Chi Nhài

Chi Nhài
Jasminum polyanthum
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Oleaceae
Chi (genus)Jasminum
Các loài
xem văn bản

Chi Nhài hay chi Lài hay còn gọi là hoa Lài (danh pháp khoa học: Jasminum) là một chi cây leo có 200 loài thuộc họ Nhài (Oleaceae).

Mô tả

Cây nhỡ có khi leo, cao 0,5-3m, có nhiều cành mọc xoà ra. Lá hình trái xoan bầu dục, bóng cả hai mặt, có lông ở dưới, ở kẽ những gân phụ. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn.

Bộ phận dùng

Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Jasmini.

Phân bố

Hình ảnh về hoa nhài

Hoa lài có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Á-Âu, Châu Phi, Châu Úc và Châu Đại Dương, mặc dù chỉ có một trong số 200 loài có nguồn gốc bản địa châu Âu.[1][2][3] Trung tâm đa dạng của chúng là ở Nam Á và Đông Nam Á.[4]

Một số loài hoa nhài đã nhập nội vào vùng Địa Trung Hải thuộc châu Âu. Ví dụ, loài hoa nhài Tây Ban Nha (Jasminum grandiflorum) có nguồn gốc từ Tây Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Bắc Châu Phi và Đông Phi và hiện đã được nhập nội vào bán đảo Iberia.[5]

Jasminum fluminense (đôi khi được gọi không chuẩn là "hoa nhài Brasil") và Jasminum dichotomum (hoa nhài Gold Coast) là những loài thực vật xâm lấn ở HawaiiFlorida, Mỹ.[6][7] Jasminum polyanthum (còn được gọi là nhài hồng) là một loại cỏ dại xâm lấn ở Úc.[8]

Thu hoạch

Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông, đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Chỉ mới biết trong hoa có một chất béo thơm, hàm lượng 0,08%. Thành phần chủ yếu của chất béo này là parafin, ester formic acetic-benzoic-linalyl và este anthranylic metyl và indol.

Tính vị, tác dụng

Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.

Một số loài

Tham khảo

  1. ^ C.C. Townsend and Evan Guest (1980). "Jasminum officinale," in Flora of Iraq, Vol. 4.1. Baghdad, pp. 513–519.
  2. ^ Ernst Schmidt; Mervyn Lötter; Warren McCleland (2002). Trees and shrubs of Mpumalanga and Kruger National Park. Jacana Media. tr. 530. ISBN 978-1-919777-30-6.
  3. ^ Jasminum @ EFloras.org.
  4. ^ H. Panda (2005). Cultivation and Utilization of Aromatic Plants. National Institute Of Industrial Research. tr. 220. ISBN 978-81-7833-027-3.[liên kết hỏng]
  5. ^ Jasminum. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
  6. ^ Jasminum fluminense. CSDL PLANTS của Cục Bảo tồn Tài nguyên Tự nhiên Hoa Kỳ, USDA.
  7. ^ Jasminum dichotomum. CSDL PLANTS của Cục Bảo tồn Tài nguyên Tự nhiên Hoa Kỳ, USDA.
  8. ^ “Weeds of the Blue Mountains Bushland – Jasminum polyanthum”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài