Chữa bệnh bằng đức tin

Nhà tiên tri Ê-li cầu nguyện cho sự chữa lành của con trai của góa phụ ở Sa-re-pha-thê, và Chúa Trời đã trả lại con trai cho bà góa phụ này
Phép đặt tay để chữa lành

Chữa bệnh bằng đức tin (Faith healing) hay chữa bệnh bằng tâm linh là việc thực hành cầu nguyện và dùng các cử chỉ biểu đạt tôn giáo (chẳng hạn như phép đặt tay) được một số người tin rằng có thể hiện ra sự can thiệp của thần thánh trong việc chữa lành tâm linh và chữa lành thể chất, đặc biệt là trong các phép thực hành bí tích của Cơ đốc giáo[1]. Các tín đồ khẳng định rằng việc chữa lành bệnh tậtkhuyết tật có thể được thực hiện thông qua đức tin tôn giáo thông qua cầu nguyện hoặc các nghi lễ khác mà theo các tín đồ sẽ có thể khơi dây sự hiện diện và quyền năng của thần thánh. Niềm tin tôn giáo vào sự can thiệp của thần thánh không phụ thuộc vào bằng chứng thực nghiệm về kết quả dựa trên bằng chứng đạt được thông qua chữa bệnh bằng đức tin[2]. Hầu như tất cả các nhà khoa họctriết gia đều coi việc chữa bệnh bằng đức tin là ngụy khoa học[a][3][4][5][6].

Những tuyên bố rằng "vô số kỹ thuật" chẳng hạn như cầu nguyện, sự tác động của thần thánh hoặc sự phục vụ của một người chữa bệnh cá nhân có thể chữa khỏi bệnh đã trở nên phổ biến trong suốt lịch sử[7]. Đã có những tuyên bố rằng đức tin có thể chữa , điếc, ung thư, HIV/AIDS, rối loạn phát triển, thiếu máu, viêm khớp, nói ngọng, đa xơ cứng, phát ban da, tê liệt toàn thân và nhiều vết thương khác nhau[8]. Sự phục hồi của người bệnh (là tín hữu) đã được quy cho nhiều kỹ thuật thường được phân loại là chữa bệnh bằng đức tin. Kết quả này có thể liên quan đến việc cầu nguyện, viếng thăm một ngôi đền tôn giáo, hoặc đơn giản là niềm tin mãnh liệt vào một đấng tối cao sẽ tiếp thêm sức mạnh vượt qua tình thế hiểm nghèo[8].

Nhiều người giải thích rằng Kinh Thánh, đặc biệt là Tân Ước đã rao giảng niềm tin và thực hành chữa bệnh bằng đức tin. Theo một cuộc thăm dò năm 2004 của Newsweek có đến 72% người Mỹ cho biết họ tin rằng cầu nguyện Chúa có thể chữa khỏi bệnh cho một người nào đó, ngay cả khi khoa học nói rằng người đó mắc bệnh nan y[9]. Không giống như chữa bệnh bằng đức tin, những người ủng hộ chữa bệnh bằng tâm linh không cố gắng tìm kiếm sự can thiệp của thần thánh, thay vào đó họ tin vào năng lượng thần thánh. Mối quan tâm ngày càng tăng đối với y học thay thế vào cuối thế kỷ XX đã làm nảy sinh mối quan tâm song song giữa các nhà xã hội học về mối quan hệ của tôn giáo với sức khỏe[2].

Chữa bệnh bằng đức tin có thể được phân loại là một chủ đề tâm linh, siêu nhiên[10] hoặc huyền bí[11] và trong một số trường hợp, niềm tin vào việc chữa bệnh bằng đức tin có thể được phân loại là tư duy ma thuật[12]. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố "bằng chứng khoa học hiện có không ủng hộ tuyên bố rằng chữa bệnh bằng đức tin thực sự có thể chữa khỏi các bệnh về thể chất"[8]. "Cái chết, tàn tật và những kết quả không mong muốn khác đã xảy ra khi việc chữa bệnh bằng đức tin được lựa chọn thay vì chăm sóc y tế cho những vết thương hoặc bệnh tật nghiêm trọng."[8]. Khi cha mẹ thực hành chữa bệnh bằng đức tin hơn là chăm sóc y tế, nhiều trẻ em đã chết mà lẽ ra không đáng phải như vậy[13], những kết cục tương tự cũng được ghi nhận ở người lớn[14].

