Cách mạng Sudan

Cách mạng Sudan
Một phần của phong trào biểu tình Ả Rập 2018-2019phong trào biểu tình 2019
Người biểu tình Sudan ăn mừng việc ký kết Hiến pháp lâm thời của đại diện quân đội cùng bình dân vào ngày 17 tháng 8 năm 2019.
Ngày19 tháng 12 năm 2018 (2018-12-19) – ngày 12 tháng 9 năm 2019
Nguyên nhân
Mục tiêu
Hình thức
Kết quả
Các phe trong cuộc xung đột dân sự

 Sudan

Nhân vật thủ lĩnh
Lãnh đạo phi tập trung Tháng 12 năm 2018 – Tháng 4 năm 2019
Omar al-Bashir
Tổng thống Sudan
Mohamed Tahir Ayala
Thủ tướng
Motazz Moussa
Thủ tướng
Mohamed Hamdan Dagalo (Hemedti)
Lãnh đạo Bộ đội chi viện nhanh
Ahmed Awad Ibn Auf
Bộ trưởng quốc phòng Sudan
Salah Mohammed Abdullah (Gosh)
Cục trưởng Cục tình báo an ninh quốc gia
Tháng 4 năm 2019 – Tháng 8 năm 2019
Ahmed Awad Ibn Auf
Chủ tịch Ủy ban quân sự lâm thời (11 – 12 tháng 4)
Abdel Fattah al-Burhan
Chủ tịch Ủy ban quân sự lâm thời (12 tháng 4 – 21 tháng 8)
Abdel Fattah al-Burhan
Chủ tịch Hội đồng chủ quyền (21 tháng 8 – hiện tại)
Thương vong
Người chết246[24]
Bắt giữ1200+

Cách mạng Sudan là sự biến chính quyền lớn ở Sudan, bộc phát khi người dân bắt đầu biểu tình trên đường phố vào ngày 19 tháng 12 năm 2018[25] và tiếp tục không tuân hoà bình trong tám tháng. Ngày 11 tháng 4 năm 2019 quân đội Sudan lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir sau 30 năm cầm quyền. Ngày 3 tháng 6 vụ thảm sát Khartoum xảy ra dưới lãnh đạo của Uỷ ban quân sự lâm thời, là cơ quan thay thế cho của ông al-Bashir. Tháng 7 và tháng 8 Uỷ ban quân sự cùng Lực lượng Tự do và Thay đổi ký kết Hiệp định chính trị và Hiến pháp lâm thời, chính thức đặt ra kỳ chuyển tiếp 39 tháng để dân chủ hoá Sudan.[26] Tháng 8 và tháng 9 Uỷ ban quân sự giao quyền hành chính cho Hội đồng chủ quyền Sudan, là cơ quan đứng đầu Sudan bao gồm bình dân quân nhân, cùng Thủ tướng dân thường Abdalla Hamdok và Nội các hầu hết là bình dân. Quyền tư pháp giao lại cho Nemat Abdullah Khair, là Chánh toà tối cao nữ đầu tiên của Sudan.[27]

Bài viết này bàn chủ yếu về thời gian 8 tháng, đọc phần "Tên gọi" dưới có bàn luận về định nghĩa của "Cách mạng Sudan" mà có thể bao gồm thời gian dưới quyền Thủ tướng Abdalla Hamdok có hứa rằng "kế hoạch" cách mạng sẽ thi hành trong kỳ qua đò.

Khái quát

Ngày 19 tháng 12 năm 2018 biểu tình nổ ra ở một vài thành phố Sudan trước cảnh phí sinh sống tăng và tình hình kinh tế sút kém.[28] Mặc dù lúc đầu chỉ yêu cầu cải cách kinh tế gấp rút, người dân sớm đòi Tổng thống Omar al-Bashir bỏ chức.[29][30]

Tính bạo lực của chính phủ với các cuộc biểu tình ôn hòa làm cộng đồng quốc tế lo ngại. Ngày 22 tháng 2 năm 2019, ông al-Bashir tuyên bố tình trạng khẩn cấp và giải tán chính quyền quốc gia, địa phương mà thay thế chính quyền địa phương bằng các sĩ quan quân đội và tình báo viên,[31] ngày 8 tháng 3 ông tuyên bố rằng tất cả phụ nữ bị bỏ tù vì phản đối chính phủ sẽ được thả ra,[32] ngày 6 và ngày 7 tháng 7 nhân dân bắt đầu biểu tình rầm rộ lần đầu tiên kể từ khi tình trạng khẩn cấp tuyên bố,[33] ngày 10 tháng 4 các quân nhân phát hiên bảo vệ những người biểu tình khỏi các lực lượng an ninh và ngày 11 tháng 4 quân đội phế truất ông al-Bashir trong cuộc đảo chính.

Sau khi ông al-Bashir bị phế truất, nhân dân do Hiệp hội chuyên gia Sudan và các tổ chức dân chủ đối lập lãnh đạo tiếp tục biểu tình kêu gọi Ủy ban quân sự lập tức, vô điều kiện, đồng loạt từ chức để cho chính phủ lâm thời dân chính thành lập và các cải cách khác. Việc đàm phán thành lập chính phủ lâm thời quân dân của Ủy ban quân sự, phe đối lập dân chính diễn ra vào cuối tháng 4 và tháng 5 nhưng dừng lại khi Bộ đội chi viện nhanh chóng và các lực lượng an ninh khác giết chết 128 người và hãm hiếp 70 ở Khartoum vào ngày 3 tháng 6.[34]

Các tổ chức đối lập phản ứng với vụ thảm sát và việc bắt giữ sau thảm sát bằng cách tổng đình công trong 3 ngày từ ngày 9 tháng 11 và kêu gọi kháng mệnh hòa bìnhkháng cự bất bạo động lâu dài đến khi Ủy ban giao quyền lực cho chính phủ dân chính, ngày 12 tháng 6 phe đối lập đồng ý ngừng đình công và Ủy ban quân sự đồng ý thả tù nhân chính trị.[35]

Sau khi việc đàm phán tái diễn, Hiệp định chính trị được Ủy ban và Lực lượng chấp nhận bằng miệng vào ngày 5 tháng 7[36] và bằng chữ kí vào ngày 17 tháng 7.[37] Ủy ban quân sự và Lực lượng tự do thay đổi tuyên bố rằng họ sẽ chia sẻ quyền lực quản trị Sudan bằng các cơ quan hành chính, lập pháp đến khi cuộc bầu cử mới tổ chức giữa năm 2022 và sẽ mở cuộc điều tra tư pháp về các sự kiện sau đảo chính, bao gồm vụ thảm sát Khartoum. Hiệp định chính trị có Hiến pháp lâm thời do Ủy ban quân sự và Lực lương tự do thay đổi ký phác vào ngày 4 tháng 8 và chính thức ký kết vào ngày 17 tháng 8 bổ sung. Kế hoạch qua đò thành lập Hội đồng chủ quyền là quốc trưởng bao gồm một thành phần quân sự và một thành phần dân chính, do thường dân lãnh đạo 21 tháng sau khi kỳ qua đò 39 tháng bắt đầu.[38][39]

Ủy ban quân sự bị giải tán và Hội đồng chủ quyền có đa số là nam[40] thành lập vào ngày 20 tháng 8, Abdalla Hamdok bổ nhiệm làm Thủ tướng vào ngày 21 tháng 8,[41] Nội các lâm thời bao gồm bốn nữ bộ trưởng, 14 nam bộ trưởng dân chính và 2 nam bộ trưởng quân nhân công bố đầu tháng 9.[42] Một "quá trình hòa bình toàn diện" của chính phủ và các nhóm đối lập vũ trang lên kế hoạch bắt đầu vào ngày 1 tháng 9,[43] Nemat Abdullah Khair bổ nhiệm làm nữ Chánh tòa tối cao đầu tiên của Sudan vào ngày 10 tháng 10. Tuy vậy nhưng nhân dân vẫn tiếp tục biểu tình trong kỳ qua đò.[44][45][46][47][48]

Lịch sử

Ông Al-Bashir cai trị đất nước từ năm 1989 khi thành công đảo chính chống Thủ tướng dân chủ, nhưng không được lòng dân, Sadiq al-Mahdi.[49] Tòa án Hình sự Quốc tế đã khởi tố Al-Bashir vì các tội chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại ở khu vực phía tây Darfur.[50]

Tháng 1 năm 2018, các cuộc biểu tình lớn bùng nổ trên đường phố thủ đô Khartoum phản đối việc giá cả của nhu yếu phẩm như bánh mì tăng cao. Các cuộc biểu tình mỗi ngày một lớn và được nhiều đảng đối lập ủng hộ và các phong trào thanh niên, phụ nữ cũng tham gia biểu tình.[51]

Chính phủ Sudan phá giá quốc tệ và ngừng trợ cấp lúa mì và điện. Nền kinh tế Sudan gặp khó khăn từ khi Omar al-Bashir đoạt quyền, nhưng ngày càng hỗn loạn sau khi Nam Sudan, là nguồn ngoại tệ quan trọng, thoát li vào năm 2011.[52] Việc đồng bảng Sudan mất giá vào tháng 10 làm hối suất biến động mạnh và dẫn đến việc thiếu tiền mặt. Người dân trong hàng dài chờ nhu yếu phẩm như xăng dầu, bánh mì cũng như tiền mặt từ ATM là cảnh tượng phổ biến, tỉ lệ lạm phát Sudan xấp xỉ 70%, chỉ đứng sau tỷ lệ ở Venezuela.[53]

Tháng 8, Đảng quốc hội ủng hộ việc ông Al-Bashir tranh cử tổng thống vào năm 2020 mặc dù tai tiếng của ông ngày càng lớn và ông đã tuyên bố rằng sẽ không tham gia cuộc bầu cử sắp tới.[54] Những hành vi này làm các đảng viên càng ngày càng phản đối, họ kêu gọi tôn trọng quốc hiến mà không cho phép Al-Bashir tái cử. Các nhà hoạt động phản ứng trên mạng xã hội và kêu gọi vận động chống kế hoạch tái cử của ông.[55]

Tên gọi

Phong trào biểu tình và kỳ qua đò 39 tháng, đa số gọi là "cách mạng" hoặc "Cách mạng Sudan", hai cuộc khởi nghĩa kháng mệnh hòa bình trước kia làm chính phủ thay đổi triệt để bao gồm Cách mạng tháng 10 năm 1964[56] và Cách mạng tháng 3 tháng 4 năm 1985.[57] Từ năm 2018, người biểu tình gọi chiến dịch kháng mệnh hòa bình là cách mạng, có khẩu hiệu như "cách mạng là quyền nhân dân",[58] phụ nữ tham gia biểu tình gọi là "cách mạng phụ nữ" vào tháng 3 năm 2019[59] và sau cuộc đảo chính tháng 4 năm 2019, còn Chủ tịch Ủy ban quân sự lâm thời al-Burhan gọi là "cuộc khởi nghĩa và cuộc cách mạng".[60] Gilbert Achcar của tờ Jacobin gọi việc giao quyền lực cho Hội đồng chủ quyền cùng kỳ qua đò 39 tháng là "giai đoạn thứ tư" của "cách mạng".[61] Thủ tướng Abdalla Hamdok, sau khi lên nắm quyền vào tháng 8 năm 2019, nói rằng "khẩu hiệu ăn sâu của cách mạng, 'Tự do, hòa bình và công bằng', sẽ làm thành kế hoạch của thời kỳ.[62]

Mặt trận cách mạng Sudan, là liên minh của các tổ chức vũ trang thành lập vào năm 2011 nhằm chống đối Tổng thống Omar al-Bashir, nói rằng việc Hội đồng chủ quyền thành lập vào tháng 8 năm 2019 "cướp cuộc cách mạng" và cuộc cách mạng do các phiến quân châm ngòi vào năm 2003.[63]

Các tổ chức và nhân vật đối lập

Phe đối lập ông al-Bashir ở Sudan ban đầu rải rác nhưng thống nhất thành liên minh gọi là Lực lượng tự do thay đổi vào tháng 1 năm 2019.[64][65] Hiến chương tự do thay đổi do những người tham gia liên minh ký kết kêu gọi lật đổ chính phủ và dân chủ hóa theo chính phủ dân chính.

Nhiều nhóm và liên minh tổ chức ở nhiều cấp độ, năm 2013 các nhóm địa phương liên kết thành một mạng lưới lỏng lẻo gọi là ủy ban đối kháng đóng vai trò chính trong việc tổ chức kháng mệnh hòa bình và áp chế Ủy ban quân sự.

Một trong những nhóm then chốt trong việc phối hợp các cuộc biểu tình là Hiệp hội Chuyên gia Sudan, nhóm này, là tổ chức xã hội dân gian của các công đoàn chuyên gia, bao gồm bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, luật sư, nhà báo, dược sĩ và những thành viên khác.[66][67] Thành lập vào năm 2012, nhóm này chủ yếu hoạt động bí mật trong chế độ của al-Bashir để tránh bắt giam. Cốt lõi của nhóm bao gồm các chuyên gia trung lưu đô thị.

Jacobin mô tả phong trào chính trị do các nhóm đối lập Sudan khởi xướng như "có lẽ là tổ chức tốt và phức tạp về khía cạnh chính trị nhất ở khu vực [Trung Đông / Bắc Phi]".[68]

Mốc thời gian

Tháng 12 năm 2018

Làn sóng biểu tình năm 2018-2019 bắt đầu vào ngày 19 tháng 12 năm 2018 khi giá bánh mì ở Atbara tăng gấp ba lần, sau đó nhanh chóng đập vào Port Sudan, Dongola và thủ đô Khartoum. Người biểu tình đốt cháy trụ sở đảng đương quyền ở Atbara và Dongola, chính quyền sử dụng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để giải tán người biểu tình khiến hàng chục người chết, bị thương.[69] Cựu thủ tướng Sadiq al-Mahdi trở về nước cùng ngày.[70]

Khả năng truy cập mạng xã giao và nhắn tin tức thời bị các nhà cung cấp dịch vụ lớn của đất nước đình chỉ ngày 21 tháng 12, có bằng chứng kĩ thuật do tổ chức quan sát Internet NetBlocks thu thập và các tình nguyện viên phát giác việc cài đặt "hệ thống kiểm duyệt Internet rộng rãi".[71][72] Lệnh giới nghiêm ban hành trên khắp Sudan làm các trường học đóng cửa toàn quốc,[73] các đại học sinh Darfuri ở Sennar và Khartoum bị Cơ quan Tình báo và An ninh Quốc gia (NISS) bắt giữ và tra tấn để cho thừa nhận là thành viên của Phong trào Giải phóng Sudan nhằm thuyết phục quần chúng rằng các cuộc biểu tình dựa trên chủng tộc; ngày 29 tháng 12 những lời thú tội bắt buộc này phát trên cả kênh truyền hình nhà nước và Facebook.[74][75]

