Cấp bậc quân sự Liên bang Xô viết (1918–1935)

Hệ thống cấp bậc quân sự Hồng quân và Hải quân Xô viết 1918-1935 đề cập đến tương quan giữa các hệ thống cấp bậc quân sự trong lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Liên Xô, bao gồm cả Hồng Quân, Hải quân, lực lượng An ninh, Cảnh sát, và các ngành kỹ thuật quân sự, tư pháp quân sự... từ giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Mười đến khi thành lập hệ thống quân hàm chính thức vào năm 1935.

Lịch sử hình thành

Trước 1924

Sau Cách mạng Tháng Mười, quân đội của Đế quốc Nga cũ bị giải thể. Lực lượng vũ trang duy nhất của nước Nga Xô viết là lực lượng Cận vệ Đỏ (Красная гвардия), bao gồm những người tình nguyện mà thành phần chủ chốt là các đơn vị công nhân vũ trang dưới sự lãnh đạo của những người Bolshevik. Những người này cho rằng, dưới chế độ của họ, quân đội được hình thành bởi những người tình nguyện, bình đẳng. Các chỉ huy được bầu lên bởi các binh sĩ, là đồng chí chỉ huy (товарищ Командир), thay cho danh xưng ngài sĩ quan (офицер) của chế độ cũ đầy bất công. Họ cũng cho rằng, hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng, vì vậy, mọi binh sĩ đều là những Hồng binh (Красноармеец) bình đẳng mọi mặt.

Bảng mô tả quy định về cấp bậc và cấp hiệu Hồng quân được ban hành bởi Sắc lệnh số 116 ngày 16 tháng 1 năm 1919.

Tuy nhiên, khi nguy cơ của cuộc Nội chiến Nga đã dần trở thành hiện thực, những người lãnh đạo Bolshevik đã nhìn thấy sự cần thiết phải thay thế lực lượng Cận vệ Đỏ tạm thời bằng một quân đội chuyên nghiệp lâu dài. Ngày 28 tháng 1 (tức ngày 15 tháng 1 theo lịch Julius) năm 1918, Hội đồng Dân ủy đã ra sắc lệnh thành lập lực lượng vũ trang chính quy của nhà nước với tên gọi Hồng quân Công Nông (Рабоче-крестьянская Красная армия) với nòng cốt là lực lượng Cận vệ Đỏ.[1] Hai tuần sau đó, Hồng hạm đội Công Nông (Рабоче-Крестьянский Красный Флот), lực lượng hải quân Xô viết cũng được thành lập vào ngày 29 tháng 1 năm 1918. Nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan của chế độ cũ được kêu gọi hợp tác với đội quân hãy còn non nớt của chính quyền Xô viết.[2]

Hình ảnh
“Quân phục Hồng quân 1922—1924”. Website «Ведомственная геральдика». Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |description= (trợ giúp)
Tập tin:Красноармеец .jpg
Một sĩ quan Hồng quân trong bộ quân phục mùa hè. Lưu ý cấp hiệu cổ tay cho thấy người này là chỉ huy cấp đại đội.[3] Phù hiệu binh chủng được thêu trên tiết cổ áo.[4][5]

Những người Bolshevik cũng đã cho thành lập lại một hệ thống cấp bậc bán chính thức, được sử dụng trong Hồng quân để tạm thay thế cho hệ thống quân hàm, bằng cách gọi tắt chức vụ mà quân nhân đó nắm giữ. Chẳng hạn, комкор được gọi tắt từ Командир корпуса dùng để chỉ quân nhân giữ chức vụ Quân đoàn trưởng hoặc tương đương. Trong Hải quân, vẫn tạm thời sử dụng hệ thống quân hàm cũ, nhưng có thêm tiền tố "b." (có nghĩa là "cựu"). Ngày 16 tháng 1 năm 1919, một thống cấp hiệu đi kèm cấp bậc trong Hồng quân đã được ban hành, cùng với các quy định chi tiết về trang phục thống nhất. Ngoài ra, một cấp hiệu đặc biệt cho chức vụ Tổng tư lệnh (ГладКом) đối với một số chỉ huy cao cấp cũng được quy định, có dạng một ngôi sao lớn viền vàng trên một chevron lớn. Các cấp hiệu này được quy định được thêu trên cổ tay áo quân phục. Tuy nhiên, cách sử dụng lại chưa được thống nhất, chủ yếu tồn tại 2 cách sử dụng là thêu trơn ngang trên cổ tay áo hoặc thêu dọc trong một dải trên cổ tay áo.

