Chi Sắn dây

Chi Sắn dây
Pueraria phaseoloides
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Phân họ: Faboideae
nhánh: Millettioids
Tông: Phaseoleae
Phân tông: Glycininae
Chi: Pueraria
DC., 1825[1]
Loài điển hình
Hedysarum tuberosum Roxb. ex Willd., 1803
Các đồng nghĩa
  • Bujacia E.Mey.
  • Glycine L.
  • Zeydora Lour. ex Gomes Mach.

Chi Sắn dây (danh pháp khoa học: Pueraria) là chi thực vật có hoa trong họ Fabaceae.[2][3] Chi này được Augustin Pyramus de Candolle lập ra năm 1825, với hai loài được ông mô tả là P. tuberosaP. wallichii.[1]

Giới hạn phân loại

Chi này như định nghĩa truyền thống là đa ngành, với một số loài có quan hệ họ hàng gần với một số chi khác trong tông Phaseoleae.[4] Các nghiên cứu năm 2015, 2016 của Egan et al. chia tách Pueraria nghĩa truyền thống thành 5 nhánh, với nhánh chứa loài điển hình P. tuberosa tạo thành định nghĩa của chi Pueraria nghĩa mới và đơn ngành.[5][6][7]

Các loài

Tại thời điểm năm 2022, cơ sở dữ liệu Plants of the World Online của Kew công nhận 18 loài.[8]

Các thành viên cũ

Phần còn lại của chi Pueraria nghĩa truyền thống thuộc về 4 nhánh còn lại, với chi tiết như sau:[6]

  • Neustanthus Benth., 1852 – được phục hồi lại, có quan hệ chị-em với Sinodolichos
    • P. phaseoloides (Roxb.) Benth., 1867N. phaseoloides (Roxb.) Benth., 1852. P. edulis, P. montanaN. phaseoloides thường được gọi là sắn dây hay đậu ma (tên tiếng Anh: kudzu). Các khác biệt hình thái giữa các loài này là rất khó nhận thấy.[9]
      • N. phaseoloides var. javanicus (Benth.) A.N.Egan & B.Pan, 2015 (đồng nghĩa: P. javanica (Benth.) Benth., 1867)
      • N. phaseoloides var. phaseoloides
      • N. phaseoloides var. subspicatus (Benth.) A.N.Egan & B.Pan, 2015 (đồng nghĩa: P. subspicatus (Benth.) Benth., 1867)
  • Teyleria
  • Toxicopueraria A.N.Egan & B.Pan, 2015 – Có quan hệ chị-em với Cologania
  • Haymondia A.N.Egan & B.Pan, 2015 – Có thể nằm ngoài Glycininae, gần với Kennediinae; được biết đến trong một thời gian dài như là đặt sai chỗ.

Các danh pháp sau đây không được chấp nhận ngay cả trước Egan (2016), nhưng có công bố hợp lệ:

  • P. omeiensis Wang et TangP. montana:[10] Nga Mi cát đằng (峨眉葛藤 ). Danh pháp không được chấp nhận, lấy theo tên núi Nga Mi.[2]
  • P. stracheyi Baker, 1876Apios carnea (Wall.) Benth. ex Baker., 1876
  • P. maclurei (F. P. Metcalf) F. J. Herm., 1962Sinodolichos lagopus (Dunn) Verdc., 1970 – Vẫn được WFO công nhận.

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b de Candolle A. P., 1825. Notice sur quelques genres et espèces nouvelles de légumineures, extraite de divers mémoires présentés à la Société d’Histoire naturelle de Genève, pendant le cours des années 1823 et 1824: Pueraria. Annales des sciences naturelles; comprenant la physiologie animale et végétale, l'anatomie comparée des deux règnes, la zoologie, la botanique, la minéralogue et la géologie 4: 97.
  2. ^ a b “Pueraria DC”. Flora of China.
  3. ^ “Pueraria DC”. Flora of Pakistan.
  4. ^ Lee J., Hymowitz T. (2001). “A molecular phylogenetic study of the subtribe Glycininae (Leguminosae) derived from the chloroplast DNA RPS16 intron sequences”. American Journal of Botany. Botanical Society of America. 88 (11): 2064–2073. doi:10.2307/3558432. JSTOR 3558432. PMID 21669638.
  5. ^ Egan A. N. & Pan B. (2015). “Resolution of polyphyly in Pueraria (Leguminosae, Papilionoideae): The creation of two new genera, Haymondia and Toxicopueraria, the resurrection of Neustanthus, and a new combination in Teyleria. Phytotaxa. 218 (3): 201. doi:10.11646/phytotaxa.218.3.1.
  6. ^ a b Egan A. N., Vatanparast M. & Cagle W. (2016). “Parsing polyphyletic Pueraria: Delimiting distinct evolutionary lineages through phylogeny”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 104: 44–59. doi:10.1016/j.ympev.2016.08.001. PMID 27495827.
  7. ^ Cagle W., 2013. Parsing polyphyletic Pueraria: Delimiting distinct evolutionary lineages through phylogeny. Đại học East Carolina, luận văn thạc sĩ.
  8. ^ “Pueraria DC. | Plants of the World Online | Kew Science”. Plants of the World Online.
  9. ^ Jewett D. K., Jiang C. J., Britton K. O., Sun J. H. & Tang J. (2003). “Characterizing specimens of Kudzu and related taxa with RAPD's”. Castanea. Southern Appalachian Botanical Society. 68 (3): 254–260. ISSN 0008-7475. JSTOR 4034173.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Pueraria omeiensis T.Tang & Wang”. World Flora Online.

Liên kết ngoài