Cá nóc đầu thỏ chấm tròn[2][3] (tên khoa học: Lagocephalus sceleratus), hay cá đầu thỏ, cá nóc lườn bạc,[4] là một loài cá biển thuộc chi Lagocephalus trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1789.
Johann Forster, cùng con trai ông là nhà tự nhiên học Georg Forster và thuyền trưởng Cook, đã ăn một phần nhỏ gan của loài cá nóc này khi ở Nouvelle-Calédonie và ốm nặng trong 3 ngày sau đó.[6]
L. sceleratus thường sống trên nền đáy cát hoặc các thảm cỏ biển, được tìm thấy ở độ sâu khoảng từ 8 đến ít nhất là 180 m.[1]
Loài xâm lấn
L. sceleratus là một trong những loài xâm lấn nguy hại ở Địa Trung Hải vào năm 2003, khi một cá thể của loài này lần đầu tiên được tìm thấy ở bờ đông nam của biển Aegea (ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ).[8]
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. sceleratus là 110 cm, nhưng thường bắt gặp với kích thước phổ biến là khoảng 40 cm.[15]
L. sceleratus có nửa thân trên màu xanh lục xám với nhiều chấm đen nhỏ; nửa thân dưới có dải màu xám ánh bạc; bụng trắng. Có hàng gai nhỏ từ đỉnh đầu dọc theo thân trên đến gần vây đuôi, và một hàng gai tương tự từ dưới đầu dọc theo thân dưới đến hậu môn. Cuống đuôi dài và hẹp dần về phía vây đuôi. Vây lưng và vây hậu môn cong hình lưỡi liềm, hẹp ở gốc. Vây đuôi lõm sâu vào trong.[16]
Số tia vây ở vây lưng: 11–13; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–12; Số tia vây ở vây ngực: 16–18.[16]
Ảnh hưởng đến nền ngư nghiệp và sức khỏe con người
Do tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhanh chóng, cộng thêm khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường cùng với việc không có loài thiên địch mà L. sceleratus gây ảnh hưởng khá lớn đến nền ngư nghiệp nhiều nước ở khu vực Địa Trung Hải. Do tập tính săn các loài thân mềm làm thức ăn mà L. sceleratus làm giảm trữ lượng mực và bạch tuộc có giá trị kinh tế quan trọng, đặc biệt là Sepia officinalis và Octopus vulgaris.[17] Không những thế, L. sceleratus còn tấn công cả những con cá bị mắc lưới và câu, làm hư hại các ngư cụ.[18]
Mặc dù là một loài không có chút giá trị kinh tế, L. sceleratus vẫn chiếm đến 4% tổng sản lượng đánh bắt thủ công ở Địa Trung Hải.[18]
Ở Việt Nam, đa phần những vụ ngộ độc cá nóc là do ăn phải cá nóc đầu thỏ chấm tròn L. sceleratus, cá nóc chấm cam (Torquigener gloerfelti) và cá nóc vằn (Takifugu oblongus).[19]
^Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam”(PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Vũ Việt Hà; Nguyễn Hoài Nam; Đặng Văn Thi (2005). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam”(PDF). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 85–119. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Katsanevakis, S. và đồng nghiệp (2021). “New Mediterranean Biodiversity Records (October, 2014)”. Mediterranean Marine Science. 15 (3): 675–695. doi:10.12681/mms.1123.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Sulić Šprem, J.; Dobroslavić, T.; Kožul, V.; Kuzman, A.; Dulčić, J. (2015). “First record of Lagocephalus sceleratus in the Adriatic Sea (Croatian coast), a Lessepsian migrant”. Cybium. 38 (2): 147–148. doi:10.26028/cybium/2014-382-005.