Các lực lượng trị an (gồm an ninh, cảnh sát) thuộc Dân ủy Nội vụ cũng hình thành một hệ thống cấp bậc riêng tương tự hệ thống cấp cập của quân đội. Trên thực tế, nó chỉ là một biện pháp tạm thời để so sánh tương đương các chức vụ. Tuy nhiên, hệ thống này không thống nhất và có nhiều khác biệt giữa các ngành chuyên môn, thường xuyên dễ nhầm lẫn.

Bảng so sánh tương đối hệ thống cấp bậc quân sự
Hồng quân Hải quân An ninh Cảnh sát
Cấp bậc
Cấp hiệu
Cấp bậc
Cấp hiệu
Cấp bậc
Cấp hiệu
Cấp bậc
Cấp hiệu
Komfronta
Комфронта
Nachalnik otdela
Hачальник отдела
Nachalnik militsii
Hачальник милиции
Komandarm
Командарм
Nachmorsi
Начморси
Zamestitel nachalnika otdela
Заместитель начальника отдела
Pomoshchnik nachalnik militsii
Помощник начальник милиции
Komkor
Комкор
Nachdivkor
Начдивкор
Nachalnik militsii gubernii / oblasti
Начальник милиции губернии / области
Komdiv
Комдив
Kombrikor
Комбрикор
Nachalnik otdelenia
Начальник отделения
Nachalnik militsii uyezda
Начальник милиции уезда
Kombrig
Комбриг
Komdivzkor
Комдивкор
Voyenruk inspektsy
Военрук инспекции
Pomoshchnik nachalnik militsii
v gubernskom goroder / uyezdno-gorodskoy / gubernsko-gorodskoy)
Помощник начальник милиции
в губернском городер / уездно-городской / губернско-городской
Kompolka
Комполка
Komkor
Комкор
Pomoshchnik nachalnika otdelenia
Помощник начальника отделения
Nachalnik otdeleniya militsii gubenskogo goroda
Начальник отделения милиции губенского города
Kombat
Комбат
Stapomkomkor
Стапомкомкор
Nachalnik otdela inspektsii
Начальник отдела инспекции
Nachalnik otdelenya militsii
v gubenskogo goroda
Помощник начальник отдела милиции
в губернском городе
Pomkombat
Помкомбат
Pomkomkor
Помкомкор
Komroty / Komesk
Комроты / Комэск
Kombocha
Комбоча
Nachalnik operativnogo punkta
Начальник оперативного пункта
Nadziratel v otdelenii militsii gubernii
Надзиратель в отделении милиции губернии
Pomkomroty / Pomkomesk
Помкомроты / Помкомэск
Komgrup
Комгруп
Komvzvoda
Комвзвода
Komot
Комот
Sotrudnik osobykh porucheny
Сотрудник особых поручений
Starshy militsioner 1 razryada
Старший милиционер 1 разряда
Starshina
Старшина
Agent 1-go razrada
Агент 1-го разрада
Starshy militsioner 2 razryada
Старший милиционер 2 разряда
Pomkomvzvoda
Помкомвзвода
Starshina / Botsman
Старшина / Боцман
Agent 2-go razrada
Агент 2-го разрада
Komot
Комот
Agent 3-go razrada
Агент 3-го разрада
Militsioner 1 razryada
Милиционер 1 разряда
Krasnoarmeyets
Красноармеец
Krasnoflotets
Краснофлотец
Sotrudnik
Сотрудник
Militsioner 2 razryada
Милиционер 2 разряда

1924-1935

Pavel Pavlovich Lebedev, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Hồng quân trong quân phục với cấp hiệu K-14.

