Portunus catharusWhite trong White and Doubleday, 1843
Ovalipes catharus, thường được gọi là cua mái chèo,[a]cua bơi,[b] hoặc tiếng Māori: pāpaka,[8] là một loài cua trong họ Ovalipidae.[4][9] Loài này được tìm thấy ở vùng nước nông, đáy cát xung quanh bờ biển New Zealand, quần đảo Chatham và hiếm khi thấy ở miền nam Úc.[1][2][3] Đây là loài kiếm ăn cơ hội, hung dữ và đa dạng hoạt động, chủ yếu hoạt động vào ban đêm, chúng chủ yếu săn bắt động vật thân mềm và giáp xác.[10][11][12] Loài này cũng rất dễ ăn thịt đồng loại, chiếm hơn một phần tư chế độ ăn của chúng ở một số địa điểm loài này sinh sống.[13] Chân sau hình mái chèo và mai cua thuôn dài cho phép chúng bơi nhanh để bắt con mồi và đào hang trong cát để thoát khỏi bị loài khác săn.[14]Mùa sinh sản là vào mùa đông và mùa xuân; con đực mang con cái cho đến khi con cái lột xác, sau đó hai con giao phối và con cái có thể di chuyển vào vùng nước sâu hơn để ấp và phát tán ấu trùng của nó.[15][16]
Từ những năm 1970, nghề thủy sản thương mại đã đánh bắt cua mái chèo, với sản lượng đánh bắt giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm vào cuối những năm 1990.[17] Số lượng của loài này dự kiến sẽ tăng lên,[11] mặc dù các nhà sinh thái học đã nêu lên mối lo ngại rằng cua mái chèo có thể bị cua mái chèo châu Á, một loài xâm lấn có kích thước, chế độ ăn và môi trường sống tương tự cạnh tranh.[18] Cua mái chèo hiện diện trong văn hóa Māori vừa là một họa tiết nghệ thuật vừa là nguồn thực phẩm truyền thống.[19]
Mô tả
Ovalipes catharus có mai hình bầu dục, thuôn dài và hơi sần sùi với năm điểm trên mai nhô ra khá lớn giống răng cưa nằm ở hai bên mắt và bốn điểm nhỏ hơn nằm ở phía trước giữa hai mắt.[1][14][20] Mai có hai đốm mắt lớn màu hạt dẻ ở phía sau, hai đốm mắt nhỏ hơn gần phía trước mai và các rãnh cổ tạo thành một vết hình con bướm gần tâm.[1][21][22] Nhìn chung, mai có màu xám cát với các điểm nhấn màu đỏ cam và rải rác những đốm nhỏ màu nâu.[1][23] Bụng của con cua có màu trắng và chân sau của nó - dẹt và có màu tím, có chức năng như mái chèo bơi.[1][24] Khu vực phía trên miệng gần gốc râu có lông và một đường lông cứng chạy từ gốc hốc mắt sâu ra đến khu vực bên dưới răng cưa của mai cua.[20] Giống như các loài Ovalipes khác, cua mái chèo có đôi mắt phát triển tốt, tương đối lớn.[14][25] Tuy nhiên, không giống so với khoảng một nửa số loài Ovalipes đã biết, loài này không biểu hiện lấp lánh như một hình thức báo hiệu.[26]
Loài có chi trước là một cặp càng tương đối ngắn có gai và hạt trên cổ càng và có lông ở viền sau của càng.[20] Càng bên trái (càng phụ) nhỏ hơn càng bên phải (càng chính) và cả hai ngón của càng đều mảnh và thon.[27] Càng nhỏ phát triển theo tỷ lệ thuận với chiều rộng mai cua ở con cái, nhưng nó có thể biểu hiện tương quan sinh trưởng (phát triển nhỏ hơn theo tỷ lệ) ở con đực.[28][c] Càng nhỏ được dùng để cắt, được phân bổ những chiếc răng hình nón nhỏ trên cả hai ngón càng, trong khi càng lớn cũng có một chiếc răng gần lớn được sử dụng để nghiền nát.[30] Nó có ba cặp chân dùng để bò,[d] có hạt và tương đối phẳng. [1][33] Các chân mái chèo phía sau phẳng được bọc viền bằng lông.[1]
