Chầu văn

Hát văn, còn gọi là chầu văn, hát hầu đồng, hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và một số vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Nam Định và cả Việt Nam đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1) và được công nhận là Di sản thế giới. Ở Huế cũng có hình thức chầu văn, nhưng giai điệu rất khác biệt so với các tỉnh Bắc Bộ.

Phân loại

Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền, cửa đình:

  • Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh (ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa...) và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
  • Hát hầu, trong hát hầu theo tín ngưỡng tứ phủ thì ba giá tam tòa Thánh Mẫu là bắt buộc và hầu tráng bóng chứ không tung khăn. Các giá tung khăn bắt đầu từ hàng Quan Lớn trở xuống. Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, người ta có thể kết hợp hầu tứ phủ hoặc hầu riêng, nếu hầu kết hợp với tứ phủ thì thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên, còn nếu hầu riêng thì mới thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều đầu tiên. Một số bài hát văn hầu phổ biến như "Cô Đôi Thượng Ngàn", "Văn khấn Thiên Y A Na",...
  • Hát văn nơi cửa đền, đình: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, đình và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương. Một đoạn văn thường hát thí dụ như: "Con đi cầu lộc cầu tài. Cầu con cầu của gái trai đẹp lòng. Gia trung nước thuận một dòng. Thuyền xuôi một bến vợ chồng ấm êm. Độ cho cầu được ước nên. Đắc tài sai lộc ấm êm cửa nhà. Lộc gần cho chí lộc xa. Lộc tài lộc thọ lộc đà yên vui."

Hát chầu văn cửa đình được xem là thịnh hành nhất nơi xứ Huế, các cung văn hát những bài thơ ca ngợi thành hoàng làng và cầu phúc cho dân chúng. Nhạc Cung đình, nhạc Nghi lễ áp dụng trong nghi thức hầu đồng hình thành một thể loại mới gọi là nhạc Chầu văn, gắn liền với tính ngưỡng thờ Mẫu mà dường như tách khỏi âm nhạc xứ Huế.

Nhạc Chầu văn chính là quá trình biến lời trên những bài văn chầu được cấu thành bởi những khổ thơ lục bát hoặc song thất lục bát thành nhạc điệu. Nội dung của nó ca tụng các vị Tiên – Thánh – Thần có công chống giặc ngoại xâm, giúp đỡ dân lành trong việc trồng trọt, chăn nuôi, hiện nay được thờ tự trong tính ngưỡng thờ Mẫu.

Chầu văn Huế có đặc trưng riêng, trên cơ sở hệ thống thang âm cổ truyền (thang năm âm – ngũ cung) của vùng Bắc Trung bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Nó mang tính không ổn định và thường chuyển biến trong thang âm vì lệ thuộc vào giọng hát, thủ thuật nhấn, rung,... của cung văn.

Nhịp điệu cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính chất đặc trưng của nó. Phổ biến nhất là nhịp 2/4, ngoài ra còn có nhịp 3/7 nhưng ít khi sử dụng, nếu dùng thì ở trong bản văn thỉnh Hội đồng. Ngoài việc sử dụng những làn điệu chính gốc như giọng Phú, Sắp, Thượng, Đài, Quảng, Cờn còn kết hợp những thể biến cách, kế thừa những làn điệu dân ca miền Bắc như Long lành, Trống quân, Ta lý, hát Thượng.

Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cuông (khai quang) cho thanh sạch.

Trình bày

Thứ tự trình diễn

  • Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
  1. Mời thánh nhập
  2. Kể sự tích và công đức
  3. Xin thánh phù hộ
  4. Đưa tiễn

Bài hát thường chấm dứt với câu: "Xe loan thánh giá hồi cung!"

Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh, ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.

Phần lời của chầu văn

Bài hát văn luôn phải ăn khớp với người lên đồng
Mannequin mặc phục trang của người hầu đồng Mẫu Thoải

Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ), hát nói…

Lời của các bản văn thường có nội dung ca ngợi công đức, kể sự tích các thánh, khen vẻ đẹp ngoại hình và thú phong lưu của các vị ấy, đồng thời tả cảnh và xin được ban ơn phù hộ.

