Creepypasta là những truyền thuyếtkinh dị được chia sẻ trên khắp Internet.[1][2][3] Creepypasta đã trở thành một thuật ngữ chung được dùng để chỉ bất kỳ nội dung kinh dị nào được đưa lên Internet[4], thường là những mẩu truyện huyền bí ngắn hoặc dài do người dùng tạo ra nhằm mục đích hù dọa và gây sợ hãi cho người đọc. Chúng bao gồm những câu chuyện về việc giết người, tự sát và những sự kiện xảy ra ở những thế giới khác hoặc dựa trên một sự kiện bất kỳ có thật. Chủ đề của Creepypasta rất đa dạng, trong đó có thể bao gồm ma/quỷ, giết người/tra tấn, các tập phim chương trình truyền hình/hoạt hình bị cấm chiếu do nội dung quá kinh dị khủng khiếp,trò chơi điện tử bịma ám, vv...[1] Creepypasta có độ dài từ một đoạn văn đến loạt sê-ri bài, nhiều phần có thể trải dài trên nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau.[4]
Trên các phương tiện truyền thông chính thống, những truyền thuyết liên quan đến nhân vật hư cấu Slender Man được công chúng chú ý vào năm 2014 qua sự kiện "Vụ đâm người Slender Man", trong đó một bé gái 12 tuổi bị hai người bạn đâm trọng thương; thủ phạm giết người tuyên bố rằng chúng "muốn chứng minh cho những người nghi ngờ về truyền thuyết Slender Man" rằng họ đã sai.[1][5][6] Sau âm mưu giết người đó, một số quản trị viên của trang web creepypasta đã đưa ra những thông báo nhắc nhở cho người đọc về "ranh giới giữa hư cấu và thực tế".[1]
Một số mẩu chuyện creepypasta đáng chú ý khác là "Ben Drowned", "Jeff the Killer", "Ted the Caver" và "Sonic.exe".[1][7][8]
Nguồn gốc tên gọi
Creepypasta là một từ ghép của từ creepy và copypasta; thuật ngữ này lần đầu được nhắc trên 4chan vào khoảng năm 2007.[1]Copypasta đề cập đến việc văn bản đã được sao chép và đăng lại bởi người dùng trên diễn đàn nhiều lần; thuật ngữ này lần đầu được đặt trên 4chan vào khoảng năm 2006.[1]
Lịch sử
Nguồn gốc chính xác của thuật ngữ creepypasta vẫn chưa được xác định. Những tác phẩm kinh dị ban đầu thường được ẩn danh tác giả và thường xuyên bị đăng lại, khiến việc nghiên cứu lịch sử của thể loại này trở nên rất khó khăn.[9] Jessica Roy, viết cho Time lập luận rằng creepypasta đã xuất hiện vào những năm 1990 khi nội dung của các chuỗi email được đăng lại trên các diễn đàn trực tuyến và các nhóm Usenet.[1] Aja Romano, viết cho Daily Dot nói rằng Ted the Caver là một trong những ví dụ lâu đời nhất về định nghĩa creepypasta. Câu chuyện đó đã được đăng trên Angelfire vào năm 2001, nội dung câu chuyện là về góc nhìn của Ted khi anh cùng một số người bạn khám phá một hệ thống hang động đáng sợ.[4]
Nhiều creepypasta ban đầu bao gồm các nghi lễ của các tổ chức tà giáo, giai thoại cá nhân đã trải qua những chuyện kỳ lạ, ma quái và bí ẩn và những truyền thuyết đô thị như Polybius và Bunny Man.[9] Darcie Nadel, viết cho TurboNews lập luận rằng những creepypasta ban đầu này phải khá đáng tin và thực tế để được đăng lại và tạo cảm giác gây sợ hãi cho người nghe về nó.[9] Nhiều creepypasta lâu đời chuyên tập trung về các chủ đề huyền bí đã được tạo ra trên hashtag /x/ của 4chan.[10][11]
Các trang web creepypasta lớn và nổi tiếng bắt đầu nổi lên vào cuối những năm 2000 đến đầu những năm 2010: Creepypasta.com được tạo vào năm 2008,[9] sau đó Creepypasta Wiki và r/NoSleep (một diễn đàn Reddit hoặc có thể gọi là subreddit, nó có nghĩa là "KhôngNgủ" tức là những câu truyện kinh dị đáng sợ khiến bạn cảm thấy sợ khi nghe vào ban đêm) được tạo vào năm 2010.[12][13] Các trang web đã tạo ra một kho lưu trữ lâu dài về creepypasta và đã tác động sâu sắc đến thể loại này. Nhiều tác giả bắt đầu sử dụng các nhân vật creepypasta trong các câu chuyện của riêng họ, điều này dẫn đến sự phát triển liên tục bao gồm nhiều câu chuyện mới hơn.[9]
Theo tạp chí Time, thể loại văn hóa kinh dị này có lượng khán giả cao nhất vào năm 2010 khi nó được đưa tin bởi The New York Times.[1]
Định nghĩa về creepypasta đã mở rộng theo thời gian để bao gồm hầu hết các câu chuyện kinh dị được đăng trên Internet.[14] Theo thời gian, quyền tác giả ngày càng trở nên quan trọng: có nhiều mẩu chuyện kinh dị được viết bởi những tác giả có tên tuổi hơn là bởi những tác giả ẩn danh.[14] Nhiều tác giả trong số đó cố gắng đạt được sự nổi tiếng thông qua những mẩu chuyện creepypasta của họ.[9] Việc sao chép và đăng lại các mẩu chuyện đã trở nên ít phổ biến hơn theo thời gian bởi vì nếu làm như vậy thì sẽ bị coi là hành vi ăn cắp chất xám.[9][14]
Phỏng theo các mẩu chuyện
Vào tháng 5 năm 2015, Machinima, Inc. đã công bố kế hoạch cho một loạt chương trình chiếu mạng do Clive Barker phụ trách, có tiêu đề là Clive Barker's Creepy Pasta trong đó tập trung vào Slender Man và Ben Drowned;[15] mặc dù sau khi Machinima ngừng hoạt động, bộ truyện đã không bao giờ được sản xuất. Mỗi mùa của phim truyền hình Mỹ Channel Zero được dựa trên những mẩu chuyện creepypasta khác nhau. Một bộ phim có tên The Soviet Sleep Experiment cũng dựa trên mẩu chuyện creepypasta Thí nghiệm giấc ngủ của người Nga được dự kiến phát hành vào năm 2020,[16] nhưng đến tháng 7 năm 2021 thì việc phát hành bộ phim vẫn chưa được xác nhận.
^Henriksen, Line (17 tháng 12 năm 2013). “Here be monsters: a choreomaniac's companion to the danse macabre”. Women & Performance: A Journal of Feminist Theory. 23 (3): 414–423. doi:10.1080/0740770X.2013.857082. S2CID191466919.
Grippo, Marisa C. (ngày 26 tháng 09 năm 2016). “Internet Ghosts”. Trong Pulliam, June; và đồng nghiệp (biên tập). Ghosts in Popular Culture and Legend. ABC-CLIO, LLC. tr. 174–176. ISBN9781440834905.