Cầy thảo nguyên

Sóc chó
Thời điểm hóa thạch: Pliocen muộn tới nay
Cầy thảo nguyên đuôi đen
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Sciuridae
Tông (tribus)Marmotini
Chi (genus)Cynomys
Rafinesque, 1817[1]
Loài điển hình
Cynomys socialis Rafinesque, 1817 (= Arctomys ludoviciana Ord, 1815).
Các loài
Danh pháp đồng nghĩa
  • Arctomys Ord, 1815;
  • Cynomomus Osborn, 1894;
  • Leucocrossuromys Hollister, 1916;
  • Mamcynomiscus Herrera, 1899;
  • Monax Warden, 1819.

Cầy thảo nguyên, còn gọi là dúi đồng cỏ hay là sóc chó (tên khoa học Cynomys) là loài gặm nhấm ăn cỏ biết đào hang có nguồn gốc từ những đồng cỏBắc Mỹ. Có năm loài như sau: Cầy thảo nguyên đuôi đen, Cầy thảo nguyên đuôi trắng, Cầy thảo nguyên Gunnison, Cầy thảo nguyên UtahCầy thảo nguyên Mexico. Chúng là một loại sóc đất, được tìm thấy ở Hoa Kỳ, CanadaMexico. Ở Mexico, cầy thảo nguyên được tìm thấy chủ yếu ở các bang phía bắc, nằm ở cuối phía nam của Đại Bình nguyên Bắc Mỹ; đông bắc Sonora, phía bắc và đông bắc Chihuahua, phía bắc Coahuila, phía bắc Nuevo León và phía bắc Tamaulipas. Ở Hoa Kỳ, chúng chủ yếu phân bố ở phía tây sông Mississippi, dù đã được đưa vào một vài miền địa phương phía đông. Khác hẳn với tên gọi, chúng không thuộc họ Cầy.

Nguồn gốc tên gọi

Cầy thả nguyên ngẩng đầu nhìn từ trong hang, phản ứng với những xáo trộn.

Cầy thảo nguyên được đặt tên theo môi trường sống và gọi cảnh báo của chúng, nghe giống như tiếng sủa của chó. Tên gọi này được sử dụng sớm nhất là vào năm 1774.[2] Nhật ký thám hiểm của Lewis và Clark năm 1804 có ghi chú rằng vào tháng 9 năm 1804, họ "đã phát hiện ra một "ngôi làng" của một loài động vật mà người Pháp gọi là cầy thảo nguyên".[3] Chi của nó, Cynomys, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp gọi là " chó chuột" (κυων kuōn, κυνος kunos - chó; μυς mus, μυός muos - chuột).[4]

Phân loại và nhận dạng đầu tiên

Cầy thảo nguyên đuôi đen (Cynomys ludovicianus) lần đầu tiên được Lewis và Clark mô tả vào năm 1804.[3] Lewis mô tả chi tiết hơn vào năm 1806, gọi nó là "con sóc sủa".[5]

Mô tả

Toàn thân cầy thảo nguyên

Trung bình, những loài gặm nhấm mập mạp này sẽ phát triển chiều dài cơ thể từ 30 đến 40 cm (bao gồm phần đuôi ngắn) và cân nặng từ 0,5 đến 1,5 kg. Dị hình giới tính trong khối lượng cơ thể của cầy thảo nguyên thay đổi từ 105 đến 136% giữa các giới tính.[6] Trong số các loài, ầy thảo nguyên đuôi đen có xu hướng dị hình giới tính thấp nhất, còn ở cầy thảo nguyên đuôi trắng là cao nhất. Dị hình giới tính cao nhất là trong thời kỳ cai sữa, khi con cái giảm cân và con đực bắt đầu ăn nhiều hơn, và thấp nhất là khi con cái đang mang thai, cũng là lúc con đực trở nên mệt mỏi sau khi sinh sản.

Sinh thái và hành vi

Chế độ ăn

Cầy thảo nguyên ăn chủ yếu là cỏ, mặc dù chúng cũng ăn một vài loại côn trùng. Chúng ăn chủ yếu cỏ và các loại hạt nhỏ. Vào mùa thu, chúng ăn những thực vật có hoa không phải là cỏ (Forb). Vào mùa đông, những con cái đang mang thai và cho con bú bổ sung chế độ ăn của chúng với tuyết để bù thêm nước.[7] Chúng cũng ăn rễ, hạt, quả và chồi, cũng như các loài cỏ khác nhau. Cầy thảo nguyên đuôi đen ở South Dakota ăn cỏ xanh, Buchloe dactyloides, Vulpia octoflora[7] trong khi cầy thảo nguyên Gunnison ăn cỏ rabbitbrush, cỏ lăn, bồ công anh, cỏ saltbush và xương rồng ngoài cỏ xanh ra. Cầy thảo nguyên đuôi trắng bị cho là có giết sóc đất, một loài động vật ăn cỏ cạnh tranh khác.[8][9]

Môi trường sống và thói quen đào hang

Cầy thảo nguyên tại lối vào hang

Cầy thảo nguyên sống chủ yếu ở độ cao từ 2.000 đến 10.000 ft trên mực nước biển.[10] Các khu vực nơi chúng sinh sống có thể ấm lên đến 38 °C (100 °F) vào mùa hè và lạnh đến −37 °C (−35 °F) vào mùa đông.[10] Vì sống trong các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi các hiểm họa từ môi trường, bao gồm mưa đá, bão tuyết, và lũ lụt, cũng như hạn hán và hỏa hoạn trên đồng cỏ, hang trú ẩn cung cấp sự bảo vệ thiết yếu. Hang giúp cầy thảo nguyên kiểm soát nhiệt độ cơ thể của chúng (Điều hòa thân nhiệt) ở mức là 5-10 °C trong mùa đông và 15-25 °C trong mùa hè. Hệ thống đường hầm của cầy thảo nguyên dẫn nước mưa vào chỗ trũng giúp tránh được dòng chảy mặtxói mòn, và cũng có thể thay đổi thành phần của đất trong một khu vực bằng cách đảo ngược sự nén chặt đất có thể là do sự chăn thả gia súc gây ra.