Ngày 20 tháng 6 năm 1924, Hội đồng Quân sự Cách mạng Liên Xô ra sắc lệnh số 807, quy định hệ thống cấp bậc quân sự áp dụng trong Hồng quân, phân thành 14 bậc từ K-1 (thấp nhất) cho đến K-14 (cao nhất). Hệ thống cấp bậc này áp dụng cho cả các cán bộ công tác trong quân đội tương đương ngạch sĩ quan, bao gồm Cán bộ Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Quân y, Tư pháp và các lực lượng vũ trang khác. Hệ thống này đã bãi bỏ một phần quan điểm "bình đẳng" trong quân đội trước đây, theo đó đã bắt đầu phân chia thành các nhóm cán bộ chỉ huy trung cấp, cao cấp, và tối cao. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng bắt đầu sử dụng các màu nền và màu viền trên cấp hiệu để phân biệt các nhánh binh chủng khác nhau.[6]

  • Bộ binh - hồng tím viền đen;
  • Kỵ binh - màu xanh viền đen;
  • Pháo binh và thiết giáp - màu đen viền đỏ;
  • Kỹ thuật - màu đen viền xanh;
  • Không quân - màu xanh viền đỏ;
  • Các bộ phận khác - màu xanh đậm viền đỏ.

Trong Hải quân, hệ thống danh xưng cấp bậc cũng được ban hành, cũng áp dụng cách gọi tắt chức vụ mà quân nhân đó nắm giữ. Cấp hiệu tay áo kiểu vòng bít tiếp tục được sử dụng, tùy thuộc vào loại quân phục cụ thể.[7]

Cấp bậc và cấp hiệu của Lục quân, Không quân và Hải quân Liên Xô (1924-1935)[7][8][9][10]
Phân hạng Danh xưng cấp bậc Cấp hiệu
cổ áo
Hồng quân[11]
(bộ binh)
Cấp hiệu
tay áo
Hải quân
Lục quân Không quân Hải quân
Binh sĩ (0) Binh sĩ
(красноармеец, krasnoarmeyets)
Binh sĩ (красновоздухоплаватель, krasnoboedukhoplavately) Thủy binh
(краснофлотец, krasnoflotetz)
Không cấp hiệu
Chỉ huy
sơ cấp
K-1 Tổ trưởng hỏa lực (Kom Zvena)
(командир звена, komandir zvena)
Junior Engine Minder
(младший моторист, mladshy motorist)
Group Leader
(командир группы, komandir gruppy)
Assistant of Squad Leader
(помощник командира отделения, pomoshnik komandira otdeleniya)
Squad Leader (KomOt)
(командир отделения, komandir tdeleniya)

Squad Leader
(командир отделения, komandir tdeleniya)

Boatman
(боцман, botzman)

K-2 Assistant of Platoon Commander (PomKom Vzvoda)
(помощник командира взвода, pomoshchik komandira vzvoda)
Engine Minder
(моторист, motorist)

Deputy Commander of the Battle Station
(заместитель командира боевой части, zamestitel' komandira boevoy chasti)

Senior Boatman
(старший боцман, starshiy botzman)

Company Quartermaster (Rotny)
(cтаршина роты, starhina roty)
Senior Engine Minder
(старший моторист, starshiy motorist)

Chief of the Battle Station
(cтаршина боевой части, starhina boevoy chasti)

Chief Boatman
(главный боцман, glavny botzman)

Chỉ huy
trung cấp
K-3 Platoon Commander
(командир взвода, komandir vzvoda)

Battle Station Commander
(командир боевой части, komandir boevoy chasti)

Assistant of Ship Commander 4th rank
(Помощник командира корабля 4-го ранга, pomosh'nik komandira korablya 4-go ranga)