Tháng 1 năm 2019

Đến ngày 7 tháng 1 hơn 800 người biểu tình chống chính phủ bị bắt và 19 người bao gồm các quan chức an ninh thiệt mạng trong các cuộc biểu tình.[76]

Ngày 9 tháng 1 hàng ngàn người biểu tình đổ dồn vào thành phố El-Gadarif phía đông nam.[77]

Các cuộc biểu tình do Hiệp hội Chuyên gia Sudan tổ chức làm một bác sĩ bị bắn vào ngày 17 tháng 1[78][79] vì các bệnh viện bị lực lượng an ninh nhắm vào.[80]

Đảng quốc hội là cựu đồng minh của Bashir tuyên bố rút khỏi chính phủ và sau đó kêu gọi chuyển giao quyền lực cho chính phủ lâm thời, báo hiệu rằng ít nhất ngay cả giới chấp chính cũng mệt mỏi đối với ông al-Bashir.[81]

Tháng 2 năm 2019

Một người Sudan ghi khẩu hiệu cách mạng lên tường

Lực lượng công an kiểm duyệt gắt gao báo chí đưa tin về các cuộc biểu tình; tờ Al Tayyar bắt đầu xuất bản các trang trống để phát giác chính phủ cắt xén báo chí và tờ báo của nhiều cơ quan tin tức khác bị chính phủ tịch thu. Cục tình báo Sudan (Cục) đột kích văn phòng tờ Al Jarida một lần nữa khiến tờ báo phải đình bản. Theo tờ The Listening Post, các nhà quay phim tiếng Ả Rập nước ngoài bị chính phủ nhắm vào đặc biệt.[82][83]

Một "nguồn quân sự cao cấp" cho tờ Middle East Eye biết rằng Salah Gosh là người đứng đầu tình báo Sudan được A Liên Tù (United Arab Emirates), Ả Rập Saudi và Ai Cập ủng hộ thay al-Bashir làm Tổng thống dựa trên các cuộc đàm phán riêng với Yossi Cohen ở Hội nghị An ninh Munich (15-17 tháng 2).[31]

Ngày 22 tháng 2 ông Bashir tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc một năm lần đầu tiên trong hai mươi năm[84][85] và tuyên bố giải tán chính quyền trung ương, địa phương, thay thế các thống đốc địa phương bằng các tướng quân. Ngày hôm sau ông bổ nhiệm Mohamed Tahir Ayala là người ông chọn làm Thủ tướng và bổ dụng cựu cục trưởng tình báo, Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Awad Mohamed Ahmed Ibn Auf làm phó tổng thống thứ nhất. Cục trưởng tình báo đương nhiệm của ông cũng tuyên bố rằng sẽ không tìm kiếm liên nhiệm năm 2020 và sẽ từ chức thư kí Đảng quốc hội, Ahmed Haroun, bị Quốc hình viện truy nã vì tội chiến tranh, thay thế ông Al-Bashir làm đảng trưởng. Các quân quan và người tình báo quản lí chính quyền tỉnh sau khi bị giải tán.[31][86]

Lực lượng công an đột kích nhiều đại học ở Khartoum và Ombdurman và nghe nói rằng đánh đập học sinh bằng gậy ở Khartoum ngày 24 tháng 2,[87] cùng ngày ông al-Bashir ban hành sắc lệnh cấm biểu tình phi pháp, buôn bán nhiên liệu và lúa mì phi pháp bằng hình phạt 10 năm tù, "phát hành trái phép thông tin, hình ảnh hay tài liệu thuộc về gia đình tổng thống" và thi hành các biện pháp kiểm soát vốn đối với buôn bán vàng và ngoại tệ.[88]

Ngày 7-8 tháng 3 năm 2019

Ngày 7 tháng 3 nhiều cuộc biểu tình tổ chức để tôn vinh phụ nữ vì vai trò hàng đầu của họ trong cuộc khởi nghĩa.[89] "Phụ nữ hãy mạnh mẽ lên" và "Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng phụ nữ" là những khẩu hiệu được hô vang ở các cuộc biểu tình.

Ngày 8 tháng 3 ông al-Bashir ra lệnh phóng thích mọi phụ nữ bị bắt vì tham gia biểu tình chống chính phủ.[32] Người biểu tình đặt tên một công viên khu phố Khartoum ở Burri theo tên một phụ nữ ở trên bị tòa án khẩn cấp kết án 20 roi và một tháng tù, sau đó được phóng thích khi chống án. Hình phạt đánh roi, lần đầu tiên đưa ra trong thời thuộc địa Anh năm 1925, nhằm mục đích ngăn cản phụ nữ Sudan khỏi hoạt động chính trị.

Theo Hiệp hội luật sư dân chủ đến giữa tháng 3 ít nhất 870 người bị các tòa án khẩn cấp mới thành lập xét xử.[90]

Ngày 6-11 tháng 4

Tập tin:Alaa Salah by Lana H. Haroun.jpg
Alaa Salah dẫn đầu những người biểu tình trong bài hát

Ngày 6 tháng 4, vài ngày sau khi Abdelaziz Bouteflika bị buộc phải từ chức để xoa dịu những người biểu tình Algeria,[91] Hiệp hội chuyên gia Sudan kêu gọi tiến đến trụ sở quân đội và hàng trăm ngàn người hưởng ứng. Theo một người biểu tình, các sư đoàn của lực lượng công an "cố gắng tấn công những người biểu tình đến từ phía bắc," trong khi quân đội "bênh vực người biểu tình và bắn trả."[33][92] Chủ nhật mạng xã giao bị chặn và điện bị cắt khắp Sudan khi người biểu tình bắt đầu ngồi yên ở trụ sở quân sự tại Khartoum trong suốt cả tuần,[93] sáng thứ Hai ngày 8 tháng 4 quân đội và lực lượng phản ứng nhanh của các dịch vụ bí mật đối mặt nhau tại trụ sở quân đội ở Khartoum. Theo Bộ trưởng Nội vụ, sáu người chết, 57 người bị thương và 2.500 người bị bắt giữ ở Khartoum cuối tuần qua, cảnh sát không được phép can thiệp vào.[94]

Cũng ngày thứ Hai, Alaa Salah, là một phụ nữ trẻ mặc đồ kandake, trở thành biểu tượng của cuộc khởi nghĩa khi một bức ảnh cô dẫn đầu người biểu tình trong khi hát trên xe hơi truyền bá.[95]

Ngày 11 tháng 4: al-Bashir bị phế truất

Khuôn tô cách mạng chống Omar al-Bashir trên đường phố Khartoum.

