Cổ tích Việt Nam

Cổ tích Việt Nam
Bìa DVD 2 bản Cổ Tích Việt Nam phát hành lậu tại Mỹ.
Thể loạiĐồng thoại, khôi hài, phiêu lưu
Định dạngPhim màu
Sáng lậpPhan Thị Lệ
Kịch bảnNguyễn Đông Thức
Nguyễn Đổng Chi (truyện)
Đạo diễnNguyễn Minh Chung[1]
Lâm Lê Dũng
Phạm Ngọc Châu
Xuân Phước
Quách Khoa Nam
Dẫn chuyệnTiến sĩ Tô Thị Ánh
Tuyết Mai
Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân
Thy Mai
Nhạc phimBảo Phúc
Nguyễn Ngọc Thiện
Trần Thanh Tùng
Duy Thoán
Việt Hùng
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Nhà sản xuấtPhan Thị Lệ
Địa điểm Việt Nam
Kỹ thuật quay phimLâm Lê Dũng
Vũ Quốc Hương
Bố trí cameraLưu Nguyễn
Thời lượng30 phút/phần
Đơn vị sản xuấtHãng phim Phương Nam
Cty TNHH Quảng cáo Tùng Hoa[2]
Nhà phân phốiHãng phim Phương Nam
Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long
Trình chiếu
Kênh trình chiếuSaoTV
HTV3
THVL
Định dạng hình ảnhVHS (1993-1999)
VCD, DVD (2000-2008)
HD (2016-2020)
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
 Hoa Kỳ
Phát sóng1993 – 2020
Thông tin khác
Chương trình sauThế giới cổ tích (2013)

Cổ tích Việt Nam[3] là nhan đề loạt phim đồng thoại do Hãng phim Phương Nam sản xuất dưới các định dạng VHS giai đoạn 1993-1999, VCDDVD giai đoạn 2000-2008 và HD giai đoạn 2016-2020.[4]

Lịch sử

Trong bối cảnh thập niên 1980 sang đầu thập niên 1990 khi xã hội Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ bao cấp sang mở cửa, thị hiếu công chúng tỏ ra rất chuộng dòng phim đồng thoại xuất xứ Đông Âu, không chỉ bởi yếu tố kiểm duyệt nặng tính chính trị mà bởi nội dung thích hợp mọi lứa tuổi và giai cấp. Đặc thù dòng điện ảnh này là tính sân khấu hóa cao, chỉ cần không gian hẹp, chút kĩ xảo cùng kinh phí thấp.

Vì vậy, ngay khi chính phủ tìm cách chấn hưng[5] nền điện ảnh vốn đã bị cơ chế bao cấp bào mòn cả về phương tiện kỹ thuật và nhân lực, các cá nhân cùng tổ chức điện ảnh bắt đầu đua tranh thực hiện những cuốn phim đồng thoại tiên phong. Điển hình là trường hợp Phạm Công - Cúc HoaCon muỗi cùng công chiếu năm 1990 rồi cùng đạt tỉ suất khán giả cực lớn.

Đến năm 1993, Hãng phim Phương Nam mời nhà văn Nguyễn Đông Thức (đương thời là một trong những cây bút xuất sắc cho lứa tuổi nhi đồng) chuyển thể một số tác phẩm trong tuyển tập Kho tàng cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi.

Về hình thức, Cổ tích Việt Nam được dự kiến là một phim màn ảnh đại vĩ tuyến, gồm tối thiểu 03 tiểu phẩm với độ dài 30 phút/phần, ghép các yếu tố thoại kịchca nhạc với nhau, không gian và thời gian chỉ mang tính ước lệ và không câu nệ quá chính xác, chủ yếu tập trung lối diễn xuất của diễn viên.

Mùa đông năm 1993, Cổ tích Việt Nam dưới sự bảo trợ của Cục Điện ảnh đã xuất hiện đồng loạt tại rạp chiếu bóng tất cả các tỉnh thành, đặc biệt cụm rạp dành cho lứa nhi đồng, một sự kiện hi hữu bấy giờ. Mặc dù được dự trù gây cơn sốt vé áp đảo xuất phẩm Phạm Công - Cúc Hoa nhưng phim chóng lâm tình trạng ế khách chỉ sau ít ngày công chiếu. Một thời gian ngắn sau, phía Cục Điện ảnh phải "cầu viện" (chữ trên mặt báo đương thời) Bộ Giáo dục. Cơ quan giáo dục bèn chỉ thị tất cả các trường tiểu họctrung học quy mô từ vừa đến lớn huy động học sinh đi xem. Hình thức vé là miễn phí, nhưng thực tế được cộng vào học phí trong tháng. Tại rạp, trước khi chiếu phim, để chờ khán giả ổn định chỗ ngồi, nhà rạp sẽ phát một số trailer các cuốn băng nhạc thiếu nhi như để quảng cáo cho các sản phẩm của Hãng phim Phương Nam.

