Chi Dâu tằm

Chi Dâu tằm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Moraceae
Tông (tribus)Moreae[1]
Chi (genus)Morus
L., 1753
Các loài
Xem trong bài.

Chi Dâu tằm (danh pháp khoa học: Morus) là một chi thực vật có hoa trong họ Moraceae. Có 10 đến 16 loài thực vật rụng lá thuộc chi này thường được gọi là dâu.

Chi có quan hệ gần gũi với nó là Broussonetia cũng được gọi là dâu, nổi tiếng là dâu giấy, Broussonetia papyrifera.[2] Các loài dâu phát triển rất nhanh khi còn nhỏ nhưng trở nên phát triển chậm và hiếm khi cao hơn 10–15 m (33–49 ft). Lá cấu trúc đơn giản, mọc xen kẽ, thường phân thùy đặc biệt nhiều hơn ở những cây non so với cây trưởng thành, và có răng cưa trên mép lá.

Tùy theo loài, chúng có thể là cây tự thụ phấn hoặc không.[3]

Các loài

Phân loại Morus phức tạp và vẫn còn tranh cãi. Hơn 150 loài đã được đặt tên, và mặc dù các nguồn khác nhau có thể dẫn chiếu các chọn lọc tên gọi được chấp nhận khác nhau, chỉ có 17 loài là được chấp nhận rộng rãi. Sự phân loại Morus sẽ phức tạp hơn nếu tính cả các loài lai ghép.

Các loài sau đây được đa số nhà thực vật học chấp nhận:

Các loài sau phân bố ở đông và nam châu Á, được chấp nhận theo cách truyền thống bởi một hoặc một vài nghiên cứu; các tên đồng nghĩa cũng được liệt kê:

Tham khảo

  1. ^ Morus L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 16 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ Wunderlin, Richard P. Broussonetia papyrifera. Flora of China. 5 – qua eFloras.org, Missouri Botanical Garden, St. Louis, MO & Harvard University Herbaria, Cambridge, MA.
  3. ^ “Red Mulberry”. Northeastern Area State & Private Forestry - USDA Forest Service. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.