Các thí dụ minh họa: - Thể thất ngôn: (trích đoạn bỉ của văn công đồng)

森森鶴駕從空下

Sâm sâm hạc giá tòng không hạ

顯顯鸞輿滿坐前

Hiển hiển loan dư mãn tọa tiền

不舍威光敷神力

Bất xả uy quang phu thần lực

證明功德量無邊

Chứng minh công đức lượng vô biên

- Thể song thất lục bát: (Trích văn Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên) Chốn cung tiên mây lồng ánh nguyệt

Cảnh bầu trời gió quyện hương bay

Cửu trùng tọa chín tầng mây

Thiên Tiên Đệ Nhất ngự rày trung cung

Gió đông phong hây hây xạ nức

Bộ tiên nàng chầu chực hôm mai

Dập dìu nơi chốn trang đài

Chính cung Mẫu ngự trong ngoài sửa sang

- Thể lục bát: (Trích văn Chầu Đệ Nhị)

Trên ngàn gió cuốn rung cây

Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn

Canh khuya nguyệt lặn sao tàn

Chiếc thoi bán nguyệt khoan khoan chèo vào

Gập ghềnh quán thấp lầu cao

Khi ra núi đỏ lúc nào ngàn xanh

Thượng ngàn Đệ Nhị tối linh

Ngôi cao công chúa quyền hành núi non

- Thể song thất nhất bát (Trích văn Cô Bơ Thoải)

Nhang thơm một triện,trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở:thượng giới tiên cung

Biến hóa lên về Động Đình trung

Thác sinh xuống,con vua thoải tộc

Điềm trời giáng phúc,thoang thoảng đưa hương

Mãn nguyệt liền,hoa nở phi phương

Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt

- Thể hát nói: (Trích văn Quan Đệ Nhị)

Nhác trông lên tòa vàng san sát,

Không đâu bằng Phố Cát, Đồi Ngang

Đá lô xô nước chảy làn làn

Điều một thú cỏ hoa như vẽ

Nhạn chiều hôm bay về lẻ tẻ,

Trên sườn non chim sẻ ríu ran.

nước dưới khe tung tính tiếng đàn,

Trên đỉnh núi tùng reo điểm trống

Ngần ngật Sòng Sơn kiêu dĩ lộng

Thanh thanh chi thủy chiếu trần tâm

Sơn chi cao hệ thủy chí thâm

Đây thực chốn non nhân nước trí

Âm nhạc Hát văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong lễ hầu đồng. Lời ca, tiếng nhạc của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Hát văn làm cho buổi lễ sống động. Những người hát văn vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một vấn hầu thường kéo dài từ 4-8 tiếng[1]

Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt, guitar phím lõm, trống ban (trống con), trống đế, phách, cảnh, thanh la, sinh tiền, chén gõ (hầu văn Huế) và ngoài ra còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn nhị, kèn bầu, chuông, , đàn bầu.

Hát văn thường được nhắc tới kèm ba địa danh là Hà Nam, Hà NộiNam Định, song hát văn Hà Nội hay hát theo lối bay bướm hơn hát văn Nam Định. Hát văn Nam Định thường đơn giản mộc mạc.

Các làn điệu và tiết tấu

Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.

Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (hay còn gọi là lối hát, cách hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách 格. Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…

Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu (phú dầu), Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm, Dồn, điệu kiều thỉnh, Hát Sai (Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, cải lương,...

Mỗi giá hầu thường có một số điệu hát riêng, như các giá về Thiên phủ hay Địa phủ thường dùng dọc, phú, giá về Thoải phủ thường là cờn, còn các giá Nhạc Phủ là Xá.

  • Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ được hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
  • Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
  • Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
  • Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
  • Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
  • Phú nói (thường mượn từ thể cách hát nói trong ca trù): thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
  • Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
  • Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
  • Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
  • Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
  • Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
  • Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
  • Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
  • là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng với Cờn, Dọc, Phú nói). Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.

Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như xẩm, quan họ, ca Huế, cải lương (dân ca Nam Bộ) và cả những điệu hát của dân tộc thiểu số[2]

Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.

Một số nghệ nhân hát văn nổi tiếng

Hà Nội

Nghệ nhân Cả Mã

Nghệ nhân Vĩnh Hàng Tre - Tâm Cẩn

Nghệ nhân Phạm Văn Kiêm: Ông đã có công bảo tồn, sưu tầm và sáng tác nhiều bản văn, cho thu âm và dành nhiều tâm huyết cho nghệ thuật này. Tư liệu ông để lại được thu thập vào cuối những năm 1980 đã giúp đỡ tác giả Lê Y Linh viết cuốn Cung văn và Điện thần, bản dịch của luận án tiến sĩ âm nhạc bảo vệ tại trường Sorbonne, Paris, Pháp.

Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha: Trước ông tham gia làm nhạc công đoàn cải lương

Nghệ nhân Lê Bá Cao (Thường tín-Hà nội)

Nghệ nhân Bạch Phượng: Từng thu âm tại Đài TNVN

Các Nghệ sĩ Thanh Long, Khắc Tư, Trọng Quỳnh, NSƯT Xuân Hinh

Nam Định

NSND Bùi Trọng Đang: Nghệ sĩ chèo giỏi đàn hát chầu văn

NSƯT Kim Liên - Thế Tuyền: Cặp đôi hát - đàn quê Nam Định nổi tiếng, từng công tác tại Đài TNVN

Sài Gòn

Nhóm nữ nghệ sĩ Thanh Nhàn

Nghệ nhân Thu Thủy - Huy Dự

Thông tin thêm

Chầu văn cũng được nhắc tới trong các bộ phim và bài hát Việt Nam như trong bài Nghe em câu hát văn chiều nay của nhạc sĩ Nguyễn Cường, hay đoạn hát văn "Tống Biệt" trong phim, Mê Thảo, thời vang bóng, Long thành cầm giả ca

Một số tác phẩm

Chú thích

  1. ^ Phần giới thiệu hát văn tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
  2. ^ Đàm Quang Minh & Patrick Kersalé. Viêt-Nam du Nord: Chants de Possession. Paris: Buda Musique, 1995.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Indochina Prancis1887–1941/1945–1954 Bendera Segel Besar Lagu kebangsaan: La MarseillaiseLokasi Indochina Prancis (hijau tua).StatusFederasi Koloni PrancisIbu kotaSaigon (1887–1902) Hanoi (1902-1954)Bahasa yang umum digunakanPrancis, Vietnam, Khmer, LaoAgama Buddhisme, Taoisme, Konfusianisme, Katolik RomaEra SejarahImperialisme Baru• Pendirian Oktober 1887• Penambahan Laos 1893• Proklamasi Kemerdekaan Vietnam 2 September 1945• Kemerdekaan Laos 19 Ju...

 

Nicolas Vallar Informasi pribadiNama lengkap Nicolas Vallar[1]Tanggal lahir 22 Oktober 1983 (umur 40)Tempat lahir Papeete, TahitiTinggi 1,83 m (6 ft 0 in)Posisi bermain Bek tengahInformasi klubKlub saat ini A.S. DragonNomor 22Karier junior1997–2001 AngersKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2001–2003 Montpellier B 36 (2)2003–2006 Sète 44 (1)2006–2007 Penafiel 0 (0)2008 Excelsior 2008–2009 Montceau 0 (0)2009–kini A.S. Dragon Tim nasional‡2001 Tahiti U...

 

Pour les articles homonymes, voir Waterloo (homonymie). Waterloo Face A du 45 tours sorti aux États-Unis. Single de ABBAextrait de l'album Waterloo Face B Watch Out Sortie 4 mars 1974[1] Enregistré 17 décembre 1973Metronome Studio, Stockholm Durée 2:42 Genre Europop[2],[3] pop rock[4] rock and roll[5] Auteur-compositeur Benny Andersson, Stig Anderson, Björn Ulvaeus Producteur AnderssonUlvaeus Label PolarEpicPolydorAtlanticVoguePhilips Singles de ABBA Nina, Pretty Ballerina...

Halaman ini berisi artikel tentang aktor Amerika. Untuk pemain sepak bola Inggris, lihat Richard Dix (pemain sepak bola). Richard DixDix pada tahun 1923LahirErnst Carlton Brimmer(1893-07-18)18 Juli 1893St. Paul, Minnesota, ASMeninggal20 September 1949(1949-09-20) (umur 56)Los Angeles, California, ASSebab meninggalSerangan jantungMakamForest Lawn Memorial Park (Glendale)PekerjaanAktorTahun aktifPanggung: 1914–1921Film: 1921–1947Suami/istriWinifred Coe (1931–1933) (bercerai...

 

Pour les articles homonymes, voir Valter (homonymie). Clotilde Valter Clotilde Valter en 2015. Fonctions Vice-présidente de la communauté d'agglomération Lisieux Normandie En fonction depuis le 9 juillet 2020(3 ans, 8 mois et 24 jours) Élection 9 juillet 2020 Président François Aubey Secrétaire d'État chargée de la Formation professionnelle et de l'Apprentissage 11 février 2016 – 10 mai 2017(1 an, 2 mois et 29 jours) Président François Hollande Gou...

 

Stadion Friuli Informasi stadionPemilikUdinese calcio operator =LokasiLokasiP.le Repubblica Argentina, 3 loc. Rizzi 33100Udine (UD)  ItaliaKoordinat46°4′53.77″N 13°12′0.49″E / 46.0816028°N 13.2001361°E / 46.0816028; 13.2001361Koordinat: 46°4′53.77″N 13°12′0.49″E / 46.0816028°N 13.2001361°E / 46.0816028; 13.2001361KonstruksiMulai pembangunan1971Dibuka1976Direnovasi1990Data teknisPermukaanRumputKapasitas41.652Ukuran la...

Cet article est une ébauche concernant l’art et une chronologie ou une date. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Chronologies Données clés 1692 1693 1694  1695  1696 1697 1698Décennies :1660 1670 1680  1690  1700 1710 1720Siècles :XVe XVIe  XVIIe  XVIIIe XIXeMillénaires :-Ier Ier  IIe  IIIe Chronologies thématiques Art Architecture, Arts...

 

South Korean actress (1993) For the singer and actress born 1993, see IU (singer). In this Korean name, the family name is Lee. Lee Ji-eun 이지은Lee in 2003Born(1971-08-28)28 August 1971Seoul, South KoreaDied8 March 2021(2021-03-08) (aged 49)[clarification needed]Seoul, South KoreaNationalitySouth KoreanOccupationsActressmodelYears active2009 - present2004Spouse Lee Jin-seong ​ ​(m. 2000; div. 2015)​ Lee Ji-eun (Ko...

 

Appling County, GeorgiaAppling County Courthouse di BaxleyLokasi di negara bagian GeorgiaLokasi negara bagian Georgia di Amerika SerikatDidirikan15 Desember 1818Asal namaDaniel ApplingSeatBaxleyKota terbesarBaxleyWilayah • Keseluruhan512 sq mi (1.326 km2) • Daratan507 sq mi (1.313 km2) • Perairan52 sq mi (135 km2), 1.0%Populasi • (2010)18,236 • Kepadatan36/sq mi (14/km²)Distrik ...

Jason SchwartzmanJason Schwartzman alla Berlinale del 2024 Nazionalità Stati Uniti GenereIndie popIndie rock Periodo di attività musicale1998 – 2004 StrumentoBatteria GruppiPhantom Planet Modifica dati su Wikidata · Manuale Jason Francesco Schwartzman (Los Angeles, 26 giugno 1980) è un ex batterista, attore e sceneggiatore statunitense. Indice 1 Biografia 1.1 Carriera 1.1.1 Musica 1.1.2 Recitazione 2 Vita privata 3 Discografia 3.1 Discografia solista 3.1.1 C...

 

Swedish geologist (1858–1943) Gerard De GeerBorn(1858-11-20)20 November 1858Stockholm, SwedenDied24 July 1943(1943-07-24) (aged 84)Stockholm, SwedenCitizenshipSwedishAlma materUppsala UniversityKnown forVarve geochronologyChildrenSten De GeerAwardsVega Medal (1915)Björkénska priset (1917)Wollaston Medal (1920)Scientific careerFieldsQuaternary geologyInstitutionsStockholm UniversityDoctoral studentsErnst Antevs Baron Gerard Jacob De Geer ForMemRS[1] (20 November 1858...

 

Village in Massachusetts, United States The Second Church of Plymouth at Manomet Manomet is a seaside village of Plymouth, Massachusetts, United States. It is named for the Wampanoag village of Manomet, located among the Manomet Ponds (the later site of the Manomet Ponds Praying Town).[1] Manomet has a Post Office in the business district whose ZIP code is 02345. Residents and businesses in this village that are non-Post Office box holders use Plymouth's ZIP code of 02360. Manomet is ...