Kể từ năm 1994, Cổ tích Việt Nam vẫn tiếp tục được chế tác, nhưng hình thức chuyển sang định dạng VHS phát hành tại các quầy băng nhạc, đồng thời phía nhà sản xuất cũng bán bản quyền ngắn hạn cho các đài truyền hình lớn như HTV, THVL để phim được phổ cập hơn nữa. Đến năm 2005, Cổ tích Việt Nam đạt số 19 thì ngưng hẳn. Cũng trong giai đoạn này, các ca khúc trong phim Cổ tích Việt Nam được các nhạc sĩ sáng tác dựa trên các tập phim, điển hình như Ăn khế trả vàng của Phạm Trọng Cầu, Khắc Dũng với các sáng tác như Hà rầm hà rạc, Thạch sùng, Cậu bé thông minh, Dã tràng, Lấy chồng dê, Của thiên trả địa, Đồng tiền Vạn Lịch,... Sau đó, hãng đổi sang hình thức phim ca nhạc với độ dài tương đương một cuốn phim truyện.

Vào khoảng thế kỷ 21, Thế Hệ Trẻ Productions có trụ sở tại Hoa Kỳ đã mua lại và phân phối các cuốn VHS "Cổ tích Việt Nam" để phát hành lậu trôi nổi tại Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên của DVD được phát hành là bản sao trực tiếp của băng VHS do Hãng phim Phương Nam sản xuất. Tuy nhiên, các ấn bản lậu sau của DVD Thế Hệ Trẻ Productions đã thay đổi từ bản của Hãng phim Phương Nam sang bản tổng hợp của Thế Hệ Trẻ, do đó một số phần DVD của Thế Hệ Trẻ có những tập phim khác với bản Cổ Tích của Hãng phim Phương Nam. Khoảng những năm 2010, Thế Hệ Trẻ buộc phải đóng cửa công việc kinh doanh của họ và rất khó tìm thấy các bản phát hành DVD của họ.

Năm 2016, hãng phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long tiến hành sản xuất phiên bản truyền hình Thế giới cổ tích gồm 50 tập, vừa dựng lại vừa phát triển tiếp các tác phẩm của tác giả Nguyễn Đổng Chi. Vai trò đạo diễn ban đầu được giao cho ông Nguyễn Minh Chung, sau đó ông Quách Khoa Nam kế tục. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, HTV3 là đơn vị mua bản quyền các tập phim Cổ tích Việt Nam của Hãng phim Phương Nam (từ cuốn 1 đến cuốn 17) phát sóng trên truyền hình.