Hang cầy thảo nguyên dài 5–10 m (16–33 ft) và 2–3 m (6.6–9.8 ft) nằm bên dưới mặt đất.[11] Các lối vào hang thường có đường kính 10–30 cm (3,9–11,8 in).[11] Hang cầy thảo nguyên có thể có đến sáu lối vào. Đôi khi lối vào chỉ đơn giản là các lỗ phẳng trên mặt đất, hoặc cũng có thể được bao quanh bởi các ụ đất chất thành đống hoặc ép cứng.[11] Một số gò, được gọi là miệng hố vòm, có thể cao tới 20–30 cm (7,9–11,8 in). Các gò đất khác, được gọi là miệng hố vành, có thể cao tới 1 m.[11] Miệng hố vòm và miệng hố vành có tác dụng là nơi quan sát được sử dụng bởi các loài động vật để cảnh giác các loài thú ăn thịt. Chúng cũng giúp bảo vệ các hang khỏi lũ lụt. Các lỗ cũng có thể giúp tạo sự thông thoáng khi không khí đi qua miệng hố vòm và rời khỏi miệng hố vành, tạo một cơn gió nhẹ cho hang.[11] Các hang của cầy thảo nguyên gồm các "phòng" với một số chức năng nhất định. Chúng có các "phòng" dành cho con non, "phòng" cho ban đêm và các "phòng" cho mùa đông. Chúng cũng có các "phòng" khí với chức năng bảo vệ hang khỏi lũ lụt [10] và một chỗ để nghe ngóng những loài động vật săn mồi. Khi trốn những động vật săn mồi, cầy thảo nguyên sử dụng những "phòng" ở vị trí nông, thường là một mét bên dưới mặt đất.[11] Các "phòng" cho con non thường ở vị trí sâu hơn, cách mặt đất từ hai đến ba mét.[11]

Tổ chức xã hội và không gian sống

Gia đình cầy thảo nguyên

Với đặt tính xã hội cao, cầy thảo nguyên sống trong các bầy lớn hoặc "thị trấn", và các gia đình cầy thảo nguyên có thể trải rộng hàng trăm mẫu Anh. Các nhóm gia đình cầy thảo nguyên là những đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của chúng.[11] Các thành viên của một nhóm gia đình sống trên cùng một lãnh thổ.[6] Các nhóm gia đình cầy thảo nguyên đuôi đencầy thảo nguyên Mexico được gọi là "phe phái", trong khi "gia tộc" được sử dụng để mô tả các nhóm gia đình cầy thảo nguyên đuôi trắng, GunnisonUtah.[6] Mặc dù hai nhóm gia đình này tương tự nhau, nhưng các "phe phái" có khuynh hướng gắn bó chặt chẽ hơn là các "gia tộc".[12] Các thành viên của một nhóm gia đình tương tác thông qua hình thức giao tiếp bằng miệng hoặc "hôn" và chải chuốt lẫn nhau.[10][11] Chúng không thực hiện những hành vi này với những con cầy thảo nguyên đến từ các nhóm gia đình khác.[11]

Một cặp cầy thảo nguyên

Một "thị trấn" cầy thảo nguyên có thể có 15–26 nhóm gia đình.[11] Cũng có thể có các những phân nhóm trong một thị trấn, được gọi là "phường", được ngăn cách bởi một rào chắn. Các nhóm gia đình tồn tại trong các "phường" này. Hầu hết các nhóm gia đình cầy thảo nguyên được tạo thành từ một con đực trưởng thành, hai đến ba con cái trưởng thành và một đến hai con non đực và một đến hai con non cái. Cầy thảo nguyên cái sống cả đời trong nhóm sinh sản và do đó đảm bảo sự ổn định của nhóm.[11] Cầy thảo nguyên đực rời khỏi nhóm sinh sản khi chúng trưởng thành để tìm một nhóm gia đình khác nhằm tiếp tục bảo vệ và sinh sản. Một số nhóm gia đình có nhiều con cái sinh sản hơn nên một con đực không thể kiểm soát, vì vậy có hơn một con đực trưởng thành trong chúng. Trong số các nhóm có nhiều con đực này, một số con có thể có mối quan hệ thân thiện với nhau, nhưng phần lớn trong số chúng đều có môi quan hệ thù địch. Từ hai đến ba nhóm những cầy thảo nguyên cái có thể được kiểm soát bởi một con cầy thảo nguyên đực. Tuy nhiên, giữa các nhóm cầy thảo nguyên cái này thì không có mối quan hệ thân thiện.[11]

Lãnh thổ của cầy thảo nguyên trung bình chiếm 0,05-1,01 ha. Các vùng lãnh thổ có biên giới được thiết lập tốt, trùng với các rào cản vật lý như đá và cây cối.[11] Các con đực trong cùng một lãnh thổ bảo vệ nơi đó và có hành vi thù địch với những con đực ở các gia đình khác để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Những lần tương tác này có thể xảy ra 20 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng năm phút. Khi hai con cầy thảo nguyên đụng độ nhau ở rìa lãnh thổ của chúng, chúng sẽ bắt đầu lườm nhau, làm các động tác vờn, xòe đuôi, nghiến răng và ngửi các tuyến mùi hương của nhau. Khi chiến đấu, cầy thảo nguyên sẽ cắn, đá và ủi vào nhau.[11] Nếu đối thủ của chúng có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn, thì con cái sẽ tham gia chiến đấu. Còn nếu không, khi nhìn thấy đối thủ, con cái sẽ ra hiệu cho con đực.

Sinh sản và nuôi con

Cầy thảo nguyên cái và con nhỏ

Cầy thảo nguyên giao hợp ở trong hang, và điều này làm giảm nguy cơ bị gián đoạn bởi một con đực cạnh tranh khác. Chúng cũng ít có nguy cơ bị ăn thịt. Những hành vi cho thấy rằng một con cầy thảo nguyên cái đang trong chu kỳ động dục bao gồm việc kết giao dưới lòng đất, tự liếm bộ phận sinh dục, tắm bụi và vào hang trễ vào ban đêm.[13] Việc liếm bộ phận sinh dục có thể bảo vệ chúng chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng sinh dục,[13] trong khi việc tắm bụi có thể bảo vệ chống lại bọ chét và ký sinh trùng khác. Cầy thảo nguyên cũng có tiếng gọi giao phối, từ 2 đến 25 tiếng sủa và ngừng lại từ 3 đến 15 giây giữa mỗi đợt.[13] Cầy thảo nguyên cái có thể cố gắng để tăng sự thành công của việc sinh sản của bằng cách giao phối với con đực bên ngoài nhóm gia đình của chúng. Khi quá trình giao hợp kết thúc, con đực không còn quan tâm đến con cái nữa, nhưng sẽ ngăn chặn những con đực khác giao phối với con cái bằng cách "cắm nút".[13]

Cầy thảo nguyên con

Đối với cầy thảo nguyên đuôi đen, những con đực cư trú trong nhóm gia đình là cha của tất cả các con non.[14] Các lứa con có nhiều cha mẹ có vẻ phổ biến hơn ở cầy thảo nguyên Utah và Gunnison.[12] Cầy thảo nguyên mẹ làm hầu hết mọi việc để chăm sóc cho con non. Ngoài việc nuôi dưỡng, con cái cũng bảo vệ "phòng" chăm sóc và thu thập cỏ để làm tổ. Con đực đóng vai trò bảo vệ các vùng lãnh thổ và duy trì các hang.[11] Con non dành sáu tuần đầu tiên của chúng dưới mặt đất được nuôi dưỡng.[10] Sau đó chúng được cai sữa và bắt đầu ra khỏi hang. Sau năm tháng, chúng phát triển hoàn toàn.[10] Chủ đề về sự hợp tác sinh sản ở cầy thảo nguyên đã gây tranh cãi giữa các nhà sinh vật học. Một số người cho rằng cầy thảo nguyên sẽ bảo vệ và nuôi con non không phải của chúng,[15] và có vẻ như con non sẽ ngủ trong một "phòng" với con cái khác; vì hầu hết việc chăm sóc diễn ra vào ban đêm, điều này có thể là một trường hợp chăm sóc lẫn nhau.[11] Trong trường hợp này, những người khác cho rằng việc chăm sóc lẫn nhau chỉ xảy ra khi các con cái nhầm con non của chúng. Tình trạng giết con non được biết là có xảy ra ở cầy thảo nguyên. Những con đực nào tiếp quản một nhóm gia đình sẽ giết con non của con đực trước đó.[11] Điều này khiến cho con cái sớm bị động dục.[11] Tuy nhiên, hầu hết tình trạng giết con non được thực hiện bởi những thành viên thân thuộc.[11] Con cái đang trong thời kỳ cho con bú sẽ giết con non của một con cái khác có liên quan để giảm sự cạnh tranh cho con của nó và để tăng diện tích tìm thức ăn do giảm sự bảo vệ lãnh thổ của con cái bị mất con. Những người ủng hộ lý thuyết mà cho rằng cầy thảo nguyên là loài nuôi dưỡng lẫn nhau nói rằng có một lý do khác cho tình trạng giết con non này, là để con cái có thể có được một người trợ giúp khác. Khi mà không còn con non nữa, con cái nào bị mất con có thể giúp nuôi dưỡng con non của những con cái khác.

Tiếng kêu báo động thú săn mồi

Cầy thảo nguyên cất tiếng kêu

Cầy thảo nguyên thích nghi tốt với những kẻ săn mồi. Sử dụng khả năng nhìn phân biệt hai màu sắc, nó có thể phát hiện được kẻ thù từ một khoảng cách xa; sau đó nó cảnh báo những con cầy thảo nguyên khác về mối nguy hiểm với một tiếng kêu cao độ đặc biệt. Constantine Slobodchikoff và những người khác khẳng định rằng cầy thảo nguyên sử dụng một hệ thống truyền âm tinh vi để mô tả những kẻ săn mồi cụ thể.[16] Theo họ, những tiếng kêu đó chứa những thông tin cụ thể về kẻ săn mồi, nó lớn đến mức nào và tốc độ tiếp cận nhanh như thế nào. Những thông tin này được mô tả như một dạng ngữ pháp. Theo Slobodchikoff, những tiếng kêu này, với đặc tính cá nhân của chúng nhằm tương ứng với một loài động vật ăn thịt cụ thể, ngụ ý rằng cầy thảo nguyên có khả năng phát triển nhận thức cao.[16] Ông cũng viết rằng cầy thảo nguyên có những tiếng kêu đối với những thứ không phải là động vật săn chúng. Điều này được trích dẫn là bằng chứng cho thấy các loài động vật có một ngôn ngữ mang tính mô tả và những tiếng kêu đối với bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào.[16]

Hành vi phản ứng báo động thay đổi tùy theo loại động vật ăn thịt được thông báo. Nếu báo động cho biết là có một con diều hâu lao thẳng về phía bầy, tất cả những con cầy thảo nguyên đang nằm trong đường bay của nó sẽ nhảy vào lỗ hang, trong khi những con ở bên ngoài đứng và quan sát. Nếu báo động là có con người, tất cả các thành viên trong bầy ngay lập tức lao vào trong hang. Đối với sói đồng cỏ, cầy thảo nguyên di chuyển đến lối vào của hang và đứng bên ngoài lối vào, quan sát chúng, trong khi những con cầy thảo nguyên bên trong hang cũng sẽ ra ngoài và quan sát. Đối với chó nhà, phản ứng là quan sát, đứng yên tại chỗ khi mà chúng vừa nghe báo động, và một lần nữa với những con cầy thảo nguyên đang ở dưới lòng đất thì sẽ trồi lên để quan sát.[16]

Có một sự tranh cãi về việc liệu tiếng kêu báo động của cầy thảo nguyên là vì lòng ích kỷ hay mang tính vị tha. Có thể là cầy thảo nguyên cảnh báo những con khác về sự hiện diện của động vật ăn thịt để chúng có thể tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, cũng có thể là những tiếng kêu ấy nhằm mục đích gây nhầm lẫn và hoảng loạn trong các nhóm và làm những con khác để dễ bị nhìn thấy hơn bởi động vật ăn thịt so với con nào phát ra tiếng kêu. Các nghiên cứu về cầy thảo nguyên đuôi đen gợi ý rằng tiếng kêu báo động là một hình thức lựa chọn người thân, vì tiếng kêu của chúng cảnh báo cả con non và kể cả những con họ hàng xa, chẳng hạn như anh em họ, cháu chắt.[11] Những con cầy thảo nguyên với quan hệ thân thuộc thường được gọi nhiều hơn là những con khác. Ngoài ra, con cầy thảo nguyên đứng kêu có thể đang cố gắng làm cho nó trở nên đáng chú ý hơn đối với kẻ săn mồi.[11]] Mặc dù những kẻ săn mồi dường như cũng gặp khó khăn trong việc xác định xem con cầy thảo nguyên nào đang kêu do bản chất tiếng kêu "như nói bằng bụng" của nó.[11]

Có lẽ nổi bật nhất trong việc liên lạc của cầy thảo nguyên là tiếng kêu theo lãnh thổ hay còn gọi là "jump-yip" được thực hiện bởi cầy thảo nguyên đuôi đen.[17] Một con cầy thảo nguyên đuôi đen duỗi người của nó theo chiều dọc và tung hai chân trước của nó lên không trong khi thực hiện tiếng kêu. Động tác này làm cho những con cầy thảo nguyên gần đó thực hiện điều tương tự.[18]

Trạng thái bảo tồn

Các nhà sinh thái học xem loài động vật gặm nhấm này là một loài chủ chốt. Chúng là con mồi quan trọng, chế độ ăn chính của các loài sống trên thảo nguyên như chồn sương chân đen, cáo chạy nhanh, đại bàng vàng,ưng đuôi lửa, lửng châu Mỹ, sói đồng cỏchim ưng. Các loài khác, chẳng hạn như sóc đất vàng, chim choi choi núi, và cú đào hang, cũng nhờ vào hang mà cầy thảo nguyên đã đào để làm tổ. Ngay cả những loài gặm cỏ, chẳng hạn như bò rừng bizon đồng bằng, linh dương sừng nhánh, và hươu la đã cho thấy thiên hướng thích gặm cỏ trên vùng đất được sử dụng bởi cầy thảo nguyên.[19]

Tuy nhiên, cầy thảo nguyên thường được xác định là loài gây hại và bị tiêu diệt khỏi các khu vực tài sản nông nghiệp bởi vì chúng có khả năng gây tổn hại cho cây trồng, khi mà chúng dọn sạch hầu hết thảm thực vật tại khu vực xung quanh hang của chúng ngay lập tức.[20]

Cầy thảo nguyên đuôi đen ăn cỏ và lá trên mặt đất.

Kết quả là, môi trường sống của cầy thảo nguyên đã bị ảnh hưởng bởi việc loại bỏ trực tiếp của nông dân, cũng như sự lấn chiếm thấy rõ của việc phát triển đô thị, làm giảm đáng kể số lượng của chúng. Việc loại bỏ cầy thảo nguyên "gây ra sự lây lan không mong muốn của cây bụi", trong khi đó chi phí chăn nuôi gia súc có thể lớn hơn lợi ích của việc loại bỏ cầy thảo nguyên.[21] Cầy thảo nguyên đuôi đen bao gồm nhóm lớn nhất còn lại.[22] Bất chấp sự lấn chiếm của con người, những con cầy thảo nguyên đã thích nghi, tiếp tục đào hang ở những khu vực mở của những thành phố phía tây.[23]

Một mối lo lắng chung dẫn đến việc loại trừ các bầy cầy thảo nguyên ở nhiều nơi là vì hoạt động đào hang của chúng có thể làm tổn thương những con ngựa [24] bằng cách làm gãy chân của chúng (sụp hố). Tuy nhiên, theo nhà văn Fred Durso, Jr., của tạp chí E Magazine, "sau nhiều năm hỏi những người chủ nông trại câu hỏi này, chúng tôi chẳng tìm thấy một ví dụ nào cả." [25] Một mối lo khác là tính nhạy cảm của chúng đối với bệnh dịch hạch.[26] Kể từ tháng 7 năm 2016, Cục cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ dự định phân phối một loại vắc-xin qua đường miệng mà họ đã phát triển bởi máy bay không người lái.[27]

Trong điều kiện nuôi nhốt

Cầy thảo nguyên ngày càng phổ biến tại các vườn bách thú.
Cầy thảo nguyên tại Wisconsin, Hoa Kỳ
Cầy thảo nguyên làm thú nuôi

Cho đến năm 2003, cầy thảo nguyên đuôi đen được bắt chủ yếu là từ tự nhiên để bán làm một loại thú cưng kỳ lạ ở Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bảnchâu Âu. Chúng được lấy ra khỏi hang ngầm vào mỗi mùa xuân, khi còn là những con non, với một thiết bị chân không lớn.[28] Chúng có thể khó sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt,[29] nhưng sinh sản tốt trong các vườn bách thú. Tách chúng khỏi tự nhiên là một phương pháp phổ biến hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường.[30]

Cầy thảo nguyên có thể là những vật nuôi khó chăm sóc, đòi hỏi sự chú ý thường xuyên và chế độ ăn cụ thể bao gồm cỏ và cỏ khô. Mỗi năm, chúng rơi vào một thời kỳ giao phối có thể kéo dài vài tháng, khi mà tính cách của chúng có thể thay đổi đáng kể, thường trở nên phòng thủ hoặc thậm chí hung hăng. Mặc dù với những nhu cầu như trên, cầy thảo nguyên là động vật rất mang tính xã hội và đến mức dường như là chúng đối xử với con người như thành viên trong bầy của chúng, trả lời những tiếng sủa và chíp, và thậm chí còn đến gần khi được gọi bằng tên.

Vào giữa năm 2003, do sự lây nhiễm chéo tại một khu vực trao đổi thú cưng ở Madison, Wisconsin từ một con chuột túi Gambia không được kiểm dịch nhập khẩu từ Ghana, một số con cầy thảo nguyên được nuôi nhốt bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, và sau đó một số người cũng bị nhiễm bệnh. Điều này đã khiến CDCFDA ban hành lệnh cấm buôn bán, trao đổi và vận chuyển những con cầy thảo nguyên trong phạm vi Hoa Kỳ (với một vài trường hợp ngoại lệ).[31] Căn bệnh này đã không bao giờ bị lây cho bất kỳ quần thể hoang dã nào. Liên minh châu Âu cũng cấm nhập khẩu cầy thảo nguyên sau đó.[32]

Tất cả các loài Cynomys được xếp vào loại "sinh vật mới bị cấm" theo một đạo luật ở New Zealand năm 1996 (Hazardous Substances and New Organisms Act 1996), không được nhập khẩu vào trong nước.[33]

Cầy thảo nguyên cũng rất dễ bị bệnh dịch hạch, và nhiều bầy hoang dã đã bị xóa sổ bởi căn bệnh này.[34][35][36][37] Ngoài ra, vào năm 2002, một nhóm lớn cầy thảo nguyên nuôi nhốt ở Texas đã bị phát hiện mắc chứng tularemia.[38] Lệnh cấm cầy thảo nguyên thường được CDC trích dẫn như là một phản ứng thành công đối với mối đe dọa từ những động vật lây truyền bệnh.[39]

Những con cầy thảo nguyên được nuôi nhốt tại thời điểm có lệnh cấm vào năm 2003 được phép cho giữ lại theo điều khoản từ trước đó, nhưng không được mua, trao đổi hoặc bán, và với việc vận chuyển thì chỉ được phép đến và đi từ những bác sĩ thú y kèm theo các thủ tục kiểm dịch.[40]

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2008, FDA và CDC đã hủy bỏ lệnh cấm, một lần nữa cho phép nuôi nhốt, bán và vận chuyển cầy thảo nguyên..[41] Mặc dù lệnh cấm liên bang đã được dỡ bỏ, một số tiểu bang vẫn có lệnh cấm riêng của họ đối với cầy thảo nguyên.[42]

Liên minh châu Âu không dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu từ Mỹ những động vật bị bắt trong tự nhiên. Các Hiệp hội cầy thảo nguyên lớn của Châu Âu, chẳng hạn như ở Ý là Associazione Italiana Cani della Prateria (AICDP), vẫn chống lại việc nhập khẩu từ Hoa Kỳ, do tỷ lệ cầy thảo nguyên tử vong cao.[43][44] Một số vườn thú ở châu Âu có những đàn cầy thảo nguyên ổn định, sinh ra đủ số lượng con non để đáp ứng nhu cầu của riêng châu Âu, và một số hội giúp chủ sở hữu nhận nuôi chúng.[45]

Cầy thảo nguyên trong điều kiện nuôi nhốt có thể sống đến mười năm.[46]

Tham khảo

  1. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Cynomys”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ prairie. Online Etymology Dictionary
  3. ^ a b “Journals of the Lewis and Clark expedition, "7th September Friday 1804. a verry Cold morning". Libtextcenter.unl.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  4. ^ Palmer, T.S. (1904). “Index Generum Mammalium: a List of the Genera and Families of Mammals”. North American Fauna. 23: 212.
  5. ^ “Journal of the Lewis and Clark Expedition, Tuesday July 1st 1806”. Libtextcenter.unl.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ a b c Hoogland, J. L. (2002). “Sexual Dimorphism of Prairie Dogs”. Journal of Mammalogy. 84 (4): 1254–1266. doi:10.1644/BME-008.
  7. ^ a b Long, K. (2002) Prairie Dogs: A Wildlife Handbook, Boulder, CO: Johnson Books.
  8. ^ Hoogland, John L.; Brown, Charles R. (ngày 23 tháng 3 năm 2016). “Prairie dogs increase fitness by killing interspecific competitors”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 283: 20160144. doi:10.1098/rspb.2016.0144. PMC 4822469. PMID 27009223. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ Irwin, Aisling (ngày 23 tháng 3 năm 2016). “Cute prairie dogs are serial killers savaging ground squirrels”. New Scientist. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ a b c d e f Chance, G.E. (1976). "Wonders of Prairie Dogs", New York, NY: Dodd, Mead, and Company.
  11. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w Hoogland, J.L. (1995) The Black- tailed Prairie Dog: Social Life of a Burrowing Mammal, Chicago, IL: The University of Chicago Press.
  12. ^ a b Haynie, M., Van Den Bussche, R. A., Hoogland, J.L., & Gilbert, D.A. (2002). “Parentage, Multiple Paternity, and Breeding Success in Gunnison's and Utah Prairie Dogs”. Journal of Mammalogy. 84 (4): 1244–1253. doi:10.1644/BRB-109.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ a b c d Hoogland, J. L. (1998). “Estrus and Copulation of Gunnison's Prairie Dogs”. Journal of Mammalogy. 79 (3): 887–897. doi:10.2307/1383096.
  14. ^ Foltz, D. & Hoogland, J. L. (1981). “Analysis of the Mating System in the Black- Tailed Prairie Dog (Cynomys ludovicianus) by Likelihood of Paternity”. Journal of Mammalogy. 62 (4): 706–712. doi:10.2307/1380592.
  15. ^ Hoogland, J. L. (1983). “Black- Tailed Prairie Dog Coteries are Cooperatively Breeding Units”. The American Naturalist. 121 (2): 275–280. doi:10.1086/284057.
  16. ^ a b c d Slobodchikoff, C. N. (2002) "Cognition and Communication in Prairie Dogs"[liên kết hỏng], In: The Cognitive Animal (pp. 257–264), M. Beckoff, C. Allen, and G. M. Burghardt (eds) Cambridge: A Bradford Book.
  17. ^ C. N. Slobodchikoff; Bianca S. Perla; Jennifer L. Verdolin (2009). Prairie Dogs: Communication and Community in an Animal Society. Harvard University Press. tr. 249–. ISBN 978-0-674-03181-4.
  18. ^ Hoogland, J. (1996). Cynomys ludovicianus (PDF). Mammalian Species. 535 (535): 1–10. doi:10.2307/3504202.
  19. ^ Associated Species Lưu trữ 2013-11-10 tại Wayback Machine. Prairie Dog Coalition. Truy cập 2013-01-04.
  20. ^ Slobodchikoff, C. N., Judith Kiriazis, C. Fischer, and E. Creef (1991). “Semantic information distinguishing individual predators in the alarm calls of Gunnison's prairie dogs” (PDF). Animal Behaviour. 42 (5): 713–719. doi:10.1016/S0003-3472(05)80117-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ “Mammals of Texas: Black-tailed Prairie Dog”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2006.
  22. ^ “Mulhern, Daniel W.; Knowles, Craig J. 1997. Black-tailed prairie dog status and future conservation planning. In: Uresk, Daniel W.; Schenbeck, Greg L.; O'Rourke, James T., tech. coords. Conserving biodiversity on native rangelands: symposium proceedings; 1995 August 17; Fort Robinson State Park, NE. Gen. Tech. Rep. RM-GTR-298. Fort Collins, CO: U.S. Department of Agriculture, Forest Service, Rocky Mountain Forest and Range Experiment Station: 19–29” (PDF). Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017.
  23. ^ “Public, mayor react to prairie dog poisoning at Elmer Thomas Park”. KSWO Lawton. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2012.
  24. ^ “The Diary of Virginia D. (Jones-Harlan) Barr b. 1866”. Kansasheritage.org. ngày 22 tháng 5 năm 1940. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  25. ^ Motavalli, Jim; Durso, Fred, Jr. “Open Season on "Varmints" For Saving Endangered Prairie Dogs, It's the Eleventh Hour”. E Magazine. 15 (4).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  26. ^ “Prairie Dogs”. DesertUSA. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  27. ^ Matthew McCollister, Randy Matchett (ngày 31 tháng 3 năm 2016). “Use of Unmanned Aerial Systems to Deliver Prairie Dog Sylvatic Plague Vaccination” (PDF). Environmental Assessment. U.S. Fish and Wildlife Service. tr. 9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  28. ^ “CNN: What's that giant sucking sound on prairie?”. ngày 16 tháng 12 năm 1996. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  29. ^ Pilny, A.; Hess, Laurie (2004). “Prairie dog care and husbandry”. Veterinary Clinics of North America: Exotic Animal Practice. 7 (2): 269–282. doi:10.1016/j.cvex.2004.02.001.
  30. ^ Tynes, Valarie V. (ngày 7 tháng 9 năm 2010). Behavior of Exotic Pets (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 9780813800783.
  31. ^ “CDC: Questions & Answers About Monkey Pox”. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2006.
  32. ^ “Born Free: EU bans rodent imports following monkeypox outbreak”. bornfree.org.uk. tháng 6 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011.
  33. ^ Hazardous Substances and New Organisms Act 2003 – Schedule 2 Prohibited new organisms, New Zealand Government, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012
  34. ^ “Plague and Black-Tailed Prairie Dogs”. U.S. Fish and Wildlife Service. ngày 23 tháng 3 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  35. ^ “Biologist Studies Plague and Prairie Dogs”. California State University. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2008.
  36. ^ Robbins, Jim (ngày 18 tháng 4 năm 2006). “Endangered, Rescued, Now in Trouble Again”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2010.
  37. ^ Hoogland, John L. (1995). The Black-Tailed Prairie Dog: Social Life of a Burrowing Mammal. University of Chicago Press. tr. 80. ISBN 0-226-35117-3.
  38. ^ “AVMA: Tularemia Outbreak Identified In Pet Prairie Dogs”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2006.
  39. ^ “Monkeypox-Outbreak: How was the outbreak contained?”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017.
  40. ^ “CDC: Notice of Embargo… of certain rodents and Prairie dogs issued 06/18/2003”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017.
  41. ^ Federal Register / Vol. 73, No. 174. (PDF). Truy cập 2013-01-04.
  42. ^ “Born Free: Summary of State Laws Relating to Private Possession of Exotic Animals”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017.
  43. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  44. ^ http://www.canedellaprateria.it
  45. ^ “Adoptapet.com: Prairie Dogs”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017.
  46. ^ “Vanderlip, S. L. (2002). Prairie Dogs: Everything about Purchase, Care, Nutrition, Handling, and Behavior. Barron's Educational Series. p. 19”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2017.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Sóc đất

