • 16 tháng 2: Đảng Quốc xã được dỡ bỏ lệnh cấm tại Bayern.
  • 27 tháng 2: Đảng Quốc xã tái thành lập.
  • 9 tháng 3: Chính quyền bang Bayern cấm Hitler diễn thuyết công khai.
  • 7 tháng 7: Quân đội Pháp rút quân khỏi Rheinland.
  • 14 tháng 7: Quân Đồng Minh bắt đầu rút quân khỏi Ruhr.
  • 18 tháng 7: Quyển hồi ký Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi) được xuất bản..
  • 11 tháng 11: Tổ chức Schutzstaffel (SS) được thành lập và chủ yếu hoạt động với vai trò cận vệ cho Hitler.[42][43]
  • 27 tháng 11: Hiệp ước Locarno được thông qua.

1926

  • 3 - 4 tháng 7: Đại hội tái lập Đảng Quốc xã được tổ chức tại Weimar.

1927

  • 5 tháng 3: Lệnh cấm Hitler diễn thuyết công khai tại Bavaria được bãi bỏ.
  • 17 tháng 8: Hiệp định thương mại Pháp - Đức được ký kết.[44]
  • 20 tháng 8: Đại hội Đảng Quốc xã lần thứ III được tổ chức tại Nuremberg
Cuộc bầu cử của Đảng Quốc xã tại Sportpalast, năm 1930

1928

  • 20 tháng 3: Trong cuộc bầu cử năm 1928, Đảng Quốc xã chỉ nhận được 810,217 số phiếu trên tổng số 30,753,247 phiếu bầu, tương đương 2,63%. Giành được 12 ghế trong Quốc hội Đức.[45][46]
  • 28 tháng 9: Lệnh cấm Hitler diễn thuyết công khai tại Phổ được bãi bỏ
  • 20 tháng 10: Alfred Hugenberg trở thành lãnh đạo đảng Nhân dân Đức (DNVP).
  • 16 tháng 11: Hitler diến thuyết lần đầu tiên tại Berlin Sportpalast.[47]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ "Trận chiến Berlin" chỉ cuộc biểu tình do Đảng Dân chủ Xã hội Độc Lập và Liên đoàn Spartakus khởi xướng. Đừng nhầm lẫn với Chiến dịch Berlin năm 1945
  2. ^ Ngân hàng trung ương Đức đã in một lượng lớn tiền giấy nhằm hỗ trợ công nhân trong cuộc Khủng hoảng Ruhr.[1]

Tham khảo

  1. ^ Woodruff Smith, The Ideological Origins of Nazi Imperialism (Nhà xuất bản Đại học Oxford, thành phố New York; 1989), tr. 30–31, 36, 78–79.
  2. ^ Joachim C. Fest, Hitler (Nhà xuất bản Harcourt, thành phố Orlando; 2002), tr. 210–211.
  3. ^ Michael B. Gross. The War Against Catholicism: Liberalism and the Anti-Catholic Imagination in Nineteenth-Century Germany (PDF). Nhà xuất bản Đại học Michigan. tr. 7.
  4. ^ Anton Weiss-Wendt and Rory Yeomans, eds., Racial Science in Hitler's New Europe, 1938–1945 (Lincoln and London: University of Nebraska Press, 2013), p. 6.
  5. ^ Weber 2010, tr. 12–13.
  6. ^ Kershaw 2008, tr. 53–54.
  7. ^ Ian Kershaw (17 tháng 5, 2023). Hitler 1889-1936: Hubris. Penguin UK: 2001. tr. 117. ISBN 9780141925790.
  8. ^ “The Passing of the Great Race; or The Racial Basis of European History (1916), by Madison Grant | The Embryo Project Encyclopedia”. embryo.asu.edu. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Björn Hofmeister. “German Fatherland Party | International Encyclopedia of the First World War (WW1)”. encyclopedia.1914-1918-online.net. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Boris Barth. “Stab-in-the-back Myth | International Encyclopedia of the First World War (WW1)”. encyclopedia.1914-1918-online.net. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ a b Kershaw 2008, tr. 82.
  12. ^ Bullock 1962, tr. 52–53.
  13. ^ Kershaw 2008, tr. 59–60.
  14. ^ “Scheidemann proclaims the new republic (Nov 1918)”. Alpha History (bằng tiếng Anh). 18 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ Marcel Fürstenau. “Weimar, 1919: Birth of Germany's first democracy – DW – 01/19/2019”. dw.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ Jennifer Llewellyn; Brian Doone. “Weimar Republic timeline: 1918-1920”. Alpha History (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ Richard Byrne (16 tháng 4 năm 2019). “Dachau 1919 and Dachau 1933”. richardbyrne (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ Stackelberg 2007, tr. 9.
  19. ^ Mitcham 1996, tr. 67.
  20. ^ Kershaw 2008, tr. 75, 76.
  21. ^ Ian Kershaw Hitler: 1889–1936 Hubris. Penguin, 1998. p. 140
  22. ^ a b c d e Kershaw 2008, tr. 89.
  23. ^ Kershaw 2008, tr. 87.
  24. ^ Zentner & Bedurftig 1997, tr. 629.
  25. ^ Shirer 1981, tr. 37.
  26. ^ Kershaw 2008, tr. 93.
  27. ^ Winkler, HA (2006) Germany: The Long Road West, Vol 2 OUP, Oxford, tr.371
  28. ^ Beno Müller Hull, "Human Genetics in Nazi Germany", in Medicine, Ethics and the Third Reich, edited by John J. Michalczyk (Kansas City, MO: Sheed & Ward, 1994), pp. 27–33.
  29. ^ Wagner 2018, tr. 202.
  30. ^ Kershaw 2008, tr. 83.
  31. ^ Gretchen E. Schafft, From Racism to Genocide: Anthropology in the Third Reich (Urbana and Chicago: University of Illinois Press, 2004), p. 47.
  32. ^ Hermann Beck, The Fateful Alliance, Berghahn Books, 2008, tr. 36-8
  33. ^ Conan Fischer. “The Ruhr Crisis 1923-1924 | Chapter 2: Occupation”. academic.oup.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  34. ^ a b c d e Adam Bisno. “How Hyperinflation Heralded the Fall of German Democracy”. Smithsonian Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.
  35. ^ Jennifer Llewellyn; Steve Thompson (6 tháng 10 năm 2019). “Albert Leo Schlageter”. Weimar Republic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.[liên kết hỏng]
  36. ^ Burleigh, Michael (2000). The Third Reich: A New History. London: Macmillan. tr. 211. ISBN 9780330487573.
  37. ^ Jennifer Llewellyn; Steve Thompson (28 tháng 9 năm 2019). “The Stresemann years”. Alpha History (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.[liên kết hỏng]
  38. ^ Kershaw 2008, tr. 126.
  39. ^ a b Friedmann, Jan (23 tháng 6 năm 2010). “Adolf Hitler's Time in Jail: Flowers for the Führer in Landsberg Prison”. Der Spiegel (bằng tiếng Anh). ISSN 2195-1349. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  40. ^ Michael Jabara Carley, "Episodes from the Early Cold War: Franco-Soviet Relations, 1917–1927." Europe-Asia Studies 52.7 (2000): 1275-1305.
  41. ^ United Nations Library & Archives Geneva. “Convention embodying basic rules of the relations between Japan and the USSR signed at Beijing, January 20, 1925 - Registration of this Convention”. United Nations Library & Archives Geneva. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.
  42. ^ Weale 2010, tr. 26.
  43. ^ Shirer 2018, tr. 77.
  44. ^ “Papers Relating to the Foreign relations of the United States, 1927, Volume II - Office of the Historian”. Office of the Historian. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  45. ^ “Deutschland: Wahl zum 4. Reichstag 1928”. www.gonschior.de. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  46. ^ “The Nazi Party's membership had quadrupled by the 1928 elections for the Reichstag, Germany's parliament. However, it won only 2.6% of the votes and 12 seats”. encyclopedia.ushmm.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  47. ^ Kershaw 2008, tr. 293.

Nguồn

Read other articles:

Efesus 3Potongan surat Efesus 4:16-29 pada sisi recto Papirus 49, yang ditulis sekitar abad ke-3 M.KitabSurat EfesusKategoriSurat-surat PaulusBagian Alkitab KristenPerjanjian BaruUrutan dalamKitab Kristen10← pasal 2 pasal 4 → Efesus 3 (disingkat Ef 3) adalah bagian dari Surat Paulus kepada Jemaat di Efesus dalam Perjanjian Baru di Alkitab Kristen.[1][2] Digubah oleh rasul Paulus.[3] Teks Surat aslinya diyakini ditulis dalam bahasa Yunani dan ditujukan kepad...

