Chiến dịch Tĩnh Nan

Chiến dịch Tĩnh Nan

Bản đồ Chiến dịch Tĩnh Nan
Thời gian8 tháng 8 năm 1399 – 13 tháng 7 năm 1402
Địa điểm
Kết quả Quân Yên vương chiến thắng
Tham chiến
Quân Yên vương Quân nhà Minh
Chỉ huy và lãnh đạo
Yên vương Chu Đệ
Chu Cao Sí
Chu Cao Hú
Trương Ngọc  
Minh Huệ Đế
Cảnh Bính Văn
Lực lượng
12 vạn quân 63 vạn quân
Thương vong và tổn thất
Không rõ Tất cả bị tiêu diệt, bị bắt hoặc đầu hàng

Chiến dịch Tĩnh Nan (giản thể: 靖难之役; phồn thể: 靖難之役), hoặc Loạn Tĩnh Nan, là một cuộc nội chiến trong những năm đầu triều Minh của Trung Quốc giữa Chu Doãn Văn (Minh Huệ Đế), và chú của ông - Yên vương Chu Đệ. Cuộc chiến bắt đầu năm 1399 và kéo dài trong 3 năm. Chiến dịch kết thúc sau khi các lực lượng của Yên vương chiếm được kinh đô Nam Kinh. Sự sụp đổ của Nam Kinh kéo theo sự biến mất của Huệ Đế, và Chu Đệ giành được ngai vàng đăng quang thành Vĩnh Lạc Hoàng Đế.[1]

Bối cảnh

Sau khi thành lập triều Minh, Minh Thái Tổ bắt đầu củng cố quyền lực của hoàng gia. Ông giao nhiều vùng lãnh thổ cho các hoàng thân và cho họ nhận chức trên khắp đế chế. Các hoàng thân không có quyền lực hành chính trên lãnh thổ của họ, nhưng họ nắm giữ binh quyền một đạo quân riêng, số lượng khoảng từ 3.000 đến 19.000 người.[2] Các phiên vương tại phía bắc còn có quân số lớn hơn rất nhiều. Ví dụ, Ninh Vương Chu Quyền được cho là nắm trong tay hơn 80.000 quân.[3]

Thái tử Chu Tiêu chết trẻ, con trai ông là Chu Doãn Văn đã được chọn kế vị. Chu Doãn Văn là cháu trai của các phiên vương, và ông cảm thấy bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của họ. Tháng 5 năm 1398, Chu Doãn Văn lên ngai vàng, tức là Minh Huệ Đế sau khi Minh Thái Tổ băng hà. Các hoàng thân đã được lệnh ở lại trong vùng lãnh thổ của mình trong khi hoàng đế mới bắt đầu lập kế hoạch cho việc làm giảm quyền lực quân sự của họ, với sự cố vấn của Tề Thái và Hoàng Tử Trừng.[4][5]

Trước chiến dịch

Minh Huệ Đế

Ngay sau khi lên ngai vàng, Chu Doãn Văn, bây giờ Minh Huệ Đế đã bắt đầu kế hoạch để giảm sức mạnh của mỗi phiên vương. Một đề nghị được đưa ra là sức mạnh của Yên vương Chu Đệ nên được giảm đầu tiên do ông có lãnh thổ lớn nhất, nhưng đề nghị này bị từ chối.[6]

Vào tháng 7 năm 1398, Chu vương đã bị bắt ở Khai Phong vì tội mưu phản. Ông đã bị tước bỏ mọi quyền vị và bị đày đến Vân Nam.[7] Vào tháng 4 năm 1399, các phiên vương của Tề, Hằng và Đại cũng bị tước bỏ quyền vị. Tề vương và Đại vương được giám sát ở Nam Kinh và Đại đồng trong khi Hằng vương bị buộc tự vẫn.[8] Hai tháng sau, Mẫn vương cũng mất tước vị và bị đày đi Phúc Kiến.[9] Trước sự rạn nứt giữa phiên vương và triều đình lớn dần, Yên vương, người chỉ huy lực lượng quân đội mạnh nhất, cho rằng mình mới là người xứng đáng thừa kế ngôi vị hoàng đế.

Giai đoạn đầu, 1399

Vĩnh Lạc Hoàng Đế

Trong tháng 12 năm 1398, để ngăn chặn khả năng tấn công từ Yên vương Chu Đệ, Minh Huệ Đế bổ nhiệm một số quan lại tới Bắc Bình (ngày nay là Bắc Kinh) nơi Chu Đệ từng đóng quân. Đáp lại, Chu Đệ giả vờ bị bệnh trong khi ra sức chuẩn bị cho chiến tranh. Tuy nhiên, âm mưu đã được thông báo cho các quan lại của triều đình ở Bắc Bình bởi một trong những viên quan ở Yên.[10] Ngay lập tức, triều đình ra lệnh bắt giữ Yên vương. Dương Tín, một trong những đại thần quyết định để rò rỉ lệnh bắt giữ cho Yên vương.[11] Để chuẩn bị cho sự bắt giữ sắp xảy ra, Chu Đệ lệnh cho tướng Trương Ngọc tập trung 800 quân tuần tra các nơi ở Bắc Bình.[12]

Vào tháng 7 năm 1399, quân đội triều đình bao vây Yên quốc, Chu Đệ trả lời bằng cách xử tử các quan lại của hoàng đế và tấn công cổng Bắc Bình.[13] Khi đêm đến, Chu Đệ đã kiểm soát toàn thành và chính thức nổi dậy chống lại triều đình.[14][15] Vài ngày sau đó, quân Yên lần lượt chiếm Thông Châu, Kế Châu, Đôn Hoá và Mật Vân. Vào cuối tháng, Cư Dung quan, Hoài Lai và Vĩnh Bình rơi vào tay quân Yên và toàn bộ khu vực Bắc Bình đã nằm dưới sự kiểm soát của quân Yên.[16]

Khi quân Yên chiếm giữ Hoài Lai, Cửu vương chạy trốn tới Nam kinh từ lãnh địa của mình Trương Gia Khẩu, nơi nằm gần quân Yên.[17] Trong tháng 8, hoàng đế lệnh các Vương của Liêu và Ninh trở về Nam Kinh. Liêu vương chấp nhận yêu cầu trong khi Ninh vương từ chối.[18][19] Đại vương có ý định hỗ trợ quân Yên, nhưng đã bị bắt giữ và giám sát tại Đại Đồng.[20]

Phản ứng của triều đình 1399-1400

Cuộc tấn công đầu tiên

Vào tháng 7 năm 1399, những tin tức của cuộc nổi dậy đã truyền đến Nam Kinh. Minh Huệ Đế đã ra lệnh tước quyền vị của Yên Vương và bắt đầu tập trung quân đội để tấn công.[21][22] Một tổng hành dinh cho cuộc tấn công đã được thiết lập tại Chính Định, tỉnh Hà Bắc.[23]

Đã có rất nhiều tướng lĩnh bị Minh Thái Tổ thanh trừng, việc thiếu các tướng có kinh nghiệm là một nỗi lo của triều đình. Không có chọn lựa khác, triều đình cử lão tướng Cảnh Bỉnh Văn lúc đó đã 65 tuổi làm chủ soái và dẫn theo 13 vạn đại quân lên phía bắc.[24] Vào ngày 13 tháng 8, đại quân đến Chính Định.[25] Để chuẩn bị cho cuộc tấn công, đại quân đã chia ra và đóng quân ở Hà Giản, Trịnh châuHùng (huyện) riêng rẽ. Vào ngày 15 tháng 8, Chu Đệ bất ngờ tập kích quân triều đình tại Hùng (huyện) và Trịnh châu và chiếm giữ cả hai của thành trong khi sáp nhập quân đội vào lực lượng của mình.[26]

