Tục thờ cây cối là một phần cốt lõi của các tôn giáo bao gồm các khía cạnh của thuyết vật linh là yếu tố cốt lõi trong niềm tin của những tín nhân, đó là niềm tin thân thiện với môi trường rằng cây cối, rừng, sông, núi, nguồn nước có sinh lực và cần phải được bảo tồn và sử dụng một cách bền vững. Một ví dụ về tầm quan trọng của cây thiêng trong văn hóa đô thị đương đại là cây long não 700 năm tuổi mọc ở giữa ga Kayashima. Người dân địa phương phản đối việc di chuyển cây khi nhà ga phải mở rộng nên nhà ga đã được xây dựng xung quanh nó[3]. Cây đa thiêng (Banyan) là Quốc thụ của Ấn Độ, và Cội Bồ-đề mà người ta cho rằng Đức Phật đã thiền định ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) cũng được tôn kính là cây linh thiêng. Cây thiêng đôi khi được trồng trong các khu rừng thiêng, trong đó cũng có thể có các loại cây khác nhau xen kẽ[4].
Hunt, Ailsa (2016). Reviving Roman Religion: Sacred Trees in the Roman World. Cambridge Classical Studies. Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.1017/CBO9781316597859. ISBN9781107153547.