Cực Nam từ của Trái Đất là một điểm trên bề mặt Trái Đất mà tại đó các đường sức từ hướng thẳng đứng lên trên. Cực nam từ khác với cực địa từ Nam.
Do yếu tố lịch sử, đầu của kim nam châm chỉ về hướng bắc nên thường gọi là "cực bắc" và đầu chỉ về phía nam gọi là "cực nam", nhưng thực chất về mặt vật lý học thì Nam cực từ của Trái Đất thực chất là cực bắc từ trường.
Trường địa từ của Trái Đất có thể ước tính xấp xỉ bởi một lưỡng cực (giống như thanh nam châm) nghiêng (so với trục Trái Đất) đặt tại tâm Trái Đất. Cực địa từ Nam là giao điểm của trục lưỡng cực nghiêng này và bề mặt Trái Đất tại Nam bán cầu. Năm 2005, nó được xác định tại 79°44′N108°13′Đ / 79,74°N 108,22°Đ / -79.74; 108.22[1], gần trạm Vostok. Do trường từ là một lưỡng cực không đối xứng, nên cực địa từ Nam không trùng với cực Nam từ. Hơn nữa, cực địa từ Nam cũng chuyển động do cực địa từ Bắc cũng chuyển động.