Ngày 11 tháng 4 Tổng thống al-Bashir bị phế truất và bị quân đội quản thúc tại gia.[7][96][97] Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ yêu cầu họp Hội đồng bảo an liên hợp quốc,[98] truyền hình nhà nước thông cáo rằng mọi tù nhân chính trị bao gồm lãnh đạo phản kháng chống Bashir đã được phóng thích.[99] Thời gian cấm đêm từ 10 giờ tối đến 4 giờ sáng cũng ban hành, nhưng người biểu tình vẫn ở trên đường phố.[100]

Ngày 12 tháng 4 - ngày 2 tháng 6: đàm phán với Ủy ban quân sự lâm thời

Tối ngày 12 tháng 4 lãnh đạo Hội đồng quân sự lầm thời Awad Ibn Auf tuyên bố từ chức sau những cuộc biểu tình dữ dội, ông nói rằng ông chọn Trung tướng Abdel Fattah al-Burhan là đốc sát trưởng của quân đội làm hậu nhiệm. Người biểu tình "tưng bừng" khi nghe tin này vì ông là một trong những tướng quân đồng tình người biểu tình khi họ ngồi biểu tình ở trụ sở.[101][102] Burhan cũng "không được biết là có liên quan đến các tội chiến tranh hay bị tòa án quốc tế truy nã."[103]

Ngày 13 tháng 4 việc đàm phán của quân đội và người biểu tình chính thức bắt đầu sau khi có thông cáo rằng lệnh giới nghiêm do Auf áp đặt được dỡ bỏ, rằng lệnh hoàn thành việc phóng thích người bị bỏ tù theo luật khẩn cấp do al-Bashir ban bố đã ban hành, rằng cục trưởng tình báo an ninh Salah Gosh đã từ chức. Tổ chức ân xá quốc tế yêu cầu liên minh quân sự điều tra vai trò của ông Gosh trong cái chết của người biểu tình.[104][105]

Ngày 14 tháng 4 có thông cáo rằng Ủy ban chấp thuận việc người biểu tình tiến cử Thủ tướng dân chính và thường dân điều hành mọi bộ Chính phủ ngoại trừ Bộ quốc phòng và nội vụ,[106] cùng ngày phát ngôn viên của Ủy ban Shams El Din Kabbashi Shinto tuyên bố rằng Auf đã bị cách chức Bộ trưởng quốc phòng và Trung tướng Abu Bakr Mustafa đã bổ nhiệm để kế nhiệm Gosh làm Cục trưởng tình báo an ninh.[107]

Ngày 15 tháng 4 phát ngôn viên của Ủy ban tuyên bố "Đảng quốc hội đương quyền trước đây sẽ không tham gia bất cứ chính phủ lâm thời nào," mặc dù không bị cấm tranh cử trong tương lai,[108][109] cùng ngày nhà hoạt động nổi tiếng Mohammed Naji al-Asam tuyên bố rằng quân đội và người biểu tình mỗi ngày một tin tưởng nhau nhiều hơn do việc đàm phán và tù nhân chính trị được thả, mặc dù quân đội cố gắng giải tán cuộc biểu tỉnh một cách kém cỏi.[110] Cũng có thông cáo rằng Ủy ban đang trong quá trình tái tổ trước tiên bằng cách bổ nhiệm Đại tá Hashem Abdel Muttalib Ahmed Babakr làm tham mưu trưởng quân đội và Đại tá Mohamed Othman al-Hussein làm phó tổng tham mưu trưởng.[111]

Ngày 16 tháng 4 Ủy ban tuyên bố rằng Burhan một lần nữa hợp tác với người biểu tình và cách chức ba công tố viên hàng đầu của đất nước, bao gồm công tố viên trưởng Omar Ahmed Mohamed Abdelsalam, công tố viên Amer Ibrahim Majid, và phó công tố viên Hesham,[112][113] cùng ngày hai nguồn tin có kiến thức trực tiếp báo cho CNN biết rằng Bashir, cựu bộ trưởng nội vụ Abdelrahim Mohamed Hussein và Ahmed Haroun là cựu lãnh đạo đảng đương quyền sẽ bị buộc tội tham nhũng và làm chết người biểu tình.[114]

Ngày 17 tháng 4 ông al-Bashir chuyển từ quản thúc ở Dinh Tổng thống sang biệt giam ở nhà tù Kobar an ninh tối đa tại Khartoum là[115][116][117] một nhà tù khét tiếng vì giam giữ tù nhân chính trị trong lúc ông al-Bashir đương quyền. Phát ngôn viên của Ủy ban nói rằng hai anh em của al-Bashir là Abdullah và Alabas cũng đã bị bắt giữ.[118]

Ngày 18 tháng 4 đám đông hàng trăm ngàn người biểu tình đòi chính phủ dân chính, cuộc biểu tình là cuộc lớn nhất kể từ khi al-Bashir bị phế truất. Các nhà lãnh đạo biểu tình cũng công bố kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời của riêng họ trong hai ngày nếu chính quyền quân sự từ chối rút lui.[119]

Ngày 20 tháng 4 một nguồn tư pháp ẩn danh cho biết quan chức đã tìm thấy nhiều vali chứa đầy Euro, đô la Mỹ và Bảng Sudan trong nhà ông al-Bashir (tổng số xấp xỉ là 6,7 triệu đô la). Chủ tịch Quốc hội Ibrahim Ahmed Omar và trợ lý tổng thống Nafie Ali Nafie bị quản thúc tại gia, Tổng thư ký phong trào Hồi giáo Al-Zubair Ahmed Hassan và cựu Chủ tịch quốc hội Ahmed Ibrahim al-Taher cũng nằm trong số người bị bắt vì những chiếc vali này.[120]

Ngày 21 tháng 4 Abdel Fattah al-Burhan nói rằng ủy ban quân sự lâm thời "ủng hộ cuộc khởi nghĩa và cách mạng" và ông hứa rằng ủy ban "cam kết trao quyền lực cho nhân dân". Tuy vậy các nhà lãnh đạo biểu tình ngừng đàm phán với chính quyền quân sự cùng ngày, nói rằng chính quyền không thành thật về việc chuyển giao quyền lực cho dân thường và chứa chấp tàn dư của chế độ Hồi giáo al-Bashir và tuyên bố tăng cường biểu tình.[121] Chính phủ Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cam kết viện trợ 3 tỷ đô la cho chính quyền quân sự,[122] người biểu tình kêu gọi hội đồng từ chối viện trợ và một số thậm chí còn yêu cầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với cả hai đồng minh lịch sử.[123] Trong khi đó xuất khẩu dầu của Nam Sudan đã bị tê liệt do các cuộc đình công tại các công ty dầu khí ở Port Sudan.[124]

Thứ Tư ngày 24 tháng 4 ba thành viên Ủy ban quân sự lâm thời (chủ tịch ủy ban chính trị Omar Zain al-Abideen, Trung tướng Jalal al-Deen al-Sheikh và Trung tướng Al-Tayeb Babakr Ali Fadeel) đồng loạt từ chức vì yêu cầu của người biểu tình.[125] Thứ Bảy ngày 27 tháng 4 một hiệp định thành lập một Hội đồng lâm thời gồm thường dân và quân nhân ký kết, mặc dù chi tiết chính xác của hiệp định chia sẻ quyền lực vẫn chưa được thống nhất vì hai bên đều muốn chiếm đa số.[126] Quân đội cũng tuyên bố ba tướng quân trong Ủy ban quân sự từ chức.[127]

Ngày 7 tháng 5 21 cựu quan chức từng trong Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) của al-Bashir ở Nam Darfur bị bắt sau khi cố gắng chạy trốn khỏi đất nước,[128] ngày 8 tháng 5 tiết lộ rằng một số quan chức Nam Darfur bị bắt là phụ nữ.

Ngày 30 tháng 5 tờ báo Al Jazeera đặt ở Qatar tuyên bố chính quyền Sudan thu hồi quyền phát sóng từ Sudan, hai thường dân chết báo cáo cùng ngày.[129] Ủy ban quân sự lâm thời đã đàn áp khu phố "Columbia" ở Bắc Khartoum là nơi buôn bán ma túy, rượu và tình dục bạo dạn hơn trong kỳ qua đò. Bộ đội chi viện nhanh và cảnh sát đã bắn đạn thật làm 1 người chết, 10 người bị thương.[130]

3 - 11 tháng 6: Thảm sát Khartoum và kháng mệnh hòa bình

Căng thẳng tiếp tục leo thang, ngày 3 tháng 6 118 người thiệt mạng, 70 người bị hãm hiếp và hàng trăm người bị thương do quân đội Sudan xông vào trại và nổ súng vào người biểu tình trong vụ thảm sát Khartoum.[131][132] Lực lượng an ninh cũng nổ súng vào người biểu tình bên trong các cơ sở y tế[133] và vứt xác một số người biểu tình xuống sông Nile.[134]

Ngày hôm sau Hiệp hội Chuyên gia Sudan kêu gọi "kháng mệnh hòa bình hoàn toàn" để làm tắc nghẽn cầu đường và "đình công chính trị công khai" trong tất cả các nơi làm việc, sử dụng các kỹ thuật chống bạo lực chống lại Ủy ban quân sự.

Ngày 8 tháng 6 Hiệp hội chuyên gia cảnh báo về một chiến dịch bắt giam, làm biến mất và dọa giết nhà hoạt động chính trị rộng rãi của Ủy ban quân sự, Hiệp hội kêu gọi nhà hoạt động tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp kháng cự bất bạo động trong chiến dịch kháng mệnh hòa bình và đình công tại nơi làm việc của họ.[135]

Một cuộc tổng đình công 3 ngày cùng chiến dịch kháng mệnh hòa bình toàn quốc bắt đầu thực hiện từ ngày 9 tháng 11,[136] Hiệp hội chuyên gia ước tính: 60 - 95% học sinh và giáo viên tiểu học, trung học vắng mặt, 67 - 99% hệ thống vận tải xe buýt địa phương, toàn quốc đóng cửa, 84 - 99% chuyến bay bị hủy, 98 - 100% hệ thống vận tải đường sắt đóng cửa; 64 - 72% nhà băng đóng cửa, 86% thị trường bán lẻ đóng cửa; 60 - 94% các trạm điện, sưởi ấm, xăng dầu đóng cửa; 57 - 100% tờ báo đình bản, 47 - 90% cơ sở y tế đóng cửa, nhưng chăm sóc y tế khẩn cấp miễn phí được cung cấp; 90 - 100% dịch vụ pháp lý nhà nước, tư nhân đóng cửa. Cục tình báo và Hoa Vi tắt quyết liệt 63-100% Internet (mức độ khác nhau cho mỗi nhà cung cấp).

12 tháng 6 - 4 tháng 7: Đàm phán và biểu tình

Người dân Chicago thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Sudan, tháng 7 năm 2019

Việc đàm phán thành lập chính phủ lâm thời, các cuộc biểu tình nhỏ và việc phong tỏa Internet do chính phủ áp đặt vẫn tiếp tục trong phần lớn tháng 6.[137]

Ngày 12 tháng 6 Ủy ban quân sự đồng ý thả tù nhân chính trị và Liên minh Lực lượng Tự do và Thay đổi đồng ý đình chỉ cuộc tổng đình công, theo hòa giải viên Ethiopia Mahmoud Drir, hai bên cũng nhất trí "sớm nối lại đàm phán" về việc thành lập chính phủ dân chính.

Ngày 12 tháng 6 Lực lượng tự do thay đổi chuẩn bị danh sách tám thành viên dân chính cho một hội đồng chính phủ lâm thời gồm 15 thành viên mà ba là phụ nữ, ngoài Abdalla Hamdok[138] là Phó Thư ký Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc ở Châu Phi từ năm 2011 đến tháng 10 năm 2018 [139] làm Thủ tướng.

Ngày 13 tháng 6 phát ngôn viên Ủy ban quân sự Shams El Din Kabbashi công bố rằng "một số" thành viên lực lượng an ninh đã bị bắt giữ vì vụ thảm sát ngày 3 tháng 6 và mười tám người, thành viên của hai nhóm khác nhau lên kế hoạch đảo chính chống lại Ủy ban quân sự, cũng đã bị bắt giữ.

Ngày 29 tháng 6 lực lượng an ninh của Ủy ban quân sự đột kích vào trụ sở Hiệp hội Chuyên gia Sudan để ngăn chặn cuộc họp báo diễn ra.[140]

Ngày 30 tháng 6 là tròn năm ba mươi cuộc đảo chính của al-Bashir hai mươi ngàn người biểu tình ở Khartoum và những nơi khác ở Sudan kêu gọi chính quyền dân chính, công lý cho vụ thảm sát ngày 3 tháng 6, mười người thiệt mạng trong khi biểu tình, trong đó một người bị lực lượng an ninh bắn chết ở Atbara, và 181 người bị thương, trong đó 27 người bị thương vì súng, theo Bộ y tế.[141] Hơi cay, đạn dược thật và lựu đạn gây choáng đã sử dụng chống lại người biểu tình ở Khartoum và El-Gadarif. Ahmed Rabie của phe đối lập quy kết tất cả cái chết cho Ủy ban quân sự, nói rằng: "Theo chúng tôi Ủy ban quân sự phụ trách vì những người bị giết đã bị bắn dưới sự quan sát của lực lượng an ninh, họ giết họ hoặc không bảo vệ họ," Ủy ban quân sự quy trách nhiệm những cái chết cho người biểu tình. Tướng Gamal Omar của Ủy ban quân sự cho biết những người nổ súng vào lực lượng an ninh, giết chết hai và làm ba người bị thương, đã bị Bộ đội chi viện nhanh bắt giữ.[142]

Ngày 3 tháng 7 việc đàm phán trực tiếp giữa Ủy ban quân sự và Lực lượng tự do thay đổi được nối lại sau khi Liên minh châu Phi và Ethiopia hòa giải.[143]

5 - 28 tháng 7: hiệp định chính trị và việc đàm phán

Ngày 5 tháng 7, có các hòa giải viên Liên minh châu Phi và Ethiopia giúp đỡ, một giao kèo bằng miệng về việc thành lập cơ quan chính phủ của Ủy ban quân sự cùng các nhà đàm phán dân chính bao gồm Siddig Yousif[144] của Lực lượng tự do thay đổi đạt được, theo đó chức vụ chủ tịch chính phủ lâm thời sẽ do quân đội và dân thường lần lượt nắm giữ.[145] Giao kèo mà Ủy ban quân sự và các nhà đàm phán dân chính làm quy định:

  • Thành lập Hội đồng chủ quyền bao gồm 11 thành viên, năm thành viên quân đội, năm thường dân do hai bên lựa chọn và một thường dân do hai bên thống nhất;
  • Kỳ qua đò 3 năm 3 tháng, do một thành viên quân sự dẫn đầu trong 21 tháng đầu tiên và một thường dân trong 18 tháng tiếp theo;
  • Nội các do Lực lượng tự do thay đổi bổ nhiệm;
  • Viện lập pháp sẽ thành lập sau khi Hội đồng chủ quyền và Nội các thành lập;
  • Tổ chức "cuộc điều tra minh bạch độc lập" các sự kiện sau cuộc đảo chính Sudan 2019 bao gồm vụ thảm sát Khartoum;
  • Ủy ban luật sư bao gồm luật sư của Liên minh châu Phi, để chính thức hóa giao kèo trong 48 giờ;
  • Cuộc bầu cử dân chủ để lựa chọn lãnh đạo sau kỳ qua đò 39 tháng.

