Chữ Rejang

Rejang
ꥆꤰ꥓ꤼꤽ ꤽꥍꤺꥏ
Thể loại
Thời kỳ
?–Hiện nay
Hướng viếtTrái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữRejang
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
Anh em
Bali
Batak
Baybayin
Kulitan
Buhid
Hanunó'o
Java
Lontara
Sunda cổ
Rencong
Tagbanwa
ISO 15924
ISO 15924Rjng, 363 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
U+A930–U+A95F
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Chữ Rejang, đôi khi được đánh vần là Redjang và được biết đến với tên địa phương là Surat Ulu (nghĩa là chữ ngược dòng), là chữ viết tiếng Rejang (Baso Hejang) của người Rejang (Tun Hejang), một dân tộc Austronesia cưa trú ở một số khu vực của tỉnh Bengkulu và tỉnh Nam Sumatera ở phía tây nam của đảo Sumatra, Indonesia.

Chữ Rejang là một abugida của họ chữ Brahmic, và có liên quan đến các chữ khác của khu vực, như chữ Batak, Bugis, và những chữ khác. Rejang là một thành viên của nhóm các chữ có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm các biến thể chữ của Bengkulu, Lembak, Lintang, Lebong và Serawai. Các chữ khác có liên quan chặt chẽ, và đôi khi được bao gồm vào nhóm Surat Ulu, là KerinciLampung.[1]

Chữ đã được sử dụng trước khi Hồi giáo du nhập đến khu vực Rejang. Tài liệu chứng thực sớm nhất xuất hiện cho đến nay từ giữa thế kỷ 18 CE. Chữ Rejang đôi khi còn được gọi là chữ KaGaNga theo ba chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái. Thuật ngữ KaGaNga không bao giờ được sử dụng trong cộng đồng chữ, mà nó được nhà nhân chủng học người Anh Mervyn A. Jaspan (1926 - 1975) đặt ra trong cuốn sách "Văn học dân gian Nam Sumatra". Văn bản Redjang Ka-Ga-Nga. Canberra, Đại học Quốc gia Australia, 1964.

Dạng chữ

Chữ cái của chữ Rejang có thể tìm thấy trong dòng chữ bên dưới.[2]

Rejang abugida kèm phiên âm
Bảng Unicode Rejang
Official Unicode Consortium code chart: Rejang Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+A93x ꤿ
U+A94x
U+A95x

Tham khảo

  1. ^ Omniglot. Rejang. Truy cập 23/3/2020.
  2. ^ Everson, Michael. (2006). Proposal for encoding the Rejang script in the BMP of the UCS. Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine Truy cập 23/3/2020.

Liên kết ngoài