Cục Quản lý đấu thầu thành lập ngày 1/10/1994, với tiền thân là Văn phòng xét thầu Quốc gia.[1]
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đấu thầu được quy định tại Quyết định số 826/QĐ-BKHĐT ngày 15/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Điều 2, Quyết định số 826/QĐ-BKHĐT ngày 15/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đấu thầu có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:
Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Tổ chức thẩm định các nội dung về đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng.
Thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Tổ chức kiểm tra công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tham gia các hoạt động thanh tra về đấu thầu và PPP theo yêu cầu của Bộ trưởng.
Theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu; đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu và PPP trong phạm vi cả nước.
Hợp tác quốc tế về đấu thầu; nghiên cứu, tham gia đàm phán nội dung mua sắm chính phủ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam dự kiến ký kết gia nhập; điều phối triển khai thực hiện cam kết về mua sắm chính phủ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng; quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, về PPP trên phạm vi cả nước.