Aras-wangi Calocedrus Calocedrus decurrensCalifornia incense cedarTaksonomiDivisiPinophytaKelasPinopsidaOrdoPinalesFamiliCupressaceaeSubfamiliCupressoideaeGenusCalocedrus Tata namaGender of a scientific name of a genusfeminin lbs Calocedrus, aras-wangi atau aras-dupa adalah genus pohon jenis konifera dalam keluarga cemara Cupressaceae yang pertama kali dideskripsikan sebagai genus pada tahun 1873.[1] Tiga spesies berasal dari Asia bagian timur dan satu spesies berasal dari Amerika Uta...

 

German biologist (1906–1990) Erwin BünningBorn(1906-01-23)January 23, 1906Hamburg, GermanyDiedOctober 4, 1990(1990-10-04) (aged 84)Tübingen, GermanyNationalityGermanAlma materUniversity of GöttingenHumboldt University of BerlinKnown forModel of plant photoperiodismSpouseEleanore BünningChildren3ParentsHeinrich BünningHermine WinklerScientific careerFieldschronobiologybotanyInstitutionsUniversity of JenaUniversity of KönigsbergUniversity of StrasbourgUniversity of Cologn...

 

Sociological category in the US WASP redirects here. For other uses, see WASP (disambiguation). Trinity Church in Manhattan has been seen as embodying the White Anglo-Saxon Protestant culture in the United States.[1] In the United States, White Anglo-Saxon Protestants (WASP) is a sociological term which is often used to describe white Protestant Americans of Northwestern European descent, who are generally part of the white dominant culture or upper-class and historically often the Ma...

Economy of KarnatakaBengaluru, The capital city of KarnatakaFiscal year1 April – 31 MarchStatisticsGDP₹28.09 lakh crore (US$337 billion) (2024–25 est.)[1]GDP rank3rdGDP growth17.7% (2023–24 est.)[1]GDP per capita₹332,926 (US$3,989) (2024–25)[1]GDP per capita rank5th (2023-24 est.)GDP by sectorAgriculture 15% Industry 19% Services 66% (2021–22)[1]Population below poverty line 13.2% in poverty (2020–21)[2]Human Development Index 0.70...

 

فرانك لوبوف (بالفرنسية: Frank Leboeuf)‏  معلومات شخصية الميلاد 22 يناير 1968 (العمر 56 سنة)[1]مارسيليا الطول 1.83 م (6 قدم 0 بوصة)[2][2] مركز اللعب مدافع[3] الجنسية فرنسا  المسيرة الاحترافية1 سنوات فريق م. (هـ.) 1988–1991 ستاد لافالوا 69 (11) 1991–1996 ستراسبورغ 189 (48) 1996–2001 ت...

 

Protein found in humans RPL29Available structuresPDBOrtholog search: PDBe RCSB List of PDB id codes4UG0, 4V6X, 5AJ0, 4UJD, 4D67, 4D5Y, 4UJE, 4UJCIdentifiersAliasesRPL29, HIP, HUML29, RPL29P10, RPL29_3_370, ribosomal protein L29External IDsOMIM: 601832; MGI: 99687; HomoloGene: 133570; GeneCards: RPL29; OMA:RPL29 - orthologsGene location (Human)Chr.Chromosome 3 (human)[1]Band3p21.2Start51,993,522 bp[1]End51,995,895 bp[1]Gene location (Mouse)Chr.Chromosome 9 (mouse)[2...

Oleg Petrovich Zhakov (Russian: Олег Петрович Жаков; 1 April 1905 in Sarapul, Vyatka Governorate – 4 May 1988 in Pyatigorsk, Stavropol Krai) was a Soviet and Russian film actor.[1] He performed in more than sixty films between 1927 up to 1988. People's Artist of the USSR (1969).[2] Winner of USSR State Prize (1971) and the Stalin Prize of the second degree (1946).[2] He graduated from the Leningrad College of Performing Arts (1929).[3] H...

 

National park in Finland Syöte National ParkIUCN category II (national park)Location in FinlandLocationFinlandCoordinates65°44′51″N 27°54′43″E / 65.74750°N 27.91194°E / 65.74750; 27.91194Area299 km2 (115 sq mi)Established2000Visitors40000 (in 2009[1])Governing bodyMetsähallitusWebsitewww.outdoors.fi/syotenp Syöte National Park (Syötteen kansallispuisto) is a national park in the area of Pudasjärvi, Posio and Taivalk...