  1. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)

Read other articles:

AMX-13 VCI AMX-13 VTT Negara asal  Prancis Sejarah pemakaian Masa penggunaan 1957–Sekarang Sejarah produksi Diproduksi 1957–? Jumlah produksi 4.113+ Spesifikasi Berat 15.0 tonnes Panjang 5.7 m Lebar 2.67 m Tinggi 2.41m Awak 3 + 10 penumpang Perisai 10-40mm Senjatautama kubah meriam 20mm Senjatapelengkap senapan mesin 12.7 mm or senapan mesim berkubah 7.5 mm Jenis Mesin SOFAM Model 8Gxb 8-cyl. water-cooled petrol Daya kuda/ton 16.7/tonne Suspensi Torsion-bar ...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Nama ini menggunakan kebiasaan penamaan Filipina; nama tengah atau nama keluarga pihak ibunya adalah Rualo dan marga atau nama keluarga pihak ayahnya adalah Castriciones. John CastricionesCastriciones pada 2018 Menteri Reformasi Agraria Filipina ...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2016. Buke shohatto (武家諸法度code: ja is deprecated , arti harfiah: Berbagai Petunjuk Hukum untuk Keluarga-Keluarga Kesatria) adalah sebuah koleksi maklumat (dekret) yang dikeluarkan oleh Keshogunan Tokugawa di Jepang, yang mengatur aktivitas dan tang...

Apung batu Erasia Anthus petrosus Di Heligoland, Laut UtaraRekaman Status konservasiRisiko rendahIUCN22718567 TaksonomiKerajaanAnimaliaFilumChordataKelasAvesOrdoPasseriformesFamiliMotacillidaeGenusAnthusSpesiesAnthus petrosus (Montagu, 1798) Tata namaSinonim taksonAnthus spinoletta petrosus (Montagu, 1798)ProtonimAlauda petrosa Distribusi      Pengunjung musim panas berkembang biak       Penghuni sepanjang tahun    ...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Maret 2016. Bandar udara Ivalo merupakan desa di Munisipalitas Inari, di Laplandia, letak Ivalo sekitar 20 km selatan Danau Inari. Penduduknya berjumlah 3.983 jiwa (2003) dan bandara kecil. 30 km Ivalo selatan terletak sangat terkenal tempat waktu luang be...

 

CioloPonte del Ciolo (Jembatan Ciolo)CioloTampilkan peta ItaliaCioloTampilkan peta ApuliaElevasi dasar26 meter (100 ft)Panjang sumbu panjang190 meter (620 ft)Lebar49 meter (161 ft)Kedalaman144 meter (472 ft)GeografiKoordinat39°50′N 18°23′E / 39.84°N 18.38°E / 39.84; 18.38Dilintasi olehJembatan Ciolo, Jalur Kereta Api Ciolo, Jalur Kereta Api Cipolliane Ciolo adalah teluk pantai sempit yang menjadi situs sejarah penting dan daerah reservasi, t...

Not to be confused with AFC Challenge League. Football tournamentAFC Challenge CupOrganising bodyAFCFounded2006; 18 years ago (2006)Abolished2014; 10 years ago (2014)RegionAsiaNumber of teams8 (final stage)Related competitionsAFC Solidarity CupLast champions Palestine (1st title)Most successful team(s) North Korea (2 titles) The AFC Challenge Cup was an international football competition for Asian Football Confederation (AFC) member countries tha...

 

العلاقات البوسنية المجرية البوسنة والهرسك المجر   البوسنة والهرسك   المجر تعديل مصدري - تعديل   العلاقات البوسنية المجرية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين البوسنة والهرسك والمجر.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدو...

 

Radio station in Haysville–Wichita, Kansas KFBZHaysville, KansasBroadcast areaWichita metropolitan areaFrequency105.3 MHz (HD Radio)Branding105.3 The BuzzProgrammingLanguage(s)EnglishFormatHot adult contemporaryAffiliationsWestwood OneOwnershipOwnerAudacy, Inc.(Audacy License, LLC, as Debtor-in-Possession)Sister stationsKDGSKEYN-FMKFHKNSSKNSS-FMHistoryFirst air dateAugust 25, 1985 (1985-08-25) (as KXLK)Former call signsKXLK (1985–96)KWSJ (1996–2000)KWCY (2000)Call sign me...

فابريزيو رافانيلي (بالإيطالية: Fabrizio Ravanelli)‏  معلومات شخصية الميلاد 11 ديسمبر 1968 (العمر 55 سنة)بيروجيا الطول 1.88 م (6 قدم 2 بوصة) مركز اللعب مهاجم الجنسية إيطاليا  المسيرة الاحترافية1 سنوات فريق م. (هـ.) 1986–1989 بيروجيا 90 (41) 1989 أفيلينو 7 (0) 1989–1990 ايه إس دي كاسيرتا كالتشيو...

 

  لمعانٍ أخرى، طالع أبو صير (توضيح). 29°54′N 31°12′E / 29.900°N 31.200°E / 29.900; 31.200 أبو صير  -  قرية مصرية -  أهرامات أبي صير موقع القرية داخل المركز تقسيم إداري البلد  مصر[1] المحافظة محافظة الجيزة المركز البدرشين وحدة محلية «وحدة سقارة» المسؤولون رئيس ا�...

 

Ancient Egyptian deity IabetIabet is depicted on the left. Next to her is Ramesses III.Major cult centerPanopolisConsortMin Iabet (Iabtet, Iab, Abet, Abtet, Ab) is a goddess in Egyptian mythology, counterpart of Imentet. Mythology Part of a series onAncient Egyptian religion Beliefs Afterlife Cosmology Duat Ma'at Mythology Index Numerology Philosophy Soul Practices Funerals Offerings: Offering formula Temples Priestess of Hathor Pyramids Deities (list)Ogdoad Amun Amunet Hauhet Heh Kauket Kek ...

Conservation area in southeast England Dungeness, Romney Marsh and Rye BaySite of Special Scientific InterestLake with islands in Rye Harbour Nature ReserveLocationEast SussexKentGrid referenceTR 008 202[1]InterestBiologicalGeologicalArea10,172.9 hectares (25,138 acres)[1]Notification2006[1]Location mapMagic Map Dungeness, Romney Marsh and Rye Bay is a 10,172.9-hectare (25,138-acre) biological and geological Site of Special Scientific Interest which stretches from New ...

 

Scottish mathematician and novelist (1831–1909) Not to be confused with Hugh McColl. Hugh MacColl Hugh MacColl (before April 1885 spelled as Hugh McColl; 1831–1909) was a Scottish mathematician, logician and novelist. Life MacColl was the youngest son of a poor Highland family that was at least partly Gaelic-speaking. Hugh's father died when he was still an infant, and Hugh was educated largely thanks to the efforts of his elder brother Malcolm MacColl, an Episcopalian clergyman and frien...

 

Chenierscomune Cheniers – Veduta LocalizzazioneStato Francia RegioneGrand Est Dipartimento Marna ArrondissementChâlons-en-Champagne CantoneChâlons-en-Champagne-3 TerritorioCoordinate48°53′N 4°15′E / 48.883333°N 4.25°E48.883333; 4.25 (Cheniers)Coordinate: 48°53′N 4°15′E / 48.883333°N 4.25°E48.883333; 4.25 (Cheniers) Superficie15,6 km² Abitanti114[1] (2009) Densità7,31 ab./km² Altre informazioniCod. postale51510 F...

2016年美國總統選舉 ← 2012 2016年11月8日 2020 → 538個選舉人團席位獲勝需270票民意調查投票率55.7%[1][2] ▲ 0.8 %   获提名人 唐納·川普 希拉莉·克林頓 政党 共和黨 民主党 家鄉州 紐約州 紐約州 竞选搭档 迈克·彭斯 蒂姆·凱恩 选举人票 304[3][4][註 1] 227[5] 胜出州/省 30 + 緬-2 20 + DC 民選得票 62,984,828[6] 65,853,514[6]...

 

This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: EN 15038 – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2018) Part of a series onTranslation Types Legal Literary Bible Quran Kural Linguistic validation Medical Regulatory Technical Interpretation Cultural Word-for-word Sense-for-sense Homophon...

 

ThaliaLahirThalia22 Desember 1996 (umur 27)JakartaKebangsaanIndonesiaNama lainTataPekerjaanpemeran, penyanyi, penari, model, Pembawa acaraTahun aktif2012 - sekarangSuami/istriWinston Wiyanta ​(m. 2022)​AnakWalton WiyantaKerabatRosalia (Adik) Thalia (lahir 22 Desember 1996) atau yang sering disapa Tata adalah salah satu Pembawa acara berkebangsaan Indonesia, dan juga mantan anggota grup idola JKT48 Tim KIII dari generasi kedua JKT48. Biografi Thalia...

This is a list of Archaeological Protected Monuments in Trincomalee District, Sri Lanka.[1] Monument Image Location GramaNiladhariDivision DivisionalSecretary'sDivision Registered Description Refs Arisimale Raja Maha Vihara Pulmude Pulmude Kuchchaveli 9 September 2011 Archaeological ruins in the Arismale range of mountain near the Pulmude Beach [2] Fort Fredrick Trincomalee Trincomalee [3] Kanniya Hot water spring Kanniya No. 243/P, Kanniya Trincomalee 9 September 201...

 

Global stock market crash For a list of Black Mondays, see Black Monday. Black MondayDJIA (June 19, 1987, to January 19, 1988)DateOctober 19, 1987TypeStock market crashOutcome Stock markets crash worldwide, first in Asian markets other than Japan, then Europe, then the US, and finally Japan Dow Jones Industrial Average falls 508 points (22.6 percent), the largest one-day drop by percentage in the index's history. Federal Reserve provides market liquidity to meet unprecedented demands for cred...