K-4
  • assistant company leader, – battery, – squadron
  • independent platoon leader
junior pilot assistant watch officer
K-5 chef or commissar – company, – battery, – squadron air detail commander
  • ship commander class 4
  • senior assistant ship commander class 3 and equivalents
K-6
  • assistant commander/ commissar battalion, abteilung or squadron
  • commander independent company
air flight commander
  • ship commander class 3
  • snior assistant ship commander class 2 and equivalents
Chỉ huy
cao cấp
K-7
  • battalion commander
  • battalion-war-commissar
air squadron commander ship commander 2nd rank
K-8
  • assistant regimental commander
  • commander independent battalion
commander independent flying (battalion sized) unit senior assistant ship commander 1st rank and equivalents
K-9 regimental commander air park commander ship commander 1st rank and equivalents
Chỉ huy
tối cao
K-10
  • brigade commander
  • assistant division commander
air regiment commander naval/ship brigade commander
K-11 divisional commander air brigade commander squadron commander
K-12
  • army corps commander
  • assistant army commander and equivalents
No equivalent flotilla commander
K-13 assistant commander in chief of the military district assistant commander in chief of the air force of the Red Army commander of the navy
K-14
  • commander-in-chief military district, – army or – front
  • member Revolutionary Military Council district
commander in chief of the air forces of the Red Army commander in chief of the USSR naval forces

Chú thích

  1. ^ Nghị định số 1422 của Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 15 tháng 1 năm 1918 "Về Hồng quân Công Nông".
  2. ^ John Erickson, The Soviet High Command - A Military-Political History 1918–41, MacMillan, Luân Đôn, 1962, p.31–34
  3. ^ Харитонов, 1960, Прил. № 10. Таблицы с рисунками предметов обмундирования. 1918—1958 гг., с. 151 (табл. 13).
  4. ^ Харитонов, 1960, Прил. № 2. Эмблемы и шифровки войсковых частей, соединений, учреждений и военно-учебных заведений, с. 113—124.
  5. ^ Харитонов, 1960, Прил. № 10. Таблицы с рисунками предметов обмундирования. 1918—1958 гг., с. 151 (табл. 17).
  6. ^ Харитонов, 1960, II. Обмундирование и знаки различия. Май 1924 г. — декабрь 1935 г., с. 23.
  7. ^ a b Форма одежды ВМС РККА, 1934, Гл. 6. Правила ношения нарукавных знаков различия (должностных и по специальностям), с. 22—25.
  8. ^ Харитонов, 1960, Прил. № 10. Таблицы с рисунками предметов обмундирования. 1918—1958 гг., с. 151 (табл. 25—27).
  9. ^ Харитонов, 1960, Прил. № 3. Основные типовые командно-строевые должности и их знаки различия, с. 125—126.
  10. ^ Форма одежды ВМС РККА, 1934, Прил. № 4. Рисунки должностных знаков различия для младшего и выше командного и командно-политического состава ВМС РККА, с. 57—60.
  11. ^ Union of Soviet Socialist Republics (USSR); Workers' and Peasants' Red Army (WPRA); rank insignia 1924–1935 as to the order of the Revolutionary Military Soviet of the USSR Nr. 1244 from October, 1924; here small collar patch (raspberry-coloured with black piping) to tunic (infantry and generally other army units and facilities).

Tham khảo

  • Иллюстрированное описание обмундирования и знаков различия Советской Армии (1918—1958 гг.) / сост. О. В. Харитонов; под общ. ред. полк. И. П. Ермошина. — АИМ ГАУ МО СССР. — Л., 1960. — 150 с., 179 с. ил. — (За нашу Советскую Родину!).
  • Форма одежды личного состава Военно-морских сил РККА / УВМС РККА. — Л.: Отдел Издательства НКО СССР; М., 1934. — 70 с.: ил. — 5000 экз.
  • Знаки различия // Большая советская энциклопедия / под ред. О. Ю. Шмидта. — 1-е изд. — М.: Советская энциклопедия, 1933. — Т. 27. — С. 79—82.
  • “О знаках различия в РККА (1918—1943)”. РККА. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.