Cam mật ong

Cam mật ong là dạng thực phẩm mang nhiều nghĩa. Theo nghĩa phổ biến là món uống được pha chế từ nước cam vắt và mật ong, đây là thức uống quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Hoặc theo nghĩa khác là cách bảo quản thực phẩm bằng cách ngâm nhiều bộ phận của quả cam vào mật ong để sử dụng lâu dài. Chanh mật ong là một dạng biến thể khi sử dụng chanh kết hợp mật ong để thay thế cam.

Nguyên liệu

Quả cam hoặc chanh và mật ong là các loại thực phẩm quen thuộc, phổ biến, giàu dinh dưỡng. Cam chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, chất xơ, là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất trong các gia đình.[1] Mật ong chứa nhiều đường fructose  và  glucose (60-85%), maltose và sucrose (7-10%),  các enzyme (invertase, diastase, catalase và glucose oxidase), amino acid, vitamin, phenolic acid, flavonoid, khoáng chất (K, Ca, Na, P, Mg và Fe) cùng với các chất có hoạt tính sinh học khác.

Pha chế và công dụng

Pha chế món uống thường theo tỷ lệ 2 đến 3 thìa mật ong cùng nước ép từ 3 quả cam, thêm nước uống và đá viên. Thời gian tốt nhất để uống cam mật ong là lúc không no, không đói tức sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. Do lúc này để hệ tiêu hóa có thể có thời gian nghỉ ngơi. Không uống lúc đói vì sẽ khiến dạ dày bị cồn cào và uống khi no có thể gây chướng bụng, ì ạch. Ngoài ra, không nên uống vào buổi tối trước khi ngủ, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây rối loạn giấc ngủ.[2][3] Với mục đích giảm cân hiệu quả, người ta sẽ uống cam mật ong buổi sáng. Đối với biến thể chanh mật ong, sẽ pha theo tỷ lệ : 1 thìa mật ong, nước cốt nửa quả chanh cùng 1 ly nước, uống trước khi ăn sáng lúc bụng đói.[4]

Ngoài ra, vỏ cam vẫn có thể dùng chung mật ong đem đến nhiều công dụng. Đun vỏ cam và mật ong hoặc kèm theo vài nguyên liệu. Món uống góp phần trị ho, tan đờm, thông họng, trị táo bón.[1]

Uống nước cam hoặc chanh pha mật ong có nhiều công dụng như: bổ sung vitamin C, khoáng chất; hỗ trợ hô hấp, miễn dịch, tăng cường sức đề kháng; làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân an toàn; hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm; giảm cholesterol trong máu; giải rượu; làm sạch hơi thở...[2][3][4][5] Người gặp vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp thường được khuyên uống cam mật ong mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ biến chứng và đột quỵ.[6] Ngoài ra, đối người đi du lịch mắc tiêu chảy, uống cam mật ong sẽ bù lại lượng nước và khoáng chất mất đi.[7] Vào những ngày thời tiết thất thường, đặc biệt vào mùa đông, cam mật ong không chỉ như thức uống giải khát mà còn giống chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng đề kháng cho cơ thể.[8]

Ngâm bảo quản

Cam mật ong ở dạng bảo quản, thường dùng quả cam ngâm tách nước thẩm thấu trong mật ong. Nhằm bảo quản các hợp chất bên trong, giúp cam không bị mất hương vị tươi ngon tự nhiên. Sự giảm ẩm và gia tăng chất khô trong quá trình ngâm cam trong dung dịch mật ong biến đổi phù hợp với quy luật lũy thừa và quá trình đạt cân bằng sau 7 ngày. Các thông số tối ưu cho quá trình ngâm thẩm thấu có thể được cho phép lựa chọn theo từng tiêu chí đề ra hoặc kết hợp các tiêu chí với nhau.[9]

Ghi chú

  1. ^ a b Đậu Đậu (10 tháng 3 năm 2022). “Bộ phận quý giá nhất của quả cam, tận dụng có thể chống được ung thư: Đem ngâm cùng mật ong sẽ thành 'kho báu' trị bệnh rất tốt nhưng ai ăn xong cũng ném bỏ”. toquoc. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  3. ^ a b “Nước cam mật ong có tác dụng gì? Nên uống lúc nào để giảm cân phòng bệnh?”. vinid.net. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b THANH THANH (2 tháng 3 năm 2023). “Uống nước chanh mật ong hàng ngày có tác dụng gì?”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ ÁNH NHIÊN (6 tháng 5 năm 2021). “Lợi ích bất ngờ mà nước chanh mật ong mang đến”. laodong.vn. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ NT (7 tháng 6 năm 2023). “12 tác dụng của nước cam tốt nhất đối với sức khỏe”. Giáo dục Online. Số 300 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM: Tạp chí Giáo dục TP.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  7. ^ Nguyễn, Đức. Dinh dưỡng và sức khỏe. Nhà xuất bản Y học. tr. 290.
  8. ^ Hoàng Ly (11 tháng 11 năm 2020). “Công thức pha chế nước cam mật ong tăng đề kháng khi chuyển mùa”. giadinhonline.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :4