Căn cứ Đồng Tâm

Căn cứ Đồng Tâm
Căn cứ Đồng Tâm khoảng năm 1969
Map
Tọa độ10°21′B 106°17′Đ / 10,35°B 106,29°Đ / 10.35; 106.29 (Đồng Tâm Base Camp)
LoạiCăn cứ Lục quân/Hải quân
Thông tin địa điểm
Điều kiệnbỏ hoang
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1966
Sử dụng1966–1975
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Thông tin đơn vị đồn trú
Chủ sở hữuSư đoàn 9 Bộ binh Mỹ
Sư đoàn 7 QLVNCH
Sân bay Quân sự Đồng Tâm
Mã IATA
-
Mã ICAO
-
Thông tin chung
Vị trí{{{location}}}
Độ cao5 ft / 2 m
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
ft
2300 nhựa đường

Căn cứ Đồng Tâm (còn gọi là Sân bay Quân sự Đồng Tâm) là căn cứ quân sự cũ của Lục quân Mỹ, Hải quân MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tọa lạc ở phía tây Mỹ Tho thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử

Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh, Đồng Tâm, ngày 28 tháng 7 năm 1968.

1966–1969

Căn cứ Đồng Tâm được thành lập trên bờ bắc sông Cửu Long, cách Mỹ Tho 7 km về phía tây theo quyết định của Tướng William Westmoreland thuộc COMUSMACV nhằm giành toàn quyền kiểm soát khu vực thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long. Đích thân Tướng Westmoreland tham gia vào việc lựa chọn địa điểm.[1] Ông chọn cái tên Đồng Tâm có nghĩa là "trái tim và tâm trí thống nhất" trong tiếng Việt.[2]:188 Tổng chi phí xây dựng dành cho Lục quân và Hải quân lên tới gần 8.000.000 USD.[1]

Do thiếu đất khô, người ta tạo nên căn cứ này bằng cách nạo vét từ sông.[3] Công việc nạo vét gầy dựng căn cứ bắt đầu vào tháng 8 năm 1966 và bao gồm việc cải tạo 600 mẫu Anh đất đầm lầy.[2] Quân Giải phóng cố gắng phá hoại việc xây dựng căn cứ này bằng cách đánh chìm tàu ​​nạo vét Jamaica Bay vào ngày 9 tháng 1 năm 1967 khiến 3 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.[2]:189 Tháng 1 năm 1967, quân đội Mỹ cho triển khai Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 60 Bộ binh đến Đồng Tâm nhằm phòng vệ cả căn cứ và công trình xây dựng, tiếp theo là Bộ Chỉ huy, Lữ đoàn 2, Sư đoàn 9 Bộ binh vào tháng 3, vừa chuyển từ Căn cứ Bearcat đến đây. Vào tháng 4, Giang đoàn 9 Xung kích của Hải quân Mỹ cũng được điều động đến Đồng Tâm để yểm trợ hoạt động tác chiến nơi đây.[2]:189

Ngày 1 tháng 6 năm 1967, Lực lượng Cơ động Đường sông (MRF) gồm Lữ đoàn 2, Sư đoàn 9 Bộ binh và Giang đoàn Xung kích 9 và 11 thuộc Hải quân Mỹ đều được thành lập tại Đồng Tâm. Lúc đó, căn cứ này chiếm diện tích tới 12 km vuông và bao gồm một đường băng dài 500m và một vũng tàu để neo đậu tàu thuyền.[2]:190[4]

Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1967, hạ tầng cơ sở căn cứ đã phát triển, cung cấp yểm trợ, nghỉ ngơi và giải trí được cải thiện cho MRF. Quân Giải phóng thường xuyên quấy rối căn cứ này bằng hỏa lực súng cối.[2]:190

Các đơn vị khác đóng tại Đồng Tâm bao gồm:

1969–1975

Ngày 1 tháng 9 năm 1969, Đồng Tâm được phía Mỹ bàn giao lại cho Sư đoàn 7 QLVNCH vừa dời tổng hành dinh từ Mỹ Tho về đây.[5]

Khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chuẩn tướng QLVNCH Trần Văn Hai đã tự sát tại căn cứ này.

Hiện tại

Căn cứ này hiện đã bị bỏ hoang và chuyển đổi thành đất nông nghiệp và nhà ở trong khi khu vực bến cảng được dùng cho tàu đánh cá và tàu vận tải. Tính đến năm 2018, bến cảng này vẫn do chính phủ Việt Nam kiểm soát và cho thuê cơ sở vật chất nhằm mục đích xây dựng hàng hải dân sự. Việc tiếp cận khu vực này cần có sự chấp thuận của chính phủ.

Tham khảo

  1. ^ a b Ewell, Julian (1974). Sharpening the combat edge. U.S. Government Printing Office. tr. 71–3. ISBN 9781508421818.
  2. ^ a b c d e f Sherwood, John (2015). War in the Shallows: U.S. Navy and Coastal and Riverine Warfare in Vietnam 1965-8. Naval History and Heritage Command. ISBN 9780945274773.Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  3. ^ Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 156. ISBN 978-1555716257.
  4. ^ a b c Stanton, Shelby (2003). Vietnam Order of Battle. Stackpole Books. tr. 149–50. ISBN 9780811700719.
  5. ^ “Headquarters MACV Monthly Summary September 1969” (PDF). Headquarters United States Military Assistance Command, Vietnam. 23 tháng 12 năm 1969. tr. 10. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2019.Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.