Nội dung

Giai đoạn 1993 - 2008

Năm Nhan đề Tập phim Đạo diễn Diễn viên
1993 Cổ tích Việt Nam 01
(Người dẫn chuyện: Tiến sĩ tâm lý Tô Thị Ánh)
Ăn khế trả vàng Nguyễn Minh Chung Hồng Tơ, Tô Kiều Lan, Hoàng Thơi, Kim Anh
Ai mua hành tôi Hoàng Sơn, Diệu Ái, Trung Dân, Hữu Phước, Bạch Long
Cậu bé thông minh Bé Chấn Cường[6], Lê Bình, NSƯT Thanh Hoàng, Sơn Hải, Chấn Đạt
1994 Cổ tích Việt Nam 02
(Người dẫn chuyện: chưa rõ)
Bụng làm dạ chịu Nguyễn Minh Chung
Lâm Lê Dũng
NSƯT Hữu Châu, Minh Phượng, Nguyễn Dương, Hoàng Lan, Ngọc Đặng, Minh Thủy
Sự tích cây nêu ngày Tết Võ Thế Vỹ, Ngọc Đặng, NSƯT Trịnh Kim Chi, Thu Thủy, Thành Chiến, Nam Anh, bé Chấn Cường
Mụ yêu tinh và bầy trẻ Lê Bình, bé Vũ Long, bé Hồng Kông, bé Thiện Nghĩa, bé Thụy Vũ
1994 Cổ tích Việt Nam 03 Người hóa dế Nguyễn Minh Chung Nguyên Hạnh, NSND Kim Xuân, bé Chấn Cường, Ngọc Đặng, Thành Bỉ, Thu Thủy, bé Vũ Long
Thầy lang bất đắc dĩ Mai Sơn, Diệu Ái, Huỳnh Đắc Vinh, NSƯT Hồ Kiểng, Nam Anh, Thanh Thủy, Kiều Oanh, Hoài Mỹ
Phượng hoàng đất Mạc Can, Hoàng Sơn, Kim Anh, Lê Bình, Hoàng Thơi
1995 Cổ tích Việt Nam 04 Hà rầm hà rạc Nguyễn Minh Chung Minh Phượng, Minh Nhí, Thanh Bình, Hồng Điệp
Đúc người Mạc Can, Hoàng Sơn, Lê Bình, Hoàng Thơi, Hằng Nga, Đức Hùng
Chàng đốn củi và con tinh Hữu Nghĩa, Hồng Tơ, Tô Kiều Lan, Việt Hùng
1995 Cổ tích Việt Nam 05
(Người dẫn chuyện: Tuyết Mai)
Vua heo Nguyễn Minh Chung Cao Minh Đạt, Minh Nhí, bé Thúy Hòa, Việt Hùng, Lê Bình, Huỳnh Đắc Vinh, Tuấn Hùng, võ sư Mã Vĩnh Trinh, Việt Hương
Thạch Sùng NSƯT Đức Hải, Diệp Bích, Anh Tú, Thanh Chi, Hồng Hạnh, Anh Thơ, Duy Thanh, Ngọc Tuấn
Sự tích trái dưa hấu Quang Hải, Hiền Mai, bé Việt Khánh, Hoài Dũng, Thành Bỉ, Việt Hùng
1995 Cổ tích Việt Nam 06 (Người dẫn chuyện: Tuyết Mai) Sự tích cây chổi Nguyễn Minh Chung Hoàng Sơn, NSƯT Mỹ Duyên, Mai Thanh Dung, Lê Bình, Nguyễn Sanh, NSƯT Trịnh Kim Chi, Kim Quy
Xét xử tài tình NSND Hoàng Dũng, NSƯT Quốc Khánh, Quốc Trọng, Thanh Hà, NSƯT Minh Vượng
Mũi dài Thanh Dương, Lan Hương, Đình Chiến, Thùy Hương, Tuấn Dương, Duy Thanh
1996 Cổ tích Việt Nam 07 Sự tích con khỉ Nguyễn Minh Chung Minh Nhí, Dạ Lan, NSƯT Hữu Châu, Hiền Mai, Thanh Hải
Chiếc áo tàng hình Quốc Tuấn, bé Huỳnh An, NSND Việt Anh, Mạc Can, NGƯT Mạnh Dung
Dã Tràng Lê Bình, Bình Minh, Hữu Tiến, Việt Hùng
1997 Cổ tích Việt Nam 08
(Người dẫn chuyện: Tuyết Mai)
Thạch Sanh Lý Thông Nguyễn Minh Chung Minh Nhí, Ngọc Thịnh, Hữu Nghĩa, Anh Thư, Lê Bình, NSƯT Mỹ Uyên, NSƯT Cát Tường, Việt Hùng, Kiều Hạnh, Thúy Nga
Miếng trầu kỳ diệu NSƯT Đức Hải, Quốc Hùng, Thúy Nga, Tuấn Dương, NSƯT Duy Hậu, NSƯT Tiến Đạt, Thế Bình, Công Bảy, Trần Nhượng
Chàng rể thong manh Anh Tú, Mai Huê, NSƯT Xuân Thức, NSND Trần Hạnh, NSƯT Phát Triệu
1998 Cổ tích Việt Nam 09 Cây tre trăm đốt Huỳnh Phúc Điền

Thúy Lan, Thanh Phúc, Nguyên Hạnh, Mai Thanh Dung, Công Minh, Thanh Vy, Mai Dũng
Chàng ngốc phiêu lưu ký Lâm Lê Dũng Anh Vũ, Bình Minh, Hạnh Năm, Nguyễn Châu, Hữu Phước, NSƯT Hồ Kiểng, Thúy Nga
Hai cô gái và cục bướu Phạm Ngọc Châu Bé Thu Hằng, Thụy Vân, bé Thiên Tử, Bạch Dương, Mạc Can, Lê Bình, Hoài An, Mai Hoa, Trọng Hải
1999 Cổ tích Việt Nam 10 Nói dối như Cuội Nguyễn Minh Chung Lê Hoàng Phi, Minh Nhí, Minh Phượng, Thu Trang, Lê Bình, Linh Sang, Minh Luân

Quận Gió Kim Hoàng, Công Dũng, Minh Tuấn, Sỹ Toàn, Ngọc Tâm, Mạnh Kiểm, Cao Nga, Hoàng Thắng, Uy Linh
Hoàng tử cứu mẹ Bé Nguyễn Hưng, Mạc Can, NSƯT Mỹ Uyên, Hà Phương, bé Vũ Long, Trung Dũng, Trịnh Thiên Tài, Hồng Sáp, Minh Béo
2000 Cổ tích Việt Nam 11 Con chim khách màu nhiệm Nguyễn Minh Chung Minh Nhí, Anh Vũ, Lê Hoàng Phi, Trung Hiếu, Thu Hồng, Ngọc Thy
Cường Bạo đại vương Quang Thịnh, Kim Em, Nam Anh, Lê Bình, Nguyễn Châu, Việt Hùng, Hề Bé, Công Minh
Gái ngoan dạy chồng Hồng Ánh, Hữu Tiến, Ngọc Diễm, Phương Dung, NSƯT Mỹ Uyên, Thiên Tài
2001 Cổ tích Việt Nam 12 Mưu trí đàn bà Nguyễn Minh Chung Khánh Huyền, NSND Nguyễn Công Bẩy, NSƯT Văn Toản, Thúy Phương, Duy Thành, Nguyễn Quyết, Phùng Ty
Của Thiên trả Địa Hoàng Thiên, Võ Ngọc Trai, Phương Bằng, Lê Hoàng Phi, Lê Bình, Phương Bình
2001 Cổ tích Việt Nam 13
(Người dẫn chuyện: Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, bé Thanh Thảo, bé Gia Huy, bé Thùy Dương)
Tam và Tứ Nguyễn Minh Chung Minh Dũng, Trung Dân, Lê Bình, Nguyễn Châu, Phương Dung, Thùy Linh, Tấn Lợi, Trịnh Thiên Tài, bé Thành Trung, bé Thủy Tiên, bé Đăng Khoa
Tấm Cám Quỳnh Hoa, NSƯT Kim Oanh, Bích Ngọc, NSƯT Thu An, NSƯT Đức Trung, Tuấn Anh
Sự tích con muỗi Võ Thế Vỹ, Hiền Mai, Nam Anh, Mạc Can, Hề Bé, Tiến Vang
2002 Cổ tích Việt Nam 14 Người học trò và ba con quỷ Nguyễn Minh Chung Minh Nhí, Mạc Can, Hề Bé, Lê Bình, Minh Dũng, Xuân Thanh
Bài học nhớ đời Phương Bình, NSƯT Mỹ Uyên, Trung Dân, Tiến Vang, bé Hữu Lộc
Lấy chồng dê Hoài Nam, Kim Ngân, Ngọc Lan, Nguyên Hạnh, Minh Ngọc, Quách Khoa Nam
2003 Cổ tích Việt Nam 15
(Người dẫn chuyện: Tuyết Mai)
Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng Nguyễn Minh Chung Huy Anh, Trường Huy, Đức Huỳnh, Lê Bình, Tiến Hòa
Sự tích quả roi Hữu Thành, Hòa Hiệp, Lê Khánh, Quách Khoa Nam, Trung Dân
Nàng Xuân Hương Hồng Ánh, Nguyễn Thanh, Hoàng Mèo, Kiến An, Ngọc Lan, Uyên Trinh
2004 Cổ tích Việt Nam 16 (Người dẫn chuyện: Thy Mai) Bính và Đinh Nguyễn Minh Chung Trung Dân, Quách Khoa Nam, Phương Dung, Kiến An, Ngọc Đặng, Yến Oanh, Minh Luật
Sự tích trầu cau Cao Minh Đạt, Tống Bạch Thủy, Hữu Thành
Đồng tiền Vạn Lịch Nguyễn Châu, Phương Ân, Hề Bé, Tiến Vang, Trịnh Thiên Tài
2007 Cổ tích Việt Nam 17 Hồn Trương Ba da hàng thịt Nguyễn Minh Chung Văn Ruy, Lê Bình, Bảo Châu, Vũ Huân, Xuân Thùy, bé Phương Trang
Thần giữ của Mai Mai, Nguyễn Châu, Ngọc Tưởng, Mai Thành, Uyên Trinh, Hữu Thành, Quỳnh Anh
Kiện cây đa Quách Khoa Nam, Phúc An, Mai Dũng, Ngọc Lan, Phi Phụng, Mi Ni, Kiến An
2008 Cổ tích Việt Nam 18 Sinh con rồi mới sinh cha Xuân Phước NSƯT Thanh Điền, Hoàng Sơn, Dương Cẩm Lynh, Lý Nhã Kỳ, Công Hậu, NSƯT Công Ninh, Bảo Trí, bé Bum Bum
Người thợ mộc Nam Hoa Mai Thành, Công Hậu, Lý Nuôi, Minh Béo, Tuyết Nga, Bảo Trí, Thanh Thúy, Bảo khương, Thành Công, hoài Phúc, Hồng Phát
Đầy tớ và tên trộm Huy Cường, Lý Nuôi, Ngọc Xuân, Bảo Chung, Bảo khương, Nguyễn Hậu, Hữu Thành
2008 Cổ tích Việt Nam 19 Ba chàng thiện nghệ Xuân Phước NSƯT Công Ninh, Thiên Bảo, Minh Cường, Thành Đạt, Ngọc Lan, Chánh Thuận, Phương Dung
Anh học trò nghèo và Ngọc Hoàng NSƯT Hoài Linh, Mai Sơn Lâm, Quang Khải, Ngọc Xuân, Nguyễn Châu, Trương Long, Thanh Trúc, nhóm múa Vầng Trăng
Sự tích thành hoàng sống NSƯT Công Ninh, NSƯT Thanh Điền, Minh Nhí, NSƯT Hoài Linh, Nguyễn Hậu, Chánh Thuận, Thiên Bảo, Minh Cường, Thành Đạt, Ngọc Lan

