Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.(tháng 8/2024)
Trước khi xây dựng cầu Chà Và, tại khu vực này có cây cầu Malabars[3] nằm ở vị trí đường Mạc Cửu và đường Bến Cần Giuộc hiện nay. Sau đó, chính quyền thực dân cho phá cây cầu này và dựng nên cầu Chà Và tại vị trí hiện tại.
Ngày 28 tháng 10 năm 2006, cầu Chà Và đã ngưng hoạt động 2 năm để tháo dỡ làm mới, triển khai dự án đại lộ Đông – Tây.[4] Đến ngày 19 tháng 5 năm 2009, cầu Chà Và mới được hoàn thành và thông xe trở lại,[5] tuy nhiên chỉ thông xe một chiều từ quận 8 về quận 5, đến giữa tháng 6 năm 2009, nửa mới còn lại đã được hoàn thành và cho phép lưu thông qua lại giữa quận 5 và quận 8.[6]
Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30 mét, chiều dài 190 mét, có thêm hai nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông – Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe. Đồng thời, Ngay khi được đưa vào sử dụng, nhà thầu đã tháo dỡ 3 cầu tạm để thi công kè bờ kênh Tàu Hủ – Bến Nghé.[7]
Nguồn gốc địa danh Cầu Chà Và
Từ thời xưa, vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải, nhưng người dân Việt Nam nhầm họ là người đến từ đảo Java của Indonesia, nên gọi trại là người Chà Và. Về sau này, người Chà Và là tên dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như: Chà Bom bay (Bombay, Ấn Độ), Chà Ma ní (Manila, Philippines), Chà Nam Dương (Indonesia)... Vì vậy, cây cầu ở đây được gọi là cầu Chà Và.
Đầu cầu Chà Và phía quận 8 lúc đó có rạp hát Phi Long thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng. Đặc biệt là nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc, trong đó không thể thiếu món Cà Ri Ông Chà Và.
Bài viết liên quan đến một cây cầu cụ thể hoặc một nhóm các cây cầu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.