Chú thích

  1. ^ “Faith healing”. thearda.com. University Park, PA: Association of Religion Data Archives. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2015. Citing Smith, Jonathan; Green, William Scott biên tập (1995). The HarperCollins Dictionary of Religion. San Francisco, CA: HarperCollins. tr. 355.
  2. ^ a b Village, Andrew (2005). “Dimensions of belief about miraculous healing”. Mental Health, Religion & Culture. 8 (2): 97–107. doi:10.1080/1367467042000240374. S2CID 15727398.
  3. ^ a b Mahner, Martin (2013). Pigliucci, Massimo; Boudry, Maarten (biên tập). Philosophy of pseudoscience reconsidering the demarcation problem . Chicago: University of Chicago Press. tr. 30. ISBN 978-0226051826. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Hassani, Sadri (2010). From Atoms to Galaxies: A Conceptual Physics Approach to Scientific Awareness (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 641. ISBN 978-1439882849. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018. There are also activities that, although not classified (or claimed) as science, have implications that trespass into the scientific territories. Examples of this category of activities are the claim that we have been visited by aliens riding unidentified flying objects, all psychic phenomena, and faith healing. We study the nature of all these activities under the general heading of pseudoscience. ...
  5. ^ Erzinclioglu, Zakaria (2000). Every Contact Leaves a Trace: Scientific Detection in the Twentieth Century. Carlton Books. tr. 60. ISBN 978-1842221617. For example, most scientists dismiss the notion of faith-healing, a phenomenon for which there is a certain amount of evidence.
  6. ^ See also:

    Pitt, Joseph C.; Pera, Marcello (2012). Rational Changes in Science: Essays on Scientific Reasoning (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. ISBN 978-9400937796. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018. Such examples of pseudoscience as the theory of biorhythms, astrology, dianetics, creationism, faith healing may seem too obvious examples of pseudoscience for academic readers.

    Zerbe, Michael J. (2007). Composition and the Rhetoric of Science: Engaging the Dominant Discourse (bằng tiếng Anh). SIU Press. tr. 86. ISBN 978-0809327409. [T]he authors of the 2002 National Science Foundation Science and Engineering Indicators devoted and entire section of their report to the concern that the public is increasingly trusting in pseudoscience such as astrology, UFOs and alien abduction, extrasensory perception, channeling the dead, faith healing, and psychic hotlines.

    Robert Cogan (1998). Critical Thinking: Step by Step. University Press of America. tr. 217. ISBN 978-0761810674. Faith healing is probably the most dangerous pseudoscience.

    Leonard, Bill J.; Crainshaw, Jill Y. (2013). Encyclopedia of Religious Controversies in the United States: A–L (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. ISBN 978-1598848670. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018. Certain approaches to faith healing are also widely considered to be pseudoscientific, including those of Christian Science, voodoo, and Spiritualism.

  7. ^ Barrett, Stephen (27 tháng 12 năm 2009). “Some Thoughts about Faith Healing”. Quackwatch. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  8. ^ a b c d “Faith Healing”. American Cancer Society. 17 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Kalb, Claudia (9 tháng 11 năm 2003). “Faith & Healing”. Newsweek. 142 (19): 44–50, 53–54, 56. PMID 16124185.
  10. ^ Walker, Barbara; McClenon, James (1995). “6”. Out of the Ordinary: Folklore and the supernatural. Utah State University Press. tr. 107–121. ISBN 978-0874211962. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015. Supernatural experiences provide a foundation for spiritual healing. The concept supernatural is culturally specific, since some societies regard all perceptions as natural; yet certain events-such as apparitions, out-of-body and near-death experiences, extrasensory perceptions, precognitive dreams, and contact with the dead-promote faith in extraordinary forces. Supernatural experiences can be defined as those sensations directly supporting occult beliefs. Supernatural experiences are important because they provide an impetus for ideologies supporting occult healing practices, the primary means of medical treatment throughout antiquity.
  11. ^ Martin, M (1994). “Pseudoscience, the paranormal, and science education” (PDF). Science and Education. 3 (4): 357–371. Bibcode:1994Sc&Ed...3..357M. doi:10.1007/BF00488452. S2CID 22730647. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014. Cures allegedly brought about by religious faith are, in turn, considered to be paranormal phenomena but the related religious practices and beliefs are not pseudoscientific since they usually have no scientific pretensions.
  12. ^ Lesser, R; Paisner, M (March–April 1985). “Magical thinking in Formal Operational adults”. Human Development. 28 (2): 57–70. doi:10.1159/000272942.
  13. ^ Asser, Seth M.; Swan, Rita (tháng 4 năm 1998). “Child fatalities from religion-motivated medical neglect” (PDF). Pediatrics. 101 (4): 625–629. doi:10.1542/peds.101.4.625. PMID 9521945. S2CID 169037. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2007.
  14. ^ Simpson, William F. (1989). “Comparative longevity in a college cohort of Christian Scientists”. JAMA. 262 (12): 1657–1658. doi:10.1001/jama.1989.03430120111031. PMID 2769921.

Tham khảo


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng