Cha rơi

Cha rơi
Thể loạiTâm lý xã hội
Tình cảm
Gia đình
Kịch bảnNguyễn Quý Dũng
Đạo diễnNguyễn Phương Điền
Diễn viênThái Hòa
NSƯT Thành Lộc
NSƯT Thanh Nam
Thanh Hằng
Huỳnh Đông
Ngọc Lan
Hoàng Oanh
Hoài Lâm
Thành Đạt
Chấn Cường
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tập37
Sản xuất
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtCông ty Sóng Vàng
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV9
Phát sóng16 tháng 9 năm 2014 – 5 tháng 11 năm 2014

Cha rơi là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Công ty Sóng Vàng do Nguyễn Phương Điền làm đạo diễn.[1][2] Phim phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, bắt đầu từ ngày 16 tháng 9 năm 2014 và kết thúc vào ngày 5 tháng 11 năm 2014 trên kênh VTV9.[2][3]

Nội dung

Cha rơi xoay quanh giữa cuộc đời của 3 người cha, mỗi người đều có những hoàn cảnh riêng với nhiều nỗi niềm chôn giấu. Ông Ba Trí (NSƯT Thanh Nam) là một cán bộ lão thành có con cháu đông đúc, thành đạt. Vậy mà ông lại cô đơn quạnh hiu tuổi già khi bị các con ra sức phê phán mối tình già đơn sơ, chân thật. Cha con ông Toàn (Thái Hòa) phải sống trong cảnh nghèo túng. Ông sống mặc kệ những lời gièm pha về tư cách đạo đức khi bị nghi ngờ nhiều lần giở trò đồi bại với chính đứa con gái của mình. Nhưng mối thâm tình của họ chứa đựng uẩn khúc mà không ai thấu hiểu. Hay ông Định (NSƯT Thành Lộc), một trí thức thông kim bác cổ luôn sống với vẻ bề ngoài lạc quan, bình thản nhưng trong lòng mang nỗi đau về một mối tình.[1][2]

Diễn viên

Cùng một số diễn viên khác....

Nhạc phim

  • Về bên cha

Sáng tác: Vũ Đức Sao Biển

Thể hiện: Hoài Lâm

  • Cha rơi

Sáng tác: Lex Vũ

Thể hiện: Hoài Lâm

Sản xuất

Bộ phim do Nguyễn Phương Điền làm đạo diễn, kịch bản viết bởi Nguyễn Quý Dũng. Theo Quý Dũng, ông đặt tên cho phim là "Cha rơi" vì "người ta thường chỉ đề cập đến người phụ nữ với những trăn trở đau buồn... Nhưng đàn ông chúng tôi cũng có nhiều tâm sự lắm", cũng như cho biết ông lấy cảm hứng kịch bản từ dãy nhà trọ ngay phía trước nhà biên kịch "nảy sinh rất nhiều vấn đề".[4][5] Ba vai diễn chính của bộ phim được giao lần lượt cho NSƯT Thanh Nam, NSƯT Thành LộcThái Hòa.[6] Dù không phải là vai diễn đầu tiên trong một bộ phim truyền hình, Hoài Lâm cho biết anh đã nghiên cứu kịch bản vô cùng cẩn thận và tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước nhằm hòa mình vai diễn vì "cảm nhận được tính nhân văn sâu sắc của bộ phim".[3][6] Để hóa thân vào vai diễn của mình, Thái Hòa đề nghị với đạo diễn mua áo của một người lượm ve chai và mặc vào diễn luôn. Diễn xuất của ông được đánh giá là xuất sắc đến nỗi khi bước vào nơi quay phim, nhiều người ở xóm trọ đã tưởng ông là người lượm ve chai thật và đuổi đi.[4]

Đón nhận

Tại thời điểm phát sóng, dù không có "trai xinh gái đẹp" trong phim, Cha rơi đã nhận về những phản hồi tích cực từ người xem, được cho là vì diễn xuất thực lực của dàn diễn viên, nội dung tình tiết thú vị và những câu nói cùng thông điệp ý nghĩa.[2][5][7] Viết cho Bản tin Hiệp Thông của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tác giả Gia Kỳ khen ngợi bộ phim khi "khiến khán giả truyền hình rơi… nước mắt" và ghi nhận nhân vật Ba Trí do NSƯT Thanh Nam thủ vai đã góp phần vào thành công cho bộ phim.[5] Bộ phim sau đó đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 34 và giải Cánh diều vàng năm 2014 cho hạng mục phim truyện truyền hình.[8]

Giải thưởng

Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2014 Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 34 Phim truyện Giải vàng [9][10][11]
Giải Cánh diều Phim truyện truyền hình Cánh diều vàng [5][8][12]
Biên kịch xuất sắc Nguyễn Quý Dũng Đoạt giải
Nam diễn viên chính xuất sắc Thái Hòa Đoạt giải

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i Minh Nguyên (11 tháng 9 năm 2014). "Cha rơi" lên sóng truyền hình”. Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ a b c d H.Lê (15 tháng 9 năm 2014). "Sao" hội tụ trong Cha rơi”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c L.P (19 tháng 9 năm 2014). “Phim "Cha rơi" VTV9: Hoài Lâm thử sức phim truyền hình”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b Hoàng Lê (28 tháng 12 năm 2014). “Tác giả Nguyễn Quý Dũng: Phải trải nghiệm mới có kịch bản hay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ a b c d Gia Kỳ (tháng 5 năm 2015). “Cha rơi: Không khóc được, đành gửi vào câu hát”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản tin Hiệp Thông. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ a b “Thái Hòa, Hoài Lâm, Thành Lộc tái xuất”. Kinh tế & Đô thị. 11 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ Lưu Đình Long (24 tháng 10 năm 2014). “Suy nghiệm từ đôi câu thoại trong phim "Cha rơi". Báo Giác Ngộ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ a b Hồng Trang (1 tháng 2 năm 2021). “Đạo diễn Nguyễn Phương Điền: Mong khán giả không "quay lưng" với phim Việt”. Báo Quảng Ninh. Báo Bình Phước. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Bùi Ngọc Long (20 tháng 12 năm 2014). “Trao giải Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 34: 31 HC vàng, 63 HC bạc”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Anh Khoa (21 tháng 12 năm 2014). “Truyền hình CAND đoạt giải Vàng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Nhật Duy (31 tháng 12 năm 2014). “Thái Hòa, Thành Lộc khoe cúp vàng phim đóng chung”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Quỳnh Nga (13 tháng 3 năm 2015). “Không có phim nào xứng đáng nhận 'Cánh diều vàng' 2014”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.