Chuyên chính vô sản

Chuyên chính vô sản, một lý thuyết cốt lõi trong lý luận về nhà nước và pháp luật của Marx được F. Engels phát triển

Chuyên chính vô sản hay nền chuyên chính vô sản là một lý thuyết của chủ nghĩa Marx là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học theo đó chuyên chính vô sản là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. Chuyên chính vô sản được những người cộng sản cho là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Marx về vấn đề Nhà nước, là đỉnh cao của vai trò cách mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử và là sự phát triển của Lý luận về Nhà nướcKarl Marx đề ra và được những người kế thừa tư tưởng của ông phát triển.

Nguồn gốc

Khái niệm Chuyên chính vô sản lần đầu xuất hiện trong loạt bài Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850 của Marx xuất bản lần đầu năm 1850[1]. Trong loạt bài này Marx viết:

Đặc điểm

Chuyên chính vô sản có nhiều hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động. Lenin nhấn mạnh rằng: Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt.[3]

Và theo Lenin thì vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề căn bản của phong trào công nhân hiện đại ở tất cả các nước tư bản, không trừ một nước nào. Muốn giải thích thấu đáo vấn đề đó, cần phải hiểu lịch sử của nó. Trên phạm vi quốc tế, lịch sử của học thuyết về chuyên chính cách mạng nói chung và về chuyên chính vô sản nói riêng trùng với lịch sử của chủ nghĩa xã hội cách mạng và đặc biệt là trùng với lịch sử của chủ nghĩa Marx. Ông viết "Lịch sử tất cả các cuộc cách mạng của giai cấp bị áp bức và bị bóc lột chống lại những kẻ bóc lột là tài liệu và nguồn nhận thức chủ yếu nhất của chúng ta về vấn đề chuyên chính. Ai không hiểu rằng bất cứ giai cấp cách mạng nào muốn thắng lợi đều tất yếu phải thực hành chuyên chính, thì người đó không hiểu gì lịch sử các cuộc cách mạng hoặc không muốn biết gì về mặt này.[4]"

Quan điểm

Theo Lenin, chuyên chính vô sản là "hòn đá thử vàng" để nhận ra người Marxist "đích thực" và người Marxist giả danh chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản mà còn suốt cho cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến "xã hội không có giai cấp", đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết Marx về Nhà nước.

Lenin viết:

Chuyên chính vô sản không phải là hình thái nhà nước lý tưởng mà nhân loại phải đạt tới, mà là hình thức quá độ để nhà nước tiêu vong theo như quan điểm của F. Engels. Điều này đã thể hiện của Công xã Paris lần đầu tiên giai cấp vô sản trên thế giới đứng lên tiến hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, thành lập Công xã. Tuy nhiên cũng chính F. Engels là người sau này đã ủng hộ Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia ứng cử vào quốc hội để sử dụng nghị trường làm nơi đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và xem đó là biện pháp thay thế cho cuộc cách mạng và chuyên chính vô sản ở những nước dân chủ[5].

Cuối thế kỷ 19, các đảng Dân chủ Xã hội ở phương Tây đã từ bỏ ý tưởng chuyên chính vô sản để tham gia vào nền dân chủ do các nước Tây Âu mở rộng các quyền tự do, dân chủ và chấp nhận cho các đảng phái xã hội chủ nghĩa tham gia vào chính quyền. Trong thập niên 1970 các đảng cộng sản Tây Âu cũng từ bỏ ý tưởng chuyên chính vô sản để phân biệt mình với các đảng cộng sản cầm quyền ở những nước cộng sản. Các chương trình chính trị của họ đã từ bỏ mô hình cách mạng mà Karl Marx đã phác họa để thay vào đó là chủ nghĩa cải tổ trong các hoạt động chính trị.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ The ‘Dictatorship of the Proletariat’ in Marx and Engels, Chapter 1 of The ‘Dictatorship of the Proletariat’ from Marx to Lenin, by Hal Draper, Monthly Review Press, 1987.
  2. ^ Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850, Karl Marx - F Engels tuyển tập, tập 2, trang 137, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1981
  3. ^ “Chu nghia Mac”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “Chu nghia Mac”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ Toàn tập Mác- Ăng-ghen, quyển 22, trang 173, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, 1995