 

European research centre in Switzerland For other uses, see Cern (disambiguation). European Organization for Nuclear ResearchOrganisation européene pour la recherche nucléaireCERN's main site in Meyrin, Switzerland, looking towards the French borderStates with full CERN membershipFormation29 September 1954; 69 years ago (1954-09-29)[1]HeadquartersMeyrin, Geneva, Switzerland46°14′03″N 6°03′10″E / 46.23417°N 6.05278°E / 46.23417; 6...

 

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Dikyanus – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Artikel utama: Decius Dikyanus (dikenal sebagai Decius) adalah raja yang berkuasa di sekitar Efesus, yaitu daerah yang disinyalir tempat gua A...

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: The Final Year – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2024) (Learn how and when to remove this template message) 2017 American filmThe Final YearTheatrical release posterDirected byGreg BarkerProduced byJohn Battsek Diane Becker Alice Bristow C...

 

دكتور في الفلسفةمعلومات عامةصنف فرعي من دكتوراهشهادة جامعية الاسم المختصر δρ. (باليونانية) Dr. phil. (بالفرنسية) Ph.D. (باللاتينية) تمنحها جامعةpolytechnic (en) مؤسسة أكاديمية الرتبة الأدنى التالية ماجستير في الفلسفة صيغة التأنيث Doctora en Filosofía (بالإسبانية) لديه جزء أو أجزاء دكتوراة الفلس...

 

Lukas 18Injil Lukas 18:37-42a pada Codex Borgianus (facsimile), yang ditulis sekitar abad ke-5 M.KitabInjil LukasKategoriInjilBagian Alkitab KristenPerjanjian BaruUrutan dalamKitab Kristen3← pasal 17 pasal 19 → Lukas 18 (disingkat Luk 18) adalah pasal kedelapan belas Injil Lukas pada Perjanjian Baru dalam Alkitab Kristen. Disusun oleh Lukas, seorang Kristen yang merupakan teman seperjalanan Rasul Paulus.[1][2] Teks Naskah aslinya ditulis dalam bahasa Yunani. Sejuml...

آوتخيست    علم شعار   الإحداثيات 52°31′45″N 4°42′37″E / 52.5292°N 4.7103°E / 52.5292; 4.7103   [1] تقسيم إداري  البلد هولندا[2][3]  التقسيم الأعلى شمال-هولندا[4]  خصائص جغرافية  المساحة 22.22 كيلومتر مربع  ارتفاع 1 متر  عدد السكان  عدد السكان ...

 

University in Peru Universidad Nacional de San Antonio Abad del CuzcoUniversidad Nacional de San Antonio Abad del CuscoTypePublic UniversityEstablished1692; 332 years ago (1692)RectorVictor Raul Aguilar CalloStudents14,828Postgraduates3,200LocationCusco, PeruWebsitewww.unsaac.edu.pe The National University of Saint Anthony the Abad in Cuzco (Spanish: Universidad Nacional de San Antonio Abad del Cusco) (UNSAAC), also known as Saint Anthony University of Cusco or University of...

 

Ricardo ZontaZonta in 2007, as a Stock Car Brasil driverLahir23 Maret 1976 (umur 48)Karier Kejuaraan Dunia Formula SatuKebangsaan BrasilianTahun aktif1999–2001, 2003–2006TimBAR, Jordan, Toyota, McLaren (Test Driver), Renault (Test Driver)Jumlah lomba38 (36 starts)Juara Dunia0Menang0Podium0Total poin3Posisi pole0Lap tercepat0Lomba pertamaGrand Prix Australia 1999Lomba terakhirGrand Prix AS 2005 Ricardo Zonta (lahir 23 Maret 1976) adalah seorang pembalap Formula 1 asal Brazil. Ia turun...

City in Mazandaran province, Iran For the administrative division, see Sari County. For other uses of the same name, see Sari. City in Mazandaran, IranSari Persian: ساریZadracartaCityMelal Park, Fazeli House, Clock Square, Jameh Mosque of Sari, Resket Tower, Kolbadi House SealSariCoordinates: 36°33′38″N 53°03′30″E / 36.56056°N 53.05833°E / 36.56056; 53.05833[1]CountryIranProvinceMazandaranCountySariDistrictCentralFoundedBy Farrukhan, Daboyan Dyn...

 

Азиатский барсук Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:СинапсидыКласс:Мле�...