Giai đoạn 2016 - nay

Sau khi kết thúc Cổ tích Việt Nam dưới định dạng VHS, VCDDVD với tổng cộng 19 cuốn thì hãng phim Phương Nam tiếp tục thực hiện cho phần 2 của Cổ tích Việt Nam kết hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long.

Sự cố lộ liễu

Trong tập phim Anh học trò nghèo và Ngọc Hoàng từ cuốn Cổ tích Việt Nam 19 có phân cảnh một người trong đoàn làm phim sử dụng mô hình rùa bằng nhựa bọc sao su chở diễn viên Mai Sơn Lâm ra bờ biển nhưng vô tình để lộ bàn tay đẩy con rùa. Không những vậy, biên tập cũng đã không phát hiện ra chi tiết này và để cảnh quay lên sóng.

Ảnh hưởng

Cổ tích Việt Nam là dự án điện ảnh kéo dài một thập kỷ với bối cảnh trải rộng khắp ba miền Việt Nam cùng nhân sự khổng lồ gồm nhiều nhà điện ảnh tầm cỡ của thập niên 1990. Đồng thời, do đặc điểm kinh phí hẹp cùng yếu tố trọng diễn xuất mà phim trở thành chốn ươm mầm cho nhiều tài năng lớn của sân khấuđiện ảnh Việt Nam giai đoạn sau.

Ngày 08 tháng 08 năm 2019, trong bài Phim cổ tích Việt Nam - "Thế lực ngầm" sở hữu toàn lượt view khủng, Kênh 14 đã thống kê được rằng: Mặc dù kinh phí sản xuất thấp, khi lên sóng truyền hình nhận phải sự hờ hững của khán giả, đặc biệt lớp thanh thiếu niên, nhưng khi đưa lên các trang mạng YouTube, Facebook... thì loạt phim Cổ tích Việt Nam vẫn âm thầm nhận được mối quan tâm lớn nhất của cư dân mạng, đánh bại mọi xuất phẩm điện ảnh kinh điển nhất[7].

  • Đây là xuất phẩm điện ảnh đầu tiên tại Việt Nam phải dùng hình thức "ủng hộ điện ảnh nước nhà" để bù lỗ, mà thực chất là nhờ cơ quan hữu trách huy động thanh thiếu niên đi coi phim.
  • Kể từ khi xuất hiện ở các tập cuối, diễn viên Quách Khoa Nam trở thành gương mặt quen thuộc trong dòng phim đồng thoại Việt Nam, mà về sau ông tái xuất trong loạt phim Cổ tích Việt Nam[8] của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long và các phim Cậu bé nước Nam, Hai chàng Hảo Hớn, Gái khôn được chồng cả ở vai trò đạo diễn, biên kịch và diễn viên.
  • Phong cách dàn dựng Cổ tích Việt Nam với công thức bối cảnh không gian đầy nắng, cảnh trí và lối y phục phỏng cổ cùng nội dung bám sát văn chương đã trở thành đặc trưng trong dòng phim đồng thoại do người Việt Nam chế tác[9].

Vinh danh

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài