Chi Ngũ gia bì

Chi Ngũ gia bì
E. gracilistylus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Araliaceae
Chi (genus)Eleutherococcus
Maxim., 1859
Các loài
xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa
Acanthopanax (Decne. & Planch.) Miq., 1863

Chi Ngũ gia (danh pháp khoa học: Eleutherococcus, đồng nghĩa: Acanthopanax) là chi thực vật có hoa trong họ Araliaceae,[1] chứa 38 loài[2] cây bụi và cây gỗ có gai. Chúng là bản địa khu vực Đông Á, từ đông nam SiberiaNhật Bản tới PhilippinesViệt Nam.[2] Trong số này 18 loài đến từ Trung Quốc, từ khu vực miền trung đến miền tây quốc gia này.[2]

Từ nguyên và sử dụng danh pháp

Từ "Eleutherococcus" từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "quả mọng tự do". Từ "Acanthopanax" có nghĩa là "sâm gai".[3]

Danh pháp khoa học trong thực vật học có lịch sử ngoằn nghèo. Acanthopanax từng được sử dụng tại Trung Quốc như là tên gọi khoa học chính xác cho chi này cho tới gần đây, trong khi tại phương Tây người ta sử dụng danh pháp Eleutherococcus như là tên gọi chính thức.[4]

Tên gọi

Tên gọi ngũ gia bì (tiếng Trung: 五加皮; bính âm: wǔjiāpí; Wade–Giles: wuchiapi) theo Trung dược học[4] có thể gán cho một loạt các loài trong chi này,[5] nhưng hiện nay tại Trung Quốc chúng được gọi chung là ngũ gia (五加, wujia), đặc biệt là E. gracilistylus, và theo một nguồn thì ngũ gia sinh dược thật sự là thu hái từ loài này, còn E. sessiliflorus chỉ là nguồn thay thế.[4]

Tên gọi trong tiếng Nhật ukogi (ウコギ, 五加(木)?) vay mượn trực tiếp từ tên gọi tiếng Trung, và được áp dụng cho nhiều loài trong chi này.[6] Sách thảo mộc học thế kỷ 10 là Bản thảo hòa danh (本草和名) giới thiệu ngũ gia Trung Quốc như là một loại cây được gọi là mukogi (牟古岐, mâu cổ kỳ), đặc biệt là nói tới E. sieboldianus (tên Nhật: hime-ukogi).[7]

Các loài

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Eleutherococcus. The Plant List. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b c Tumiłowicz, Jerzy; Banaszczak, Piotr (2006), “Woody species of Araliaceae at the Rogów Arboretum” (PDF), Rocznik Dendrologiczny, 54: 35–50, Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2018 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  3. ^ Agricultural Society of Japan 1896 p.9 Acanthopanax spinosum, Miq., Ukogi (ウコギ, 五加?)
  4. ^ a b c d Foster, Steven; Yue, Chongxi (1992), Herbal Emissaries: bringing Chinese herbs to the West: a guide to gardening (preview), Inner Traditions / Bear & Co., tr. 73, ISBN 9780892813490
  5. ^ Nanba, Tsuneo (難波恒雄) (1970). 漢方薬入門 (Kanpōyaku nyūmon). Hoikusha., p.41
  6. ^ (日本國語大辞典), 1976, trích đoạn: "果実は熟すと黑くなる,多く生垣に用い,若葉は食用とし、根の皮は五加皮(ごかひ)といい,滋養強壮剤として用いる。"
  7. ^ Yoshikawa, Seiji (吉川誠次); Ōhori, Yasuyoshi (大堀恭良) (2002). 日本・食の歴史地図(Nihon & Shoku no rekishi chizu) (snippet). Seikatsujin shinsho (生活人新書). tr. 175–182. ISBN 4-14-088-016-3.[liên kết hỏng]
  8. ^ 京都府レッドデータブック(Sách đỏ tỉnh Kyoto) (2009). ケヤマウコギ(オニウコギ) (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  9. ^ 愛媛県レッドデータブック(Sách đỏ tỉnh Ehime) (2009). 高等植物 - ウラジロウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ NAGY 植物図鑑. エゾウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  11. ^ Eleutherococcus senticosus. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ NAGY 植物図鑑. ヒメウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  13. ^ NAGY 植物図鑑. ヤマウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  14. ^ 鎌倉発 旬の花. オカウコギ (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  15. ^ 神戸・六甲山系の森林. ウラゲウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  16. ^ 日本の植物たち. ミヤマウコギ (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.

Tham khảo