Một tướng dưới quyền Cảnh Bỉnh Văn đầu hàng Chu Đệ và thông báo cho Chu Đệ vị trí của quân Cảnh Tinh Văn. Chu Đệ cho viên tướng đó quay lại và nói cho Cảnh Tinh Văn biết rằng quân Yên đang đến và nên chuẩn bị giao tranh.[27]

Vào ngày 24 tháng 8, quân Yên đến Vô Cực. Dựa trên các thông tin thu thập được từ các người dân địa phương và quân đầu hàng, họ đã bắt đầu chuẩn bị để tấn công quân đội triều đình.[28]

Quân Yên bất ngờ đột kích quân đội của Cảnh Tinh Văn ngày hôm sau, và một cuộc chiến toàn diện xảy ra sau đó. Bản thân Chu Đệ đích thân chỉ huy tấn công vào bên cánh của quân Minh và đánh bại Cảnh Tinh Văn. Hơn 3.000 người đầu hàng Chu Đệ, số còn lại bỏ chạy về Chân Định. Tướng Cố Thành đầu hàng Chu Đệ.[29][30] Vài ngày sau đó,Chu Đệ dẫn quân đánh Chân Định nhưng không hạ được. Ngày 29 tháng 8, quân Yên rút về Bắc Bình.[31] Cố Thành đã được gửi trở lại với Bắc Bình để hỗ trợ Chu Cao Sí phòng thủ thành này.[32]

Chiến dịch thứ hai

Khi biết tin thua trận, Minh Huệ Đế rất lo lắng. Hoàng Tử Trừng tiến cử Tào quốc công Lý Cảnh Long, vốn là cháu họ Thái Tổ, làm chủ tướng và được chấp nhận bất chấp sự phản đối của Tề Thái.[33] Vào ngày 30 tháng 8, Lý Cảnh Long dẫn theo 50 vạn quân tiến đến Hà Giản.[34] Tin tức đến trại quân Yên, Chu Đệ đã chắc chắn quân Yên sẽ chiến thắng bằng cách chỉ ra những điểm yếu của quân Lý Cảnh Long.[35][36]

Phòng thủ của Bắc Bình

Ngày 1 tháng 9, quân triều đình từ Liêu Đông bắt đầu bao vây thành Hoàng Đảo.[37] Chu Đệ lập tức đem quân đi cứu viện ngày 19 và đánh bại quân triều đình tại Liêu Đông ngày 25. Nhân đà thắng lợi, Chu Đệ tấn công Đại Ninh, nhằm sáp nhập quân đội của Ninh vương.[38] Quân Yên chiếm được Đại Ninh vào ngày 6 tháng 10.[39] Ông đã ép Ninh vương và các quân đội ở Đại Ninh phải quy phục mình, giúp sức mạnh của quân Yên tăng lên đáng kể.[40]

Sau khi biết rằng Chu Đệ đã ở xa tại Đại Ninh, quân triều đình được lệnh Lý Cảnh Long vượt qua Cầu Lư Câu và bắt đầu tấn công Bắc Bình. Tuy nhiên, Chu Cao Sí đã có thể ngăn hết các cuộc tấn công.[41] Có lần quân triều đình đã suýt phá được thành nhưng Lý Cảnh Long vì nghi ngờ nên đã hạ lệnh lui quân..[42] Thời tiết tháng 10 ở Bắc Bình rất lạnh, Chu Cao Sí buổi tối sai người đổ nước lên tường thành, ngày hôm sau đã đóng băng làm quân triều đình không tấn công được[43] Quân triều đình được điều động là người phía nam nên không chịu được cái lạnh phía bắc.[44]

Trận chiến Trịnh trấn

Vào ngày 19 tháng 10, quân Yên tập trung tại Huệ Châu và bắt đầu trở lại Bắc Bình.[45] Ngày 5 tháng 11, đại quân Yên đã ở vùng ngoại ô của Bắc Bình và đánh bại các lực lượng trinh sát của Lý Cảnh Long.[46] Quân đội hai bên đã tập trung tại Trịnh trấn cho một trận đánh lớn diễn ra trong cùng ngày, và quân đội của Lý Cảnh Long bị nghiền nát.[47][48] Khi đêm xuống, Lý Cảnh Long rút lui vội vã khỏi Trịnh trấn, lực lượng triều đình còn lại ở Bắc Bình sau đó đã bị quân Yên bao vây và bị đánh bại.[49][50]

Trận chiến Trịnh trấn đã kết thúc bằng sự rút lui của Lý Cảnh Long trở lại với Đức Châu.[51] Quân triều đình mất hơn 10 vạn người trong cuộc chiến này.[52] Vào ngày 9 tháng 11, Chu Đệ trở về Bắc Bình và dâng tấu cho triều đình về ý định của mình để loại bỏ gian thần Tề Thái và Hoàng Tử Trừng, tuy nhiên Hoàng Đế từ chối trả lời.[53] Trong tháng 12,Vũ Cao bị bãi chức tại Liêu Đông, và Chu Đệ quyết định tấn công Đại Đồng. Quân Yên chiếm được Lai Nguyên vào ngày 24 tháng 12, và các đơn vị đồn trú đầu hàng. Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1400, quân Yên chiếm được Ngụy châu mà không gặp bất cứ sự phản kháng nào.[54] Vào ngày 2 tháng 2, quân Yên đến Đại Đồng và bắt đầu bao vây thành phố. Do ý nghĩa quan trọng của Đại Đồng, triều đình đã buộc Lý Cảnh Long phải tăng cường bảo vệ thành một cách vội vã. Tuy nhiên, Chu Đệ đã trở về Bắc Bình trước khi quân triều đình kịp đến, và quân triều đình phải chịu những tổn thất đáng kể dù không chiến đấu.[55]

Với quân đội kiệt sức, Cảnh Long đã viết thư cho Chu Đệ và yêu cầu cho một hiệp ước đình chiến.[56] Trong cuộc tấn công vào Đại Đồng, một số lực lượng từ Mông Cổ đầu hàng quân Yên.[57] Trong tháng 2, các đồn binh ở Bảo Định cũng đã đầu hàng.[58]

Trận chiến Sông Bạch Câu

Vào tháng tư 1400, Lý Cảnh Long huy động 60 vạn quân và bắt đầu tiến về phía bắc hướng tới phía sông Bạch Câu. Vào ngày 24 tháng tư, quân Yên và quân triều đình chạm trán nhau.[59] Quân triều đình đã phục kích Chu Đệ và quân Yên đã phải chịu tổn thất lớn ban đầu. Quân triều đình đặt địa lôi trên đường rút lui khiến quân Yên tổn thất nặng trên đường trở về trại.[60][61] Ngày hôm sau, quân triều đình đã tấn công thành công hậu quân của quân Yên[62] Chu Đệ tự thân chống trả bằng cách tấn công vào trung quân của Lý Cảnh Long. Trận chiến trở nên bất phân thắng bại khi Chu Cao Sí đem quân tiếp viện đến.[63][64] Lúc này một cơn gió to làm gãy cờ chủ soái của Lý Cảnh Long làm cho quân triều đình hoang mang gây ra hỗn loạn. Chu Đệ nhân cơ hội toàn lực phản kích, đánh bại quân triều đình.[65] Hơn 10 vạn người theo hàng Chu Đệ và Lý Cảnh Long lại chạy về Đức Châu một lần nữa.[52][66][67]

Vào ngày 27 tháng 4, quân Yên bắt đầu tiến về Đức châu để bao vây thành này. Quân Yên chiếm được Đức châu vào ngày 9 Tháng 5, và Lý Cảnh Long đã buộc phải chạy trốn đến Tế Nam. Quân Yên đuổi theo ngay lập tức và bao vây Tế Nam vào ngày 15 Tháng 5, Lý Cảnh Long lại chạy trốn đến Nam Kinh.[68] Mặc dù thua trận để mất toàn bộ quân đội và bị triều thần đàn hặc, Lý Cảnh Long vẫn được tha chết.[69]

Một quan viên của Minh Huệ Đế đã hiến kế ly gián, Huệ Đế nghe theo, sai sứ giả mang tiền tài đến Bắc Bình, vốn đang được trấn thủ bởi con trưởng của Chu Đệ là Chu Cao Sí (Minh Nhân Tông sau này), cùng với lời hứa nếu giao nộp Bắc Bình sẽ được giữ lại tước vị Yên Vương và được thế tập về sau. Biết tính cha đa nghi, Chu Cao Sí bắt ngay sứ giả và đem cả người lẫn vật đến giao cho Chu Đệ ngoài tiền tuyến. Chu Đệ cho chém sứ giả, lại đem tiền đó thưởng cho Chu Cao Sí để khen thưởng vỗ về, bảo đảm cho hậu phương vững chắc. Chu Đệ còn cho người tung tin rằng mình là con đẻ của Mã Hoàng hậu để hợp pháp việc thừa kế ngai vàng. Ông còn phao tin rằng chính mình mới là người được Thái Tổ chọn để truyền ngôi nhưng đã bị Chu Tiêu và những kẻ ủng hộ cản trở.

Bế tắc, 1400-1401

Trận chiến Tế Nam

Đền thờ Thiết Huyễn ở Hồ đại minh, Tế Nam

Thành Tế Nam bị quân Yên bao vây, lực lượng phòng thủ do Thiết Huyễn và Thịnh Dung chỉ huy đã từ chối đầu hàng.[70] Ngày 17 tháng 5, quân Yên chuyển hướng sông để nước ngập vào thành.[71] Thiết Huyễn đã giả vờ đầu hàng và dụ Chu Đệ đến gần cổng thành[72] Khi Chu Đệ tới gần cổng thành, ông đã bị quân triều đình phục kích và phải chạy trốn trở lại trại. Cuộc bao vây tiếp tục trong ba tháng tiếp theo.[73] Vị trí của Tế Nam là cực kì quan trọng nên Chu Đệ đã quyết định phải chiếm được thành phố. Sau khi gặp nhiều trở ngại trong cuộc bao vây, Chu Đệ chuyển sang việc sử dụng các khẩu pháo. Đáp lại, quân phòng thủ dùng kế đặt các tấm bảng viết tên của Chu Nguyên Chương, cha của Chu Đệ, trên đỉnh của các bức tường thành. Chu Đệ đã buộc phải ngừng bắn phá.[74]

Trong tháng 6, Minh Huệ Đế cử một sứ giả đến để thương lượng hòa bình, nhưng bị Chu Đệ từ chối[75] Quân tiếp viện của triều đình đến Hà Giản vào khoảng tháng 7, và làm gián đoạn đường tiếp tế của quân Yên.[76] Với việc đường tiếp tế bị đe dọa, Chu Đệ đã buộc phải rút trở lại với Bắc Bình ngày 16 tháng tám. Quân Tế Nam đã đuổi theo và chiếm lại thành Đức Châu.[77] Cả Thiết Huyễn và Thịnh Dung được thăng chức để chỉ huy thay Lý Cảnh Long. Quân triều đình quay trở lại phương bắc và đóng quân tại  Định Châu  và Thương Châu, Hà Bắc.[78]

Trận chiến Đông Xương

Vào tháng 10 năm 1400, Chu Đệ được thông báo rằng quân triều đình đang tiến về phương bắc và ông đã quyết định đánh phủ đầu Thương Châu. Rời khỏi Thông Châu ngày 25 tháng 10, quân Yên đến Thương Châu ngày 27 và chiếm được thành sau hai ngày. Quân Yên vượt sông và đến Đức Châu ngày 4 tháng 11. Chu Đệ cố gắng kêu gọi Thịnh Dung đầu hàng nhưng đã thất bại. Thịnh Dung cũng thất bại trong việc tấn công hậu quân của quân Yên. Trong tháng 11, quân Yên đã đến Lâm Thanh và Chu Đệ quyết định phá vỡ tuyến cung ứng của triều đình để ép Thịnh Dung từ bỏ Tế Nam. Để chống lại, Thịnh Dung lên kế hoạch cho trận chiến tại Đông Xương với quân đội được trang bị hỏa khí và tên độc.

Ngày 25 tháng 12, quân Yên đến Đông Xương.[79] Thịnh Dung thành công trong việc dụ Chu Đệ vào vòng vây của mình, tướng Yên Trương Ngọc đã bị giết trong khi cố gắng phá vỡ vòng vây để giúp Chu Đệ thoát ra.[80] Trong khi Chu Đệ trốn chạy từ chiến trường, các nhánh quân Yên khác đã bị đánh bại vào ngày hôm sau, và buộc phải rút lui.[81] Vào ngày 16 tháng 1 năm 1401, quân Yên quay trở lại với Bắc Bình.[82] Trận Đông Xương là thất bại lớn nhất của Chu Đệ kể từ khởi đầu chiến dịch, ông đặc biệt buồn vì cái chết của Trương Ngọc.[83][84] Trong trận chiến, Chu Đệ đã suýt chết nhiều lần. Tuy nhiên, quân triều đình được lệnh của Minh Huệ Đế tránh giết Chu Đệ, Yên vương đã được lợi từ điều nay.[85]

Tin chiến thắng sau trận chiến Đông Xương đã được đưa ngay về Nam Kinh cho Hoàng đế. Trong tháng 1 năm 1401, Tề Thái và Hoàng Tử Trừng đã được phục hồi chức vụ, và Hoàng đế đã đi tạ ơn tổ tiên tại Thái Miếu.[86][87][88][89] Tinh thần quân đội triều đình đã tăng lên đáng kể, và quân Yên đã buộc phải ở lại Sơn Đông[90]

Trận chiến Cảo Thành

Trận chiến tại Đông Xương là một thất bại nhục nhã dành cho Chu Đệ, nhưng quân sư thân tín của ông là Diêu Quảng Hiếu vẫn khuyên ông nên tiếp tục chiến tranh. Quân Yên được điều động trở lại chiến trường ngày 16 tháng 2 năm 1401 và bắt đầu nam tiến.

Trước những dự báo về cuộc tấn công của quân Yên, Thịnh Dung đã đóng quân tại Đức Châu với 20 vạn quân trong khi số còn lại ở Chính Định. Chu Đệ quyết định tấn công Thịnh Dung trước. Ngày 20 tháng 3, quân Yên chạm trán quân của Dung tại bờ sông gần Vũ Di sơn. Ngày 22, quân Yên vượt sông. Nhận thấy doanh trại quân triều đình được canh gác cẩn thận, Chu Đệ tự mình đi tìm kiếm điểm yếu trong trại đối phương. Do có lệnh của hoàng đế ngăn không được giết Chu Đệ nên quân đội triều đình phải để Chu Đệ do thám xung quanh trong khi cố kiềm chế không tấn công.

Sau khi trinh sát về, Chu Đệ dẫn quân tấn công cánh trái quân triều đình. Trận chiến sau đó đã kéo dài đến đêm, cả hai bên đều chịu tổn thất tương đương nhau. Hai bên tiếp tục giao tranh vào ngày hôm sau. Sau một vài giờ chiến đấu dữ dội, một trận gió mạnh bất ngờ thổi từ hướng đông bắc sang tây bắc về phía quân triều đình. Quân Yên đã tràn qua nhờ vào trận gió, Thịnh Dung buộc phải rút lui về Đức Châu. Quân tiếp viện từ Chính Định cũng đã rút lui sau khi nghe tin về trận chiến.

Trận chiến đã tái lập lại vị thế cho Chu Đệ. Vào ngày 4 tháng 3, Tề Thái và Hoàng Tử Trừng bị quy trách nhiệm cho việc thua trận và đã bị cách chức, Hoàng đế bắt họ đi tuyển quân ở các vùng khác.

Sau trận Vũ Di sơn, quân Yên tiếp tục tiến về Chính Định. Chu Đệ đã dùng kế dụ quân triều đình ra khỏi thành và chạm trán họ tại Cảo thành vào ngày 9 tháng 3. Đối mặt với hỏa khí và nỏ của quân triều đình, quân Yên đã chịu tổn thất nặng nề. Trận chiến tiếp tục ngày hôm sau và một trận gió dữ dội bắt đầu thổi. Quân triều đình thất bại trọng việc giữ vững đội hình và bị quân Yên nghiền nát.

Trong tất cả các trận đánh quân Yên đều được sự trợ giúp của những cơn gió. Điều này khiến Chu Đệ tin rằng mình đang nắm giữ thiên mệnh.

Các trận đánh sau đó

Ngay lập tức sau trận Cảo thành, quân Yên đã nhân đà chiến thắng để hành quân về phía nam mà không gặp sự kháng cự nào. Chu Đệ yêu cầu một cuộc thương thảo hòa bình và Minh Huệ Đế đã tham khảo ý kiến các đại thần. Phương Hiếu Nhụ khuyên ông giả vờ đàm phán trong khi ra lệnh cho quân đội ở Liêu Đông quay lại tấn công Bắc Bình. Kế hoạch đã không diễn ra như đã định, vào tháng 5 Thịnh Dung đã đem quân tấn công đường vận lương của quân Yên. Chu Đệ tuyên bố rằng Thịnh Dung đã không dừng các hoạt động quân sự vì có mưu đồ xấu xa và cố thuyết phục Minh Huệ Đế bỏ tù Thịnh Dung.

Do cả hai bên ngừng đàm phán, Chu Đệ quyết định cắt đứt đường vận lương tới Đức Châu. Ngày 15 tháng 6, quân Yên đã thành công trong việc thiêu hủy kho lương tại đất Bái. Quân phòng thủ Đức Châu trên bờ vực sụp đổ. Ngày 10 tháng 7 quân triều đình tại Chính Định bất ngờ đột kích Bắc Bình. Chu Đệ chia quân phòng thủ Bắc Bình và đến ngày 18 tháng 9 đã tiêu diệt hết các cánh quân triều đình. Trong một hi vọng giữ lại chiều hướng trận chiến, các đại thần triều đình đã cố gắng chia rẽ hai con trai của Chu Đệ nhưng kế hoạch không thành.

Ngày 15 tháng 7, quân triều đình từ Đại Tông tiến đến gần Bảo Định, đe dọa đến Bắc Bình và Chu Đệ buộc phải rút lui. Quân Yên đã có được một chiến thắng quyết định vào ngày 2 tháng 10, buộc quân triều đình phải lui về Đại Tông. Ngày 24 tháng 10, quân Yên về đến Bắc Bình. Quân triều đình từ Liêu Đông cố gắng đột kích thành một lần nữa nhưng cuộc tấn công đã bị đẩy lui.

Cuộc nội chiến Tĩnh Nan đã kéo dài được hai năm cho đến thời điểm này. Dù cho chiến thắng nhiều lần nhưng quân Yên không có khả năng giữ được lãnh thổ đã chiếm được do thiếu nguồn nhân lực và tài chính. Quân triều đình vốn đông đảo hơn rất nhiều và nguồn tài chính cũng dồi dào hơn, dễ dàng đưa quân chiếm lại các thành trì đã mất sau khi quân Yên rút về phía bắc.

Quân Yên tấn công, 1401-1402

Nam tiến

Vào mùa đông năm 1401, nhận thấy quân Yên không thể duy trì các thành trì đã chiếm được sau các chiến thắng, Chu Đệ quyết định thay đổi phương thức tấn công tổng thể. Quân Yên sẽ bỏ qua các thành trì mà quân triều đình phòng thủ vững chắc và nam tiến thẳng xuống sông Trường Giang.

Ngày 2 tháng 12, quân Yên tập trung binh mã và bắt đầu nam tiến. Trong tháng 1 năm 1402, quân Yên tấn công ồ ạt qua Sơn Đông và chiếm giữ Đông A, Đông Bình, Vấn Thượng và đất Bái. Ngày 30 tháng 1 năm 1402 quân Yên tiến đến Từ châu, một trung tâm vận lương quan trọng.

Đáp lại việc huy động quân đội của Yên quốc, Minh Huệ Đế đã ra lệnh cho quân đội bảo vệ Hoài An và tăng cường quân cho Sơn Đông. Ngày 21 tháng 2, quân triều đình tại Từ Châu đã từ chối tham chiến với quân Yên để tập trung phòng thủ Từ Châu sau khi hứng chịu một trận thua.

Trận chiến Linh Bích

Chu Đệ quyết định bỏ qua Từ Châu và tiếp tục nam tiến. Quân Yên đã vượt qua Tô Châu và tiến đến Bạng Phụ ngày 9 tháng 3. Quân tại Tô Châu đã đuổi theo nhưng bị Chu Đệ phục kích ngày 14 tháng 3, quân triều đình lại rút về Tô Châu.

Ngày 23 tháng 3, Chu Đệ điều động quân đi phá đường cung ứng cho Từ Châu. Đến ngày 14 tháng 4, quân Yên bắt đầu vượt sông và đối mặt với doanh trại quân triều đình ở bờ nam. Một trận chiến nổ ra ngày 22 tháng 4 và quân triều đình đã giành được chiến thắng, giữ vững tuyến phòng thủ. Quân triều đình liên tiếp thắng trận khiến cho tinh thần quân Yên bắt đầu tụt xuống. Lính của quân Yên đa phần là người phương Bắc và họ không quen với cái nóng mùa hè đang đến gần. Các tướng đã đề xuất rút lui để củng cố lực lượng nhưng Chu Đệ không chấp thuận.

Trong suốt thời gian này, triều đình nhận được tin đồn rằng các cánh quân Yên đang rút lui về Bắc Bình. Minh Huệ Đế đã cho gọi quân đội trở về Nam Kinh làm giảm bớt quân đội đóng tại phía bắc sông Trường Giang. Ngày 25 tháng 4, quân triều đình di chuyển các trại về Linh Bích và bắt đầu dựng trại tại đây. Một loạt các trận chiến đã nổ ra sau đó, và quân triều đình dần dần cạn kiệt lương thực do quân Yên cắt đường vận lương thành công. Với số lương cung ứng ít ỏi và quân số đông, quân triều đình buộc phải phá vây và tập lại bên bờ sông Hoài. Hiệu lệnh phá vây được quyết định là ba tiếng pháo nổ. Ngày hôm sau quân Yên tấn công các công sự của quân triều đình tại Linh Bích với hiệu lệnh tương tự. Điều này làm cho các đạo quân phá vây bị lộ vị trí và bị quân Yên tấn công. Quân triều đình bị sụp đổ hoàn toàn trong tình trạng hỗn loạn trong khi quân Yên tấn công như vũ bão, giành quyền kiểm soát và kết thúc trận chiến.

Quân đội chủ lực của triều đình đã bị nghiền nát trong trận chiến quyết định tại Linh Bích. Quân Yên bây giờ không còn gì cản được họ tiến về phía nam sông Trường Giang.

Nam Kinh thất thủ

Sau trận chiến Linh Bích, quân Yên tiến thẳng về phía đông nam và chiếm đất Tứ ngày 7 tháng 5. Thịnh Dung cố gắng xây dựng phòng tuyến tại sông Hoài Hà nhằm ngăn quân Yên vượt sông. Vì cuộc tấn công bị chặn đứng ở Hoài An, Chu Đệ chia quân ra và tấn công đồng loạt vào các cánh quân của Thịnh Dung. Quân của Thịnh Dung thất trận và quân Yên chiếm được Hồ Di.

Ngày 11 tháng 5, quân Yên hành quân về Dương Châu và Dương Châu đã đầu hàng một tuần sau đó. Cao Bưu, một tòa thành gần đó cũng đã đầu hàng sau đó.

Dương Châu thất thủ là một tai họa khủng khiếp cho quân triều đình vì kinh đô Nam Kinh nay đã bị đặt vào tình thế dễ bị tấn công trực tiếp. Sau khi nhận được sự cố vấn của Phương Hiếu Nhu, Minh Huệ Đế tiếp tục hòa đàm với Chu Đệ để kéo dài thời gian trong khi kêu gọi trợ giúp từ các đội quân cần vương của các nơi. Các tỉnh gần nhất là Tô Châu, Ninh Ba và Huệ Châu đều đã phái quân đi tham gia bảo vệ kinh đô.

Ngày 22 tháng 5, Chu Đệ từ chối việc thương lượng nhằm đình chiến. Đến ngày 1 tháng 6, quân Yên vượt sông Trường Giang nhưng gặp phải sự kháng cự cứng rắn của Thịnh Dung. Sau một vài bước lùi, Chu Đệ đã cân nhắc việc đồng ý hòa bình và rút về phương bắc. Chu Cao Sí mang quân tiếp viện đến vào thời điểm quyết định và đè bẹp quân của Thịnh Dung. Trong quá trình chuẩn bị vượt sông, quân Yên thu được một số tàu chiến từ hải quân triều đình. Ngày 3 tháng 6, quân Yên vượt sông Trường Giang tại Qua Châu. Quân của Thịnh Dung bị đánh bại một lần nữa. Ngày 6 tháng 6, Trấn Giang rơi vào tay quân Yên.

Đến ngày 8 tháng 6, quân Yên tiến vào 30 km về phía đông Nam Kinh. Quân triều đình đang trong tình trạng hoảng sợ tột độ, Minh Huệ Đế điên cuồng gửi nhiều sứ giả đi nhằm thương lượng một cuộc đình chiến, nhưng Chu Đệ từ chối ý định này và quân Yên tiến thẳng về phía kinh thành.

Đến ngày 12 tháng 6, Nam Kinh hoàn toàn bị cô lập. Mọi tin tức gửi đi các tỉnh đều bị quân Yên chặn lại. Không có dấu hiệu nào của quân tiếp viện cho kinh thành. Ngày 13 tháng 7 năm 1402, quân Yên tiến đến Nam Kinh. Quân thủ thành dưới sự chỉ huy của Lý Cảnh Long và Cốc vương Chu Huệ quyết định mở cổng thành đầu hàng mà không chiến đấu. Với việc chiếm được Nam Kinh của Yên vương, chiến dịch Tĩnh Nan đã kết thúc.

Kết quả

Khi quân Yên tiến vào Nam Kinh, Minh Huệ Đế đã đốt cháy cung điện trong nỗi tuyệt vọng. Trong khi thi thể của Mã hoàng hậu đã được tìm thấy thì thi thể Minh Huệ đế đã biến mất và không bao giờ được tìm thấy. Hoàng đế được cho rằng đã trốn thoát qua đường hầm và đi mai danh ẩn tích.

Chu Đệ quyết định cho qua chuyện và tổ chức lễ tang hoàng gia cho Minh Huệ Đế, nhằm cho dân chúng nghĩ là Minh Huệ Đế đã chết. Ngày 17 tháng 7, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế và trở thành Minh Thành Tổ. Tất cả các chính sách thời Huệ Đế đã bị đảo ngược lại trở về các chính sách ban đầu thời Hồng Vũ.

Ngày 25 tháng 6, Phương Hiếu Nhu, Tề Thái và Hoàng Tử Trừng đều bị xử tử và gia đình họ bị tru di. Rất nhiều các quan lại khác của Minh Huệ Đế bị xử tử hoặc tự sát và gia đình họ bị đi đày. Phần lớn các gia đình này được tha tội và cho phép trở về quê nhà vào thời Minh Nhân Tông.

Ghi chú

  1. ^ Liang 2007, p. 78
  2. ^ Every prince is entitled to three "Wei" (三護衛) of guards.
  3. ^ History of Ming, Volume 7: 寧獻王權,太祖第十七子。洪武二十四年封。逾二年,就藩大寧。大寧在喜峰口外,古會州地,東連遼左,西接宣府,為巨鎮。帶甲八萬,革車六千,所屬朵顏三衛騎兵皆驍勇善戰。權數會諸王出塞,以善謀稱。
  4. ^ History of Ming, Volume 3: 遺詔曰:「朕膺天命三十有一年,憂危積心,日勤不怠,務有益於民。奈起自寒微,無古人之博知,好善惡惡,不及遠矣。今得萬物自然之理,其奚哀念之有。皇太孫允炆仁明孝友,天下歸心,宜登大位。內外文武臣僚同心輔政,以安吾民。喪祭儀物,毋用金玉。孝陵山川因其故,毋改作。天下臣民,哭臨三日,皆釋服,毋妨嫁娶。諸王臨國中,毋至京師。諸不在令中者,推此令從事。」
  5. ^ Ming Tongjian, Volume 11: 至是燕王自北平奔喪,援遺詔止之,於是諸王皆不悅,流言煽動,聞于朝廷。謂子澄曰:「先生憶昔東角門之言乎?」對曰:「不敢忘。」於是始與泰建削藩之議。
  6. ^ Mingjian Gangmu, Volume 1: (洪武三十一年)六月,戶部侍郎卓明請徙封燕王棣於南昌,不聽。
  7. ^ Mingjian Gangmu, Volume 1: 乃命曹國公李景隆以備邊為名,猝至開封,圍王宮,執之以歸。.
  8. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: (建文元年)夏四月,湘王柏自焚死,齊王榑、代王桂有罪,廢為庶人。柏膂力過人,握刀槊弓矢,馳馬若飛。至是有告其反者。帝遣使即訊,柏焚其宮室,彎弓躍馬,投火中死。榑累歷塞上,以武功喜,時與燕通,為府中人所告;會代郡亦上變,乃廢二王為庶人,錮榑京師,幽桂大同。
  9. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: (建文元年)六月,岷王楩有罪,廢為庶人:西平侯沐晟奏楩不法,廢為庶人,徙漳州。
  10. ^ Ming Tongjian, Volume 12: (六月)己酉,燕山百戶倪亮上變,告燕官校於諒、周鐸等陰事,詔逮至京師,皆戮之。復詔責燕王。王遂稱疾篤,佯狂走呼市中,奪酒食,語多妄亂,或臥土壤彌日不甦。張昺、謝貴入問疾,王盛夏圍爐播顫曰:「寒甚。」宮中亦杖而行。昺等稍信之,長史葛誠密語之曰:「王本無恙,公等勿懈。」
  11. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 初,張信之至燕也,與昺等同受密旨,憂懼不知所出。以告母,母大驚曰:「吾聞燕都有王氣,王當爲天子。汝慎勿妄舉,取赤族禍也。」至是又密敕信,使執王,信見事急,三造燕邸,辭不見,乃乘婦人車徑至門,固請之。王召入,信拜牀下,密以情輸王。王猶佯為風疾,不能言,信曰:「殿下毋爾也。臣今奉詔禽王,王果無意,當就執,如有意,幸勿誨臣。」王察其誠,下拜曰:「生我一家者,子也!」於是召僧道衍謀舉兵。
  12. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 會昺等部署衛卒及屯田軍士,布列城中,一面飛章奏聞。布政司吏李有直竊其草,獻之府中,燕王亟呼護衛張玉、朱能等率壯士八百人入衛。
  13. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 秋,七月,詔至,「逮燕府官屬」,於是張昺、謝貴等率諸衛士以兵圍府第,.
  14. ^ Taizong Shilu, Volume 2: 是夜,(張)玉等攻九門,黎明已克其八,惟西直門未下。上令指揮唐雲解甲騎馬,導從如平時,過西直門,見闘者,呵之曰:「汝眾喧閧,欲何為者?誰令爾為此不義,是自取殺身耳。」眾聞雲言,皆散,乃盡克九門,遂下令安集城中,人民安堵,諸司官吏視事如故。北平都指揮使俞填走居庸關,馬瑄走薊州]],宋忠率兵至居庸關,知事不齊,退保懷來,留俞填守居庸。
  15. ^ 《皇明祖訓•法律》:如朝無正臣,内有奸惡,則親王訓兵待命,天子密詔諸王,統領鎮兵討平之。
  16. ^ Taizong Shilu, Volume 2: 甲戌,通州衛指揮房勝等率眾以城來歸。
    丙子,馬宣在薊州,謀起兵來攻。上遣指揮朱能等攻拔其城,遂生擒馬宣。遵化衛指揮蔣玉、密雲衛指揮郭亨各以城來歸。
    己卯,命指揮徐安、鐘祥、千戶徐祥等討填,安等攻破其城(居庸關),填走懷來,依宋忠。
    甲申,至懷來。.
  17. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 壬辰,谷王橞聞燕兵破懷來,自宣府奔京師。
  18. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 燕兵起,朝廷慮(朱)權與燕合,召權及遼王植歸京師。植泛海還,權不至,坐削護衛。
  19. ^ Taizong Shilu, Volume 3: 齊泰等慮遼王植、寧王權為上之助,建議悉召還京,惟植至,遂遣敕削權護衛。
  20. ^ Ming Tongjian, Volume 13: 陳質者,建文元年宋忠之敗,質以參將退守大同,代王欲舉兵應燕,質持之不得發。
  21. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 棣反書聞。帝告太廟,削棣屬籍,廢為庶人。詔示天下。以(耿)炳文太祖時宿將,拜征虜大將軍。
  22. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 是月,燕王反書聞。齊泰請削燕屬籍,聲罪致討。或難之,泰曰:「明其為賊,敵乃可克。」遂定議伐燕,布告天下。
  23. ^ History of Ming, Volume 142: 暴昭,潞州人。.
  24. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 炳文等瀕行,上戒之曰:「昔蕭繹舉兵入京,而令其下曰:『一門之內,自極兵威,不祥之甚。』今爾將士與燕王對壘,務體此意,毋使朕有殺叔父名。」
  25. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 八月,己酉,耿炳文師次真定。
  26. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 壬子,.
  27. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 會炳文部將張保來降,言「炳文兵三十萬,先至者十三萬,分營滹沱河南北。」王厚撫保,遣歸,使詐言「被執得脫,且具陳雄、鄚敗狀,燕兵旦夕至。」.
  28. ^ Taizong Shilu, Volume 3: 壬戌,未至真定二十裡,獲采樵者,詢知炳文軍惟備西北,其東南無備。上率三騎先至東門,突入其運糧車中,擒二人問之,其南岸之營果移於北岸,由西門而營,直抵西山。
  29. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 炳文出城逆戰,張玉、譚淵、朱能等率眾奮擊,王以奇兵出其背,循城夾攻,橫衝其陣,炳文大敗,奔還。朱能與敢死士三十餘騎,追奔至滹沱河東。炳文眾尚數萬,復列陣向能。能奮勇大呼,衝入炳文陣,南軍披靡,蹂藉死者甚眾,棄甲降者三千餘人。
  30. ^ Taizong Shilu, Volume 3: 上將輕騎數十,繞出城西,先破其二營。適炳文送使客出,覺之奔還,.
  31. ^ Taizong Shilu, Volume 3: 丙寅,攻真定二日未下。上曰:「攻城下策,徒曠時日,鈍士氣。」遂命班師。
  32. ^ Ming Tongjian, Volume 12: (顧)成遂降,王遣人送北平,輔世子居守。
  33. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 上聞真定之敗,始有憂色,謂黃子澄曰:「柰何!」對曰:「勝敗兵家之常,無足慮。」因薦曹國公李景隆可大任,齊泰極言其不可,竟用之。
  34. ^ Taizong Shilu, Volume 4: (九月)戊寅,諜報曹國公乘傳至德州,收集耿炳文敗亡將卒并調各處軍馬五十萬,進營河間。
  35. ^ Taizong Shilu, Volume 4:上語諸將曰:「李九江(李景隆小名),豢養之子,寡謀而驕矜,色厲而中餒,忌刻而自用,況未嘗習兵,見戰陣而輙以五十萬付之,是自坑之矣。漢高祖大度知人,善任使,英雄為用,不過能將十萬,九江何等才而能將五十萬?趙括之敗可待矣。」
  36. ^ Taizong Shilu, Volume 4: 上笑曰:「兵法有五敗,景隆皆蹈之。為將政令不脩,紀律不整,上下異心,死生離志,一也;今北地早寒,南卒裘褐不足,披冒霜雪,手足皸瘃,甚者墮指,又士無贏糧,馬無宿槁,二也;不量險易,深入趨利,三也;貪而不治,智信不足,氣盈而愎,仁勇俱無,威令不行,三軍易撓,四也;部曲喧嘩,金鼓無節,好諛喜佞,專任小人,五也。九江五敗悉備,保無能為。然吾在此,必不敢至,今須往援永平,彼知我出,必來攻城,回師擊之,堅城在前,大軍在後,必成擒矣。」
  37. ^ Taizong Shilu, Volume 4: 九月戊辰朔,永平守將郭亮馳報:江陰侯吳高、都督耿瓛等以遼東兵圍城。
  38. ^ Taizong Shilu, Volume 4: 丙戌,上率師援永平,諸將請曰:「必守盧溝橋,扼李景隆之沖,使不得徑至地城下。」上曰:「天寒冰涸,隨處可度,守一橋何足拒敵?舍之不守,以驕敵心,使深入受困於堅城之下,此兵法所謂利而誘之者也。」壬辰,吳高等聞上至,倉卒盡棄輜重,走山海。上遣輕騎追之,斬首數千級,俘降亦數千人,盡散遣之。上議攻大寧,.
  39. ^ Taizong Shilu, Volume 4: 壬寅,師抵大寧,城中不虞我軍驟至,倉卒關門拒守。上引數騎循繞其城,適至西南隅而城崩,上麾勇士先登,眾蟻附而上,遂克之,獲都指揮房寬,撫綏其眾,頃刻而定,城中肅然無擾。遣陳亨家奴並城中將士家屬報亨,劉真等引軍來援,軍士聞家屬無恙,皆解甲。時寧王權三護衛為朝廷削奪者尚留城中,至是皆歸附,上悉以還寧王。
  40. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 壬寅,燕師至大寧。王單騎入城,詭言窮蹙求救,執寧王手大慟。寧王信之,為草表謝,請赦其死。居數日,情好甚洽。時北平銳卒伏城外,吏士得稍稍入城,陰結三衛部長及戍卒。己酉,燕王辭去,寧王祖之郊外,伏兵起,擁寧王行,三衛彍騎及諸戍卒一呼畢集。守將朱鑑不能禦,力戰死,寧府長史石撰不屈死。壬子,燕師南還,寧王同行,寧妃、世子皆從,悉以三衛配北軍,大寧城為之一空。
  41. ^ Taizong Shilu, Volume 4: 李景隆聞上征大寧,果引軍度盧溝橋,意氣驕盈,有輕視之志,以鞭擊馬韂曰:「不守盧溝橋,吾知其無能為矣。」直薄城下,築櫐九門,遣別將攻通州。時世子嚴肅部署,整肴守備,城中晏然,數乘機遣勇士縋城夜斫景隆營,殺傷甚眾,營中驚擾,有自相蹂踐而者。景隆攻麗正門急,時城中婦女皆乘城擲瓦石擊之,其勢益沮。
  42. ^ According to Siku Quanshu version of History of Ming, Volume 142: 瞿能傳「與其子帥精騎千餘攻張掖門」,臣方煒按:《明書》-{云}-:「能從李景隆攻北平,力戰,勢甚銳,與其子獨帥精騎千餘人殺入彰義門。」彰義門,金之西門,元所謂南城也,今之廣寧門;人猶呼為彰義。外城雖建於嘉靖時,意金城故址在明初猶存,使作張掖,音轉之訛耳。疑即彰義他書,但無可證,謹識闕疑。
  43. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 燕世子高熾堅守,夜遣勇士縋城出斫營,營中驚擾,驟退。都督瞿能攻張掖門,垂克。景隆忌能功,令止之。燕人夜汲水沃城,明日冰凝,不得上。
  44. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 景隆日夕戒嚴,不恤士卒,皆植戟立雪中,凍死者相踵。於是北平之守益堅。
  45. ^ Taizong Shilu, Volume 4: 乙卯,我軍至會州,命張玉將中軍,鄭亨、何壽充中軍左、右副將;朱能將左軍,朱榮、李浚充左軍左、右副將;李彬將右軍,徐理、孟善充右軍左、右副將;徐忠將前軍,陳文、吳達充前軍左、右副將;房寬將後軍,和允中、毛整充後軍左、右副將;以大寧歸附之眾分隸各軍。丁巳,師入松亭關。
  46. ^ Taizong Shilu, Volume 5: 庚午,師至孤山,訊知李景隆軍鄭村壩。我邏騎至白河,還言河水流澌,兵不可度,又聞景隆列陣于白河西。是日,大雪初霽。上默禱曰:「天若助予,則河冰合。」是夜,起營。達曙白,河冰已合。於是會師畢度。諸將進賀曰:「同符光武滹沱之瑞,上天祐助之徵也。」上曰:「成敗亦惟聽於天耳。」時景隆遣都督陳暉領騎萬餘來哨而行道相左,暉探知我軍度河,從後追躡,其眾方度,上率精騎還擊之,斬首無算,暉餘眾奔度,河冰忽解,溺死甚眾,獲馬二十餘匹,暉僅以身免。
  47. ^ Taizong Shilu, Volume 5: 諜報景隆馭軍嚴刻,士卒多躡履執戟,盡夜立雪中,不得息,凍死及墮指者甚眾,臨戰率不能執兵。上曰:「違天時以自敝,可不勞而勝之。」乃率諸軍列陣而進,遙望敵軍讙動。上曰:「彼亂而囂,可擊也。」以精騎先進,連破其七營,諸軍繼之交戰,自午至酉,上益張奇兵,左右衝擊,大敗景隆兵,斬首數萬級,降者數萬,悉縱遣之。
  48. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 辛未,戰於鄭村壩,連破其七營,遂逼景隆。燕將張玉等列陣而進,乘勝抵城下,城中兵亦鼓噪而出,內外夾攻,景隆師潰,宵遁。
  49. ^ Taizong Shilu, Volume 5: 是夜,景隆盡棄其輜重,拔眾南遁,遂獲馬二萬餘匹。諸將請追之,上歎曰:「殺傷多矣,降皆釋之,遁者不須追也。況天氣冱寒,饑凍而死者亦不少,宜抑止鋒銳,勿過傷生。」諸將乃止。
  50. ^ Taizong Shilu, Volume 5: 時敵兵違九門者尚未知景隆遁,猶固守不退。癸酉,上率兵攻之,破其四營,其餘望風奔遁,所獲兵資器仗不可勝計。
  51. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 翌日,九壘猶固守,燕兵次第破其四壘。餘眾聞景隆已走,遂棄兵糧,晨夜南奔。景隆退還德州。
  52. ^ a b Mingjian Gangmu, Volume 2:.
  53. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 乙亥,燕王再上書自理,謂「朝廷所指為不軌之事凡八,皆出齊泰、黃子澄等奸臣所枉,請誅之以告天下。」不報。
  54. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 二年正月丙寅朔,上至蔚州,.
  55. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 我師攻大同,李景隆果來援,引軍出紫荊關。上率師由居庸關回,景隆軍凍餒死者甚眾,墮指者什二三,棄鎧伏於道,不可勝計。
  56. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 癸亥,景隆遺燕王書,請息兵,王答書索齊泰、黃子澄等,又以「前兩次上書悉不賜答,此必奸臣慮非己利,匿不以聞,今備錄送觀之。」景隆得書,遂有貳志。
  57. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 丁未(二月十二),韃靼國公趙脫列幹、司徒趙灰鄰帖木兒、司徒劉哈剌帖木兒自沙漠率眾來歸,賜賚有差。
  58. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 是月,保定知府雒僉叛降於燕。
  59. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 乙卯,燕師渡玉馬河,營於蘇家橋。
  60. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 己未,遇(平)安兵於河側,安伏精兵萬騎邀擊。燕王曰:「平安,豎子耳。往歲從出塞,識我用兵,今當先破之。」及戰,安素驍勇,奮矛直前,都督瞿能父子繼之,所向披靡,燕師遂卻。會千戶華聚、百戶谷允陷陣而入,斬首七級,又執我(南軍)都指揮何清。日色已暝,遂收軍。是役也,真定之師亦至,合兵六十萬,陣列河上,郭英等預藏火器於地中,燕師多死。王從三騎殿後,夜,迷失道,下馬伏地視流,燒稍辨東西,始知營所在,倉猝渡河而北。王還營,令諸軍蓐食。
  61. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 敵藏火器於地,其所謂「一窠蜂」、「揣馬丹」者,著入馬皆穿,而我軍俱無所複。時夜深,各收軍還營,上親殿后,從者惟三騎,迷所營處。上下馬,視河流,辨東西,營在上流,遂度河,稍增至七騎。是夜,營白溝河北,令軍士秣馬蓐食,俟旦畢度。
  62. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 明日再戰,能及安擣燕將房寬陣,敗之。
  63. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 乃令都指揮丘福等以萬餘騎沖其中堅不動,上以精銳數十突入敵軍左掖,殺傷甚眾,.
  64. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 燕王見事急,親冒矢石,又令大將丘福衝其中堅,不得入,王盪其左,突景隆兵繞出王後,飛矢雨注。王馬三創,凡三易,所射矢三服皆盡,乃提劍,劍鋒復折,馬阻於堤,幾為瞿能、平安所及。王亟走登堤,佯舉鞭招後騎,景隆疑有伏,不敢進,會高煦救至,乃得免。
  65. ^ History of Ming, Volume 118: 白溝河之戰,成祖幾為瞿能所及,高煦帥精騎數千,直前決戰,斬能父子于陣。
  66. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 比日晡,瞿能復引眾搏戰,大呼滅燕,斬馘數百。越雋侯俞通淵、陸涼衛指揮滕聚,引眾赴之。會旋風起,折大將旗,南軍陣動,王乃以勁騎繞其後,乘風縱火。能父子及通淵、聚皆死,安與朱能亦敗,官軍大亂,奔聲如雷。郭英等潰而西,景隆潰而南,棄其器械輜重殆盡。燕師追至月樣橋,降十餘萬人。景隆走德州。
  67. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 會旋風折其大將旗幟,眾大亂,我軍乘風縱火,燔其營,煙焰漲天,郭英等潰而西,李景隆等潰而南,棄輜重、器械、孳畜不可勝計,所賜斧鉞皆得之,斬首數萬級,溺死十余萬,追至雄縣月樣橋,殺溺蹂躪死者複數萬,橫屍百餘裡,降者十余萬,悉放遣之,李景隆單騎走德州。
  68. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 壬戌,我軍乘勝進取德州。辛未,李景隆聞我軍且至,拔德州之眾宵遁。癸酉,命陳亨、張信入德州,籍吏民,收府庫,得糧儲百余萬。.
  69. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 冬十月,詔李景隆還。赦不誅。御史大夫練子寧、宗人府經歷宋徵、御史葉希賢並言景隆失律喪師,懷貳心,宜誅。黃子澄亦請正其罪以謝天下。皆不聽。子澄拊膺曰:「大事去矣!薦景隆誤國,萬死不足贖罪!」
  70. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 燕師遂圍濟南,鉉與庸等乘城守禦。王知不可驟克,令射書城中趣降。
  71. ^ Taizong Shilu, Volume 6: 辛巳,隄水灌濟南城。
  72. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 鉉乃佯令守陴(牆頭)者皆哭,撤守具,遣千人出城詐降。王大喜,軍中懽呼。鉉設計,預懸鐵板城門上,伏壯士闉堵(甕城)中,候燕王入,下板擊之,又設伏,斷城外橋以遏歸師。
  73. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 比王入門中,人呼千歲,鐵板下稍急,傷燕王馬首。王驚覺,易馬而馳。伏發,橋倉猝不可斷,王鞭馬自橋逸去,憤甚,復設長圍攻之。鉉隨宜守禦,燕師持久頓城下者凡三閱月,卒不能下。
  74. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 初,燕王之攻真定也,三日不下,即解兵去。惟自以得濟南足以斷南北道,即不下金陵,畫疆自守,亦足以徐圖江、淮,故乘此大破景隆之銳,盡力攻之,期於必拔。不意鉉等屢挫其鋒,又令守陴者詈燕,燕王益憤,乃以大炮攻城。城中不支,鉉書高皇帝神牌,懸之城上,燕師不敢擊。
  75. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 六月,上聞濟南危急,用齊泰、黃子澄計,遣使赦燕罪以緩其師。己酉,命尚寶丞李得成詣燕師,諭王罷兵。王不聽,留之,得成遂附於燕。
  76. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 秋,七月,都督平安將兵二十萬,進次河間之單家橋,謀出御河,斷燕餉道。
  77. ^ Ming Tongjian, Volume 12: (八月)戊申,燕師解圍去,盛庸、鐵鉉追擊,敗之。金兵德州,燕守將陳旭遁,遂復德州。
  78. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 九月,辛未,擢鐵鉉山東布政使,參贊軍務,尋進兵部尚書。封盛庸為曆城侯,授平燕將軍,以代景隆,都督陳暉、平安副之。詔庸屯德州,平安及吳傑屯定州,徐凱屯滄州,相為犄角以困北平。
  79. ^ Taizong Shilu, Volume 7: 乙卯,我師至東昌,盛庸背城而出。
  80. ^ History of Ming, Volume 118: 及成祖东昌之败,张玉战死,成祖只身走,适高煦引师至,击退南军。
  81. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 燕王直前薄庸軍左翼,不動;復衝中堅,庸開陣縱王入,圍之數重。燕將朱能率番騎來救,王乘間突圍出。而燕軍為火器所傷甚眾,大將張玉死於陣。會平安至,與庸合兵。丙辰,又戰,復大敗之,前後斬馘數萬人。燕師遂北奔,庸等趣兵追之,復擊殺無算。
  82. ^ Taizong Shilu, Volume 7: 丁巳,師至館陶。時盛庸馳報真定,於是敵眾四出,以要我歸師。.
  83. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 王聞張玉敗沒,痛哭曰:「勝負常事,不足慮;艱難之際,失此良將,殊可悲恨!」
  84. ^ Taizong Shilu, Volume 7: 上複曰:「勝負固兵家常事,今勝負亦相當,未至大失,所恨者失張玉耳。艱難之際,喪此良輔,吾至今寢不帖席,食不下嚥也。」
  85. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 是役也,燕王瀕於危者數矣,諸將徒以奉上詔,莫敢加刃。王亦陰自恃,獨以一騎殿後,追者數百人不敢逼。適高煦領指揮華聚等至,擊退庸兵,獲部將數人而去。
  86. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: (建文元年十一月)罷兵部尚書齊泰、太常寺卿黃子澄:棣以前所上書不報,再上書,請去泰、子澄。帝為罷二人以謝燕。陰留之京師,仍參密議。
  87. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 辛巳三年,春正月。復齊泰、黃子澄官。
  88. ^ Ming Tongjian, Volume 12: 丁丑(正月初七),享太廟,告東昌捷。
  89. ^ Those Ming Dynasty Stuff, Volume 1: 朱允炆大喜過望,決定去祭祀太廟,想來祭祀內容無非是告訴他的爺爺朱元璋,你的孫子朱允炆戰勝了你的兒子朱棣。真不知如朱元璋在天有靈,會作何感想。
  90. ^ Mingjian Gangmu, Volume 2: 庸軍勢大振。自燕人犯順,轉鬭兩年,奉銳甚。至是失大將,燕軍奪氣。其後定計南下,皆由徐沛,不敢復道山東。