Chú Báo Hồng (tiếng Anh: Pink Panther), là một nhân vật hoạt hình và cũng là tựa đề một series phim hoạt hình, truyền hình nổi tiếng của Mỹ. Sự nổi tiếng của Chú Báo Hồng kéo theo một loạt hàng hoá, truyện tranh, và phim hoạt hình truyền hình ăn theo. Chú là nhân vật chính trong 124 phim hoạt hình ngắn, 10 chương trình truyền hình và 3 hậu bản đặc biệt. Chú được biết đến như là Nathu hoặc Pangu ở Đông Nam Á, Báo nhỏ Paul ở Đức, và Chú Báo Hồng ở Việt Nam.
Nguồn gốc ra đời
Nhân vật hoạt hình Chú Báo Hồng xuất hiện ban đầu rất thành công với khán giả trong chuỗi các bộ phim thử nghiệm của đạo diễn Friz Freleng. Đoạn mở đầu của phim The Pink Panther năm 1963 với nhân vật hoạt hình Báo Hồng đã dẫn đến hàng loạt phim hoạt hình nổi tiếng về Pink Panther sau đó. United Artists đã ký kết với Freleng và công ty DePatie-Freleng Enterprises của Freleng một thỏa thuận hợp tác sản xuất sêri phim hoạt hình ngắn chiếu rạp "Chú Báo Hồng". Tập đầu tiên ra đời năm 1964: "The Pink Phink" đánh dấu sự xuất hiện của Chú Báo Hồng, nhân vật một người đàn ông nhỏ màu trắng trong phim cũng là hình ảnh biếm họa do Friz Freleng sáng tạo. (Nhân vật này được chính thức gọi là "Ông Lùn Trắng")[1]. Trong tập này, Chú Báo Hồng cố gắng sơn căn nhà màu hồng trong khi người đàn ông này lại muốn sơn màu xanh. "The Pink Phink" đoạt giải Oscar năm 1964 cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, và loạt phim tiếp theo kể về sự đối đầu của Báo Hồng với người đàn ông này được phát hành, tiếp tục gây được tiếng vang lớn.
Trong loạt đầu của phim hoạt hình Chú Báo Hồng, Báo Hồng thường bị câm, chỉ nói chuyện trong 2 tập, "Sink Pink" và "Pink Ice". Người lồng tiếng cho Báo Hồng là Rich Little, dựa trên giọng gốc của David Niven trong bản thử nghiệm. Tất cả phim hoạt hình Chú Báo Hồng ngắn đều sử dụng nhạc jazz nền "The Pink Panther Theme Song" sáng tác bởi Henry Mancini cho phim thử nghiệm năm 1963, với chỉnh sửa hoàn thiện bởi Walter Greene.[2][3][4][5]
Sau khi mua lại United Artists vào đầu những năm 1980, hãng MGM hiển nhiên sở hữu quyền thương mại và thương hiệu Chú Báo Hồng (Pink Panther).
Sau khi trình chiếu trên TV vào mùa thu 1969, một số bạn hữu của Báo Hồng xuất hiện và được giới thiệu thêm như: Điệp viên vụng về (The Inspector), Kiến và Lợn đất (The Ant and the Aardvark), Cóc Tijuana (Tijuana Toads), Cảnh Sát Trưởng (Hoot Kloot), và Ngài Cá Mập (Misterjaw). Trong đó nổi tiếng nhất là The Inspector kể về điệp viên vụng về Clouseau. Một số nhân vật/sêri phim khác có liên quan là Roland and Rattfink, The Dogfather, The Blue Racer và Crazylegs Crane. Ngoài ra trong phim còn có một số nhân vật phụ vui nhộn đáng kể như Con Ngựa, Chàng Trai Cơ Bắp.
Truyện tranh
Năm 1971, Gold Key Comics bắt đầu phát hành truyện tranh Chú Báo Hồng, vẽ bởi Warren Tufts. Tập truyện mang tên Báo Hồng và Điệp Vụ này kéo dài 87 tập cho đến khi Gold Key Comics ngừng hoạt động năm 1984.[6]
Ngoài xuất hiện trong phim, truyện tranh, Báo Hồng còn có mặt trong:
Nhạc nền "The Pink Panther Show" đã được hãng giày Nike sử dụng trong một chiến dịch quảng cáo với ngôi sao bóng đáPhápFranck Ribery bắt chước các nhân vật của phim Chú Báo Hồng.[7]
Chú Báo Hồng được mời làm "khách" trong tập phim Karate is K của phim Sesame Street.
Trong một chương trình, nhân vật truyền hình Mỹ Regis Philbin ngồi trong taxi, lái xe là Chú Báo Hồng.[8]
Công ty viễn thông Đức Deutsche Telekom sử dụng Chú Báo Hồng như một linh vật quảng cáo từ năm 1995 đến nay.
Ca sĩ Pop/R&B người Nhật Namie Amuro, một người hâm mộ hoạt hình, sử dụng hình ảnh Chú Báo Hồng như chủ đề chính của album - Queen of Hip-Pop. Một nhân vật đặc biệt "Namie Panther" dựa trên chính hình ảnh của Amuro, toàn bộ bao bì đều màu hồng. Amuro cũng có một MV là "WoWa" lấy hình ảnh Báo Hồng làm chủ đạo.
Ở Tây Ban Nha, một loại bánh phủ màu hồng gọi là Pantera Rosa cũng được bán ra.[9][10]
Phim Family Guy tập "Halloween on Spooner Street", cũng xuất hiện Báo Hồng trong cảnh mừng sinh nhật diễn viên chính."
Từ thiện
Báo Hồng cũng là một hình ảnh liên kết với một số tổ chức ủng hộ quỹ phòng chống ung thư. Điển hình là linh vật của Quỹ ung thư trẻ em New Zealand[11] và in trên áo của quỹ này để thúc đẩy nhận thức về ung thư.[12]
Giá trị
“
Thể loại phim hoạt hình cổ điển phải "chết" vào thập niên 60. Nhưng những người tạo ra Chú Báo Hồng đã không ngủ yên trên vòng nguyệt quế Oscar của họ. Họ vẫn không làm loại phim hoạt hình giống Warner Bros hay Disney. Họ tiếp tục với phong cách mới đầy sáng tạo. Đây là bộ phim hoạt hình quan trọng nhất thập niên 1960 của nước Mỹ.