Cam Đồng Dụ

Cam Đồng Dụ gồm có cam đường và cam chanh[1] quý có cách đây hàng trăm năm[2], đã nổi danh với câu ca Lồn Cổ Am, cam Đồng Dụ, Đồ Sơn[3][4], một trong những sản vật “Tiến Vua”, nổi tiếng khắp cả nước của người dân tổ dân phố Đồng Dụ, phường An Hải, quận An Dương, thành phố Hải Phòng xưa kia. Hiện nay, cam Đồng Dụ là nguồn gen quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, rất cần được bảo tồn.[5][6]

Đặc điểm

Cam Đồng Dụ có hai loại, cam chanhcam đường:[6]

  • Cam chanh có thành cao, vỏ dày, dưới đáy quả có một vùng tròn nên gọi là “cam Đồng Tiền”. Quả to bằng ấm pha nước chè, tép nhỏ có màu hơi hồng, mọng nước, có vị ngọt. Khi chín, vỏ có màu vàng tươi.[6]
  • Cam đường quả nhỏ, bằng chén uống nước trà, thấp thành. Vỏ cam đường mỏng, nhiều tinh dầu thơm; vỏ đỏ thẫm khi chín giống như cam giấy nhưng không dễ bóc, khi bổ thường dùng dao bổ như bổ cau. Bao bọc quanh múi là lớp màng trắng như màng nhện. Khi ăn, cam có vị ngọt thanh, dịu nên được gọi là cam Đường, và đây chính là sản phẩm dùng để “tiến vua”.[6]

Cam Đồng dụ cho quả vụ đầu 5-7 quả/cây, sau đó, số quả tăng dần, đến khi trưởng thành cho năng suất 50-70 quả/cây/năm; thời gian cho quả hàng chục năm.

Trồng và chọn cam tiến vua

Tương truyền, để có cam tiến vua, làng đã tổ chức phân công dân làng trồng và lựa chọn cam theo hướng chuyên nghiệp. Người chọn giống, người trồng, người chăm sóc. Trong khâu chăm bón, người dân sử dụng bột đậu tương, ruột ốc bụt ngâm để bón cây. Khâu chọn cam được tổ chức vào dịp giáp Tết Nguyên Đán, do những bậc cao niên, chức sắc chọn để tiến vua.

Nguy cơ thất truyền

Trước những năm 90 của thế kỷ XX, ở Đồng Dụ, nhà nhà trồng cam cung cấp sản phẩm cho thị trường thành phố Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố lân cận.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, do quá trình đô thị hóa, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, cộng thêm với hiện tượng thoái hóa giống, diện tích trồng cam Đồng Dụ ngày càng thu hẹp. Đầu những năm 1990, làng Đồng Dụ còn rất nhiều vườn cam. Năm 1995, hơn 10 hộ trồng cả cam Đường và cam Chanh. Đến nay, còn hai hộ trồng cam đường với tổng số 03 cây và một vài hộ trồng cam chanh.[6]

Trong thơ ca

  • Đêm An Dương: "Dẫu chưa mắc nợ lời mời, Thì cam Đồng Dụ vẫn tươi sắc mùa...", Bùi Thị Thu Hằng
  • Cam Đồng Dụ: "Về thăm Đồng Dụ chốn cam đường, Đặc sản bao đời “cung tiến vương”. Thổ nhưỡng diệu kỳ hoa sắc thắm; Thủy phong thuần khiết trái thơm hương. Của ngon chúa hưởng, người ai oán, Vật lạ vua dùng, kẻ xót thương...". Mạnh Cường.
  • Trong dân gian có câu ca:

"Người Cổ Am, cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn"[3], thực chất là câu "Lồn Cổ Am, cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn" [7]

"Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú" [8] (Làng Đại Trà, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy và làng Văn Cú, phường An Đồng, quận An Dương)

"Đồng Dụ có cam tiến vua - Đình thờ Đại Phạm với chùa Phúc Linh"[9]...

Chú thích

  1. ^ “Cam”. http://www.lrc-hueuni.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 28 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Trần Phượng (24 tháng 12 năm 2013). “Hải Phòng: Khó khôi phục giống cam quý”. http://danviet.vn. Báo Dân Việt. Truy cập 28 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b Trương Văn Thiết (25 tháng 11 năm 2013). “LÀNG ĐỒNG DỤ XÃ ĐẶNG CƯƠNG NGUY CƠ THẤT TRUYỀN GIỐNG CAM QUÝ”. http://haiphong.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập 25 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ Trung Kiên (3 tháng 12 năm 2011). “Làng hoa Đồng Dụ”. http://www.phattuvietnam.net. Phật giáo Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập 28 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ Bùi Bá Bổng (5 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 5/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành nguồn gen cây trồng quý hiến cần được bảo tồn”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 17 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ a b c d e Hân Minh (4 tháng 1 năm 2016). “Hải Phòng bảo tồn các loài cây có múi đặc sản”. http://haiphong.gov.vn. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ Đăng Lọi Ngô, Hội đồng lịch sử Hải Phòng, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Vietnam), Đại học quốc gia Hà Nội, Từ điển bách khoa địa danh Hải phòng, Nhà xuất Bản Hải Phòng, trang 150
  8. ^ Đỗ Bình Trị, Bùi Văn Nguyên (1972). Thơ ca dân gian Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 23.
  9. ^ Vũ Ngọc Tiến. Hà Nội ngày Vu Lan - Mậu Tý. Báo văn Nghệ Trẻ, số 34 năm 2008