Cua mái chèo đực trưởng thành có thể đạt chiều rộng mai cua lên tới 150 mm (5,9 in),[11] và những con đực lớn nhất nặng khoảng 600–700 g (21–25 oz).[34] Những con cái trưởng thành về mặt sinh dục thường có chiều rộng mai cua > 70 mm (2,8 in) và rộng tới khoảng 115 mm (4,5 in).[35][36] Những con non trẻ nhất có xu hướng cư trú ở vùng nước nông khoảng 0,1–0,5 m (0,33–1,6 ft), trong khi vùng nước sâu hơn từ 5–15 m (16–49 ft) thường là nơi sinh sống của những cá thể lớn nhất và trưởng thành nhất.[37] Kích thước bụng ở con đực và con cái non phát triển dần theo tỷ lệ thuận với chiều rộng mai cua, nhưng sau khi chiều rộng mai cua đạt 30–40 mm (1,2–1,6 in), bụng của con cái biểu hiện tương quan sinh trưởng dương.[28][38][e] Chiều dài mai cua tương đối giảm dần so với chiều rộng khi cua lớn lên.[28] Trung bình, mai cua rộng hơn chiều dài khoảng 1,35 lần.[20]
Cua mái chèo có thời gian phát triển con non dài hơn so với các loài giáp xác mười chân khác – khoảng hai tháng với tám giai đoạn ấu trùng giáp xác.[40][41]Dạng ấu trùng trong suốt hoặc màu đen, sau đó phát triển các tế bào sắc tố màu đỏ, và sau đó chuyển sang màu đen khi lột xác thành ấu trùng trưởng thành.[41] Dạng ấu trùng có gai lưng nổi bật và gai mỏ cũng nổi bật tương tự.[41] Ở dạng ấu trùng đầy đủ, mỏ tương đối nhỏ hơn nhiều và mai cua dài khoảng 4,65 mm (0,18 in) hoàn toàn nhẵn.[41] Sau dạng ấu trùng đầy đủ, cua mái chèo có 13 giai đoạn phát triển riêng biệt, được gọi là các giai đoạn lột vỏ giáp xác, và đạt kích thước tối đa khi được 3–4 tuổi.[42] Người ta nghi ngờ rằng sự phát triển này chỉ bị giới hạn bởi tuổi thọ của nó và nếu không, nó có thể tiếp tục lột xác vô thời hạn một lần mỗi năm.[43] Các cá thể cua của quần thể cua mái chèo biệt lập từ quần đảo Chatham có xu hướng lớn hơn và mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành so với những con cua ở đất liền New Zealand.[40][44] Tuổi thọ đầy đủ của loài này là 3–5 năm.[45]
^This is disputed as potentially a statistical quirk.[29]
^Some sources exclude the rear paddles as walking legs and refer to them independently,[31] while others treat them as the last pair of walking legs.[32]
^The pubertal moult was originally identified at a carapace width of about 40 mm (1.6 in) in males and about 30–40 mm (1.2–1.6 in) in females,[39] but this is likely erroneous, corresponding instead to a subadult phase with relatively increased growth of secondary sexual characteristics, not sexual maturity.[38]
Davidson, Robert J. (1987). Natural food and predatory activity of the paddle crab, Ovalipes catharus: A flexible forager (Luận văn). University of Canterbury. tr. 2–15. doi:10.26021/6041.
Osborne, Tracey A. (1987). Life history and population biology of the paddle crab, Ovalipes catharus (Luận văn) (bằng tiếng Anh). University of Canterbury. doi:10.26021/6494.
Clayton, David A. (tháng 5 năm 1990). “Crustacean allometric growth: A case for caution”. Crustaceana. 58 (3): 270–290. doi:10.1163/156854090X00183. JSTOR20104553. With such closely similar growth equations it is difficult to believe that the negative allometry of the [male Ovalipes catharus] and isometry of the females represent a real difference between the sexes and not just a statistical one.
Richards, Robert N. (1992). The structure and function of the gills of the New Zealand paddle crab: Ovalipes catharus (Luận văn). University of Canterbury. doi:10.26021/13400.