 

張佩綸 張 佩綸(ちょう はいりん、Zhāng Pèilún、1848年 ‐ 1903年)は、清末の官僚。字は幼樵、号は蕢斎。直隷豊潤出身。 生涯 1871年に進士となり、朝廷では李鴻藻・潘祖蔭・張之洞・陳宝琛・宝廷らと共に「清流」派に属した。李鴻章やロシアに対して弱腰の姿勢をとった崇厚らを弾劾したため、弾劾大臣の異名をとった。また1882年の壬午事変の直後、翰林院の張佩綸...

Proteste contro gli omosessuali a San Francisco La retorica anti-LGBT e gli slogan anti-gay sono temi, tormentoni e slogan che vengono utilizzati contro l'omosessualità o altri orientamenti sessuali non eterosessuali nel tentativo di demonizzare lesbiche, gay, bisessuali e transgender (LGBT); essi possono andare dagli insulti più umilianti e peggiorativi fino all'espressione altamente negativa fondata su motivi religiosi, medici o morali. Si caratterizzano per essere delle parole o discorsi...

 

Cet article est une ébauche concernant une commune du Haut-Rhin. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?). Le bandeau {{ébauche}} peut être enlevé et l’article évalué comme étant au stade « Bon début » quand il comporte assez de renseignements encyclopédiques concernant la commune. Si vous avez un doute, l’atelier de lecture du projet Communes de France est à votre disposition pour vous aider. Consultez également la page d’aide �...

 

Luigi NascaInformazioni personaliArbitro di Calcio SezioneBari ProfessioneImpiegato Attività nazionale AnniCampionatoRuolo 2006-20092009-20102010-20192019-20212021-Serie C1 e C2Serie A e BSerie BSerie ASerie A e BArbitroArbitroArbitroVARVAR Attività internazionale AnniConfederazioneRuolo 2023Kypello KyprouVAR Premi AnnoPremio 20062009Premio Bruno NardiniPremio Riccardo Lattanzi Luigi Nasca (Bari, 15 novembre 1977) è un arbitro di calcio italiano. Indice 1 Carriera 1.1 Anni 2000 1.2 Anni 20...

1869–71 institutional split within the Kingdom of Hungary The synagogue triangle in Erzsébetváros district, Budapest: within a walking distance from each other, the Orthodox, Status Quo and Neolog sanctuaries. The Schism in Hungarian Jewry (Hungarian: ortodox–neológ szakadás, Orthodox-Neolog Schism; Yiddish: די טיילונג אין אונגארן, trans. Die Teilung in Ungarn, The Division in Hungary) was the institutional division of the Jewish community in the Kingdom of Hungary ...

 

American computer scientist For other notable people of the same name, see David Clark (disambiguation). This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these messages) This biography of a living person needs additional citations for verification. Please help by adding reliable sources. Contentious material about living persons that is unsourced or poorly sourced must be removed immediately from the article and i...

 

In this Spanish name, the first or paternal surname is Peralta and the second or maternal family name is Sánchez. José Ignacio Peralta SánchezPeralta in 2014Governor of ColimaIn officeFebruary 11, 2016 – October 31, 2021Preceded byRamón Pérez Díaz (interim)Succeeded byIndira Vizcaíno Silva Personal detailsBorn (1970-10-01) October 1, 1970 (age 54)Colima, MexicoPolitical partyInstitutional Revolutionary PartyAlma materInstituto Tecnológico Autónomo de México (...

Questa voce sull'argomento politici statunitensi è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. John Connally 61º Segretario al TesoroDurata mandato11 febbraio 1971 –12 giugno 1972 PresidenteRichard Nixon PredecessoreDavid M. Kennedy SuccessoreGeorge Shultz 39º Governatore del TexasDurata mandato15 gennaio 1963 –21 gennaio 1969 PredecessorePrice Daniel SuccessorePrest...

 

Silver kreuzer of Max Gandolph von Küenburg, dated 1681 Max Gandolph von Kuenburg (born October 30, 1622 – died May 3, 1687; his name is also spelled Gandolf or Gandalf; until 1665 Baron of Kuenburg) was Prince-Archbishop of Salzburg from 1668 to 1687.[1][2] His life He was born in Graz. In his youth, he studied with Jesuits in that city and later at the Collegium Germanicum in Rome, which was also run by the Society of Jesus. In 1648 he was ordained a priest for Salzburg, ...