Tahani Abbas, là người đồng sáng lập Tổ chức chống áp bức phụ nữ, lo phụ nữ có thể không được tham gia cơ quan lâm thời, khẳng định rằng phụ nữ "chịu đựng bạo lực, [đối mặt] quấy rối, cưỡng hiếp tình dục" và có mặt trong việc tổ chức biểu tình. Đến ngày 9 tháng 7 một ủy ban 4 thành viên bao gồm Yahia al-Hussein vẫn đang soạn thảo văn bản hiệp định, ủy ban dự kiến hiệp định có các nhà lãnh đạo khu vực chứng kiến sẽ được ký trong 10 ngày. Trong khi chờ đợi hiệp định bằng chữ chuẩn bị và ký kết, hầu hết mạng Sudan tiếp tục bị chặn, ngày 7 tháng 7 phát ngôn viên Ủy ban quân sự Shams al-Din Kabbashi tuyên bố rằng lệnh cấm mạng cần thiết để bảo vệ giao kèo chuyển quyền vì các nhóm phản đối giao kèo đã lên kế hoạch xuyên tạc; ông hứa sẽ khôi phục mạng trong "hai hay ba ngày". Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc Aristide Nononsi, Clement Nyaletsossi Voule và David Kaey tuyên bố rằng lệnh cấm mạng vi phạm luật nhân quyền quốc tế và không thể được biện minh trong bất kỳ trường hợp nào.

Ngày 17 tháng 7 giao kèo được Ủy ban quân sự và Lực lượng tư do thay đổi chính thức hóa bằng việc ký kết hiệp định bằng chữ trước các nhân vật quốc tế,[146] một hiến pháp lâm thời vẫn đang chuẩn bị để hoàn thành việc ấn định kỳ qua đò.[147]

Ngày 27 tháng 7, trong khi việc đàm phán về hiến pháp lâm thời tiếp tục, ủy viên trưởng ủy ban do Ủy ban quân sự thành lập để điều tra vụ thảm sát Khartoum Fathelrahman Saeed công bố rằng 87 người thiệt mạng, 168 người bị thương, không có vụ hiếp dâm nào xảy ra và không có lều nào bị đốt, ông tuyên bố rằng việc khởi tố 8 quan chức an ninh cấp cao giấu tên về tội ác chống lại loài người đã bắt đầu.[148] Hiệp hội Bác sĩ Pháp y Sudan mô tả kết quả cuộc điều tra là "không đạt tiêu chuẩn và khiếm khuyết," Lực lượng tự do thay đổi, Hội Phụ nữ Sudan, Hiệp hội Chuyên gia Sudan và Liên minh Luật sư Dân chủ bác bỏ báo cáo; các cuộc biểu tình trên đường phố diễn ra ở Khartoum do báo cáo.

29 tháng 7 - Từ thảm sát El Obeid đến Hiến pháp lâm thời

Hiến pháp lâm thời ký kết ngày 4 tháng 8

Ngày 29 tháng 7 Bộ đội chi viện nhanh bắn đạn thật vào các sinh viên ở El-Obeid biểu tình phản đối việc "đóng cửa hệ thống giao thông công cộng do thiếu nhiên liệu, nước, giá hàng hóa tăng và không có bánh mì," bốn sinh viên, một người biểu tình khác chết lập tức[149] và 40 đến 50 người bị thương, trong đó tám người đang trong tình trạng nghiêm trọng. Hai mươi ngàn người biểu tình ở Khartoum phản đối các vụ giết người vào buổi chiều và tối cùng ngày. Nhóm thuộc Lực lượng tự do thay đổi đàm phán với Ủy ban quân sự ban hành hiến pháp lâm thời ngưng đàm phán mà đến El-Obeid để "đánh giá tình hình," bảy thành viên Bộ đội chi viện nhanh bị bắt và một cuộc điều tra do Tổng chưởng lý Bắc Kordofan lên kế hoạch. Ủy ban quân sự thông báo rằng các thành viên Lực lượng hỗ trợ nhanh phụ trách vụ nổ súng lúc đó đang bảo vệ một ngân hàng và bị tấn công bằng đá làm chín thành viên, ba quân nhân quân đội chính quy và một cảnh sát viên bị thương.[150]

Ngày 1 tháng 8 một vụ thảm sát khác đã xảy ra: bốn người biểu tình bị "lực lượng chính phủ" trong xe bốn bánh bắn chết ở Umbada, Omdurman.

Tổ chức Sudan Change Now, là thành viên Lực lượng tự do thay đổi[cần dẫn nguồn], đăng một tuyên bố về quan điểm về quá trình đàm phán lập hiến vào ngày 16 tháng 7, cáo buộc Ủy ban quân sự thao túng quá trình đàm phán và yêu cầu khởi tố những người liên quan đến mọi vụ thảm sát, giải tán dân quân, cải cách pháp lý, sự tham gia của mọi phong trào đấu tranh vũ trang trong hiệp định chính trị.

Ủy ban quân sự do Mohamed Hamdan Dagalo ("Hemetti") thay mặt và Lực lượng tư do thay đổi do Ahmed Rabee thay mặt ký kết Dự thảo Hiến pháp lâm thời vào ngày 4 tháng 8, Dự thảo với Hiệp định chính trị ngày 17 tháng 7 thành lập Hội đồng chủ quyền bao gồm năm thường dân, năm quân nhân và một thường dân được Ủy ban quân sự cùng Lực lượng tự do thay đổi chấp nhận và các cơ quan, thủ tục lâm thời khác trong kỳ qua đò 39 tháng.[151]

Cơ quan lâm thời

Ủy ban quân sự bị giải tán và Hội đồng chủ quyền chỉ bao gồm hai phụ nữ thành lập vàog ngày 20 tháng 8.[40] Ngày 21 tháng 8, Abdalla Hamdok bổ nhiệm làm Thủ tướng và Abdel Fattah al-Burhan trở thành Chủ tịch Hội đồng chủ quyền. Một "tiến trình hòa bình toàn diện" đối với các nhóm đối lập vũ trang bắt đầu ngày 1 tháng 9.[152] Nemat Abdullah Khair bổ nhiệm làm Chánh tòa tối cao ngày 10 tháng 10.

Loại trừ phụ nữ

Gần như mọi thành viên Hội đồng chủ quyền là nam, chỉ có hai thành viên nữ là Aisha Musa el-Said và Raja Nicola. Chánh tòa tối cao mới bổ nhiệm vào tháng 10 năm 2019, Nemat Abdullah Khair, lãnh đạo ngành tư pháp và Tòa án tối cao, là phụ nữ. Danh sách ứng viên thành viên Nội các do Liên minh tự do dân chủ đề xuất lúc đầu bao gồm rất ít phụ nữ,[40] ngày 18 tháng 8 Liên minh Phụ nữ Sudan cho rằng phụ nữ đóng vai trò quan trọng bằng đàn ông trong "cuộc cách mạng" năm 2019 và phụ nữ Sudan "yêu cầu được bình đẳng với nam giới ở mọi cấp độ dựa trên tư cách và khả năng." Phóng viên Yousra Elbagir của Kênh 4 chỉ trích các bước khởi đầu của kỳ qua đò, nêu rõ: "Việc tiến bộ chính trị rõ ràng [đầu tiên] trong nhiều thập kỷ loại trừ phụ nữ thật vô lý....Phụ nữ là lý do mà việc ngồi biểu tình ủng hộ dân chủ đại chúng có thể tiếp tục trong gần hai tháng. Họ điều hành các phòng khám tạm thời, cho người biểu tình ăn chay ăn hàng ngày trong tháng Ramadan, họ dành cả đêm tại các trạm kiểm soát để tìm kiếm người biểu tình nữ."[153]

Ngày 22 tháng 8 Liên minh phụ nữ Sudan tổ chức cuộc biểu tình trước văn phòng Hiệp hội chuyên gia Sudan ở Khartoum đòi phụ nữ được tham gia 50% "ở tất cả các cấp của chính quyền và các cơ quan ra quyết định." Liên minh phụ nữ giải thích rằng Dự thảo Hiến pháp lâm thời bảo đảm cho phụ nữ tham gia ít nhất 40% ở mọi cấp chính quyền. Một số người biểu tình giương cao biểu ngữ "Chúng tôi cũng là những nhà kỹ trị!" chỉ đến các kế hoạch thành lập Nội các bao gồm các nhà kỹ trị.

Các cuộc biểu tình trong kỳ qua đò

Việc biểu tình tiếp tục trong kỳ qua đò, các vấn đề bao gồm việc tiến cử Chánh tòa tối cao và Tổng chưởng lý mới, việc Bộ đội chi viện nhanh giết hại thường dân, hậu quả độc hại của Xyanua và thủy ngân do hoạt động khai thác vàng ở bang Bắc và Nam Kordofan, cuộc biểu tình phản đối một thống đốc bang ở el-Gadarif các phiên tòa dàn dựng của điều phối viên Hiệp hội Chuyên gia Sudan và yêu cầu miễn chức các quan chức của chính phủ cũ ở bang Red Sea và White Nile.

Khẩu hiệu

Quốc kỳ độc lập Sudan từ năm 1956 - 1970 do một số người biểu tình vẫy
Bản phác thảo khẩu hiệu "TASgut bas"

Như những người biểu tình khác, người biểu tình Sudan đã hô vang nhiều khẩu hiệu yêu cầu chế độ hiện tại sụp đổ, những khẩu hiệu này bao gồm: "Tự do, hòa bình và công lý,"[154] "Chúng ta là Darfur,"[53] và "Sụp đổ đi nào - vậy cũng đủ rồi,"[155] trong số những người khác.[156]

Phản ứng

Tổ chức quốc tế

  • Liên Hợp Quốc Ngày 28 tháng 12 năm 2019, hai Báo cáo viên đặc biệt Liên Hợp Quốc biểu thị lo lắng về tính bạo lực của chính phủ với người biểu tình (dùng đạn thật) và "Việc bắt giam tự tiện".[157]
  • Liên minh châu Phi Ngày 16 tháng 4 năm 2019, Liên minh châu Phi cảnh cáo rằng Sudan sẽ bị khai trừ, trừ phi chính phủ thường dân thành lập trong hai tuần,[114] ngày 23 tháng 4, yêu cầu thay đổi ở hội nghị tại Cairo, trong cuộc họp Liên minh bây giờ kỳ Ủy ban quân sự lâm thời cho ba tháng phải tổ chức bầu cử.[122]

Nước Ả Rập

Kết quả

Ngày 14 tháng 1 năm 2020, quân đội Sudan dập tắt một cuộc binh biến ở Khartoum của lính trung thành đối với cựu Tổng thống Omar al-Bashir. Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo và An ninh Quốc gia, Salah Gosh, bị buộc tội dàn dựng cuộc nổi loạn làm hai quân đội thiệt mạng.[158]

Ngày 9 tháng 3 một vụ nổ xảy ra gần đoàn xe Thủ tướng Abdalla Hamdok, nhưng ông né được nỗ lực ám sát rõ ràng theo người bảo vệ. Những người phụ trách thực hiện vụ tấn công chưa xác định được, BBC nói thêm.[159][160] Ông Hamdok, với sự chắc chắn tuyệt đối, đã khẳng định rằng nỗ lực ám sát sẽ không can thiệp vào hoặc ngăn chặn kỳ qua đò ở Sudan, nhưng thay vào đó giúp đỡ quá trình.[161]

Tham khảo

  1. ^ Aya Elmileik, What prompted the protests in Sudan? Lưu trữ 2019-04-20 tại Wayback Machine, Al Jazeera (ngày 26 tháng 12 năm 2018).
  2. ^ Kimiko de Freytas-Tamura, Sudanese Protests, After Days of Violence, Turn Anger Over Bread Toward Bashir Lưu trữ 2019-04-12 tại Wayback Machine, New York Times (ngày 24 tháng 12 năm 2018).
  3. ^ Khalid Abdelaziz, Explainer: Protesters in Sudan want end to Bashir's 30-year rule Lưu trữ 2019-04-19 tại Wayback Machine, Reuters (ngày 15 tháng 1 năm 2019).
  4. ^ Declan Walsh, On Sudan's Streets, Young Professionals Protest Against an Autocrat Lưu trữ 2019-04-19 tại Wayback Machine, New York Times (ngày 24 tháng 1 năm 2019).
  5. ^ “Bashir Calls on Parliament to Delay Amendments Allowing Him Another Term”. Haaretz. Reuters. ngày 22 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2019.
  6. ^ “Sudan Call Launch Campaign Against Al Bashir Re-Election”. allAfrcia. ngày 9 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ a b c Declan Walsh & Joseph Goldstein (ngày 11 tháng 4 năm 2019). “Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir bị lật đổ, nhưng chính quyền của ông thì không”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2019.
  8. ^ Sudan coup leader Awad Ibn Auf steps down Lưu trữ 2019-04-21 tại Wayback Machine, BBC News (ngày 13 tháng 4 năm 2019).
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SPA_CivilDisobedience
  10. ^ “Sudan crisis: African Union membership suspended”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2019.
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AJE_transition_plan
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TMC_FFC_20190717_agreement
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên raisethevoices_4Aug2019_const_dec
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Const_Dec_En_unofficial
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dabanga_const_dec_signed190804
  16. ^ “Al-Burham forms Sudan's Sovereign Council”. Sudan Tribune. ngày 21 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AJE_who_Hamdok
  18. ^ “Archived copy”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SudTrib_18outof20
  20. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dabanga_Khair_confirmed_191010
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dabanga_PM2negotiate_Juba
  22. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AJE_neighbourhoods
  23. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MEE_new_wave
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dabanga_deathtoll246
  25. ^ “Nhiều người bị giết ở Sudan trong khi biểu tình chống đối giá tăng tiếp tục”.
  26. ^ “Hiến pháp lâm thời Sudan kí kết, Ủy ban chủ quyền thành lập trong 2 tuần”.
  27. ^ “Phụ nữ đầu tiên bổ nhiệm làm Chánh tòa tối cao Sudan”.
  28. ^ “Nhiều người bị giết ở Sudan trong khi việc biểu tình vì giá tăng tiếp tục”. Al Jazeera. ngày 21 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  29. ^ “Cảnh sát Sudan bắn người biểu tình đòi Tổng thống từ chức”. The Guardian. ngày 17 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2019.
  30. ^ Osha Mahmoud (ngày 25 tháng 12 năm 2018). "Không chỉ vì bánh mì": Tại sao có biểu tình ở Sudan?”. Middle East Eye. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  31. ^ a b c David Hearst; Simon Hooper; Mustafa Abu Sneineh (ngày 1 tháng 3 năm 2019). “ĐỘC QUYỀN: Cục trưởng tình báo Sudan "gặp cục trưởng tình báo Israel mà bàn về kế hoạch kế nhiệm Bashir". Middle East Eye. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2019.
  32. ^ a b “Soudan: les femmes en première ligne des manifestations anti-Béchir” (bằng tiếng Pháp). ngày 9 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019.
  33. ^ a b Jean-Philippe Rémy (ngày 8 tháng 4 năm 2019). “Phong trào biểu tình hưởng ứng toàn Sudan” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2019. [Selon] une bonne source soudanaise: "Un scénario de cauchemar se profile, avec des affrontements. Or, l’armée n’est pas aussi bien équipée que l’ensemble constitué par les hommes des FSR et les nombreuses milices secrètes."
  34. ^ “Kháng mệnh hòa bình, đình công chính trị để phòng ngừa hỗn loạn”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  35. ^ “Người biểu tình, quân đội tái tục bàn bạc với nhau về Ủy ban chủ quyền”.
  36. ^ “Phe đối lập ăn mừng hiệp nghị với quân đội”.
  37. ^ “Cộng đồng quốc tế chúc mừng hiệp nghị chính trị Sudan”.
  38. ^ “Quân đội, lãnh đạo bình dân chấp nhận thỏa hiệp”.
  39. ^ “Lãnh đạo chính quyền và thường dân ký kết hiệp định chia sẻ quyền lực” (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  40. ^ a b c “Hiệp hội phụ nữ Sudan phản đối ứng viên Lực lượng tự do thay đổi”. Radio Dabanga. ngày 18 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019.
  41. ^ “Ai là Abdalla Hamdok, Thủ tướng mới của Sudan?”. Al Jazeera. 21 tháng 8 năm 2019.
  42. ^ “Thủ tướng Hamdok tuyên bố Chính phủ hậu Bashir đầu tiên”. Sudan Tribune. 5 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.
  43. ^ “Hiến pháp lâm thời Sudan 2019”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  44. ^ “Người Sudan đòi công bằng trong cuộc biểu tình đầu tiên sau khi Nội các Hamdok thành lập”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.
  45. ^ “Việc dân quyền nổ súng làm biểu tình đại chúng ở Nam Darfur”.
  46. ^ “Nam Darfur biểu tình phản đối người biểu tình chết”.
  47. ^ “Diễn hành phản đối mỏ vàng mới ở Bang Bắc”.
  48. ^ “Biểu tình toàn quốc nhấn mạng bất bình quần chúng”.
  49. ^ Alan Cowell; anon. (ngày 1 tháng 7 năm 1989). “Cuộc đảo chính ở Sudan lật đổ chính phủ thường dân”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
  50. ^ Xan Rice (ngày 4 tháng 3 năm 2009). “Tổng thống Bashir bị khởi tố vì tội chiến tranh ở Darfur”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  51. ^ Mohammed Amin (ngày 18 tháng 1 năm 2018). “Các cuộc biểu tình rung chuyển thủ đô Sudan trong khi giá bánh mì tăng mạnh”. Middle East Eye. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  52. ^ Amina Ismail and John Davison (ngày 12 tháng 12 năm 2017). “Tổ chức tiền tệ quốc tế nói Sudan phải thả nổi quốc tệ để tăng phát triển, đầu tư”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  53. ^ a b "Chúng ta đều là Darfur": Chế độ diệt chủng Sudan bị công kích”. The Economist. ngày 10 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  54. ^ Mohammed Amin (ngày 14 tháng 8 năm 2018). “Omar al-Bashir tự tiến cử làm mọi phía phẫn nộ”. Middle East Eye. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  55. ^ “Omar al-Bashirs tự tiến cử làm mọi phía phẫn nộ”.
  56. ^ “Kỷ niệm tròn năm thứ 48 Cách mạng tháng 10 năm 1964 vẻ vang”. Sudan Tribune. 20 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.
  57. ^ “Sudan sau chế độ độc tài”. Le Monde.
  58. ^ “Cảnh sát Sudan bắn đạn thật ngoài nhà của người biểu tình bị giết”. al-Jazeera. 18 tháng 1 năm 2019.
  59. ^ "Cách mạng phụ nữ": Tại sao phụ nữ chủ trương thay đổi ở Sudan?”. The Christian Science Monitor. 12 tháng 3 năm 2019.
  60. ^ “Lãnh đạo quân sự Sudan hứa "giao quyền lực cho nhân dân". al-Jazeera. 21 tháng 4 năm 2019.
  61. ^ “Cách mạng Sudan bước vào giai đoạn mới”. Jacobin. 18 tháng 8 năm 2019.
  62. ^ “Thủ tướng Hamdok, hứa giải quyết xung đột và vấn đề kinh tế”. The East African. 22 tháng 8 năm 2019.
  63. ^ “Phiến quân Sudan phàn nàn với Lực lượng tự do thay đổi”. Dabanga. 22 tháng 8 năm 2019.
  64. ^ “Phe đối lập phân mảnh Sudan tụ hội sau thời al-Bashirs”.
  65. ^ “Sudan lật đổ hai nhà độc tài trong ba ngày, đây có những sự việc sẽ diễn ra”.
  66. ^ “Lãnh đạo biểu tình Sudan công bố Hội đồng thường dân lâm thời”.
  67. ^ “Chuyên gia Sudan bị truy lùng bí mật lập kế biểu tình”.
  68. ^ “Thảm sát và khởi nghĩa ở Sudan”.
  69. ^ Ruth Maclean (ngày 30 tháng 12 năm 2018). “Hàng chục người đã bị chính quyền giết, nhưng người biểu tình Sudan vẫn diễn hành”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  70. ^ Khalid Abdelaziz (ngày 20 tháng 12 năm 2018). “Sudan price protests subverted by 'infiltrators': spokesman”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2019. Leading Sudanese opposition figure Sadiq al-Mahdi returned to Sudan on Wednesday from nearly a year in self-imposed exile
  71. ^ “Study shows extent of Sudan internet disruptions amid demonstrations”. NetBlocks. ngày 21 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2019.
  72. ^ Yousef Saba; Nafisa Eltahir (ngày 2 tháng 1 năm 2019). “Sudan hạn chế khả năng dùng mạng xã hội để đối phó với phong trào biểu tình”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.
  73. ^ Mohammed Amin (ngày 22 tháng 12 năm 2018). “Sudan ban hành giờ giới nghiêm, đóng cửa trường học trong khi có biểu tình”. Anadolu Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019.
  74. ^ Flora Carmichael; Owen Pinnell (ngày 25 tháng 4 năm 2019). “How fake news from Sudan's regime backfired”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  75. ^ “Bashir có áp lực tiến hành điều tra việc người biểu tình chết ở Sudan”. Middle East Eye. ngày 1 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2019.
  76. ^ “Hơn 800 người bị bắt khi biểu tình ở Sudan”. Daily Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2019.
  77. ^ “Hàng ngàn người biểu tình chống chính quyền ở thành phố Sudan phía đông”. News24. Associated Press. ngày 9 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  78. ^ “Bác sĩ và trẻ em bị giết trong khi biểu tình bùng nổ khắp Sudan”. Al Jazeera. ngày 17 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2019.
  79. ^ “Bác sĩ và trẻ em bị giết khi cảnh sát giải tán cuộc diễn hành”. The Standard. ngày 18 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2019.
  80. ^ Osman, Majdi (ngày 16 tháng 2 năm 2019). “Bệnh viện bị tấn công ở Khartoum, Sudan”. Lancet. 393 (10172): 646. doi:10.1016/S0140-6736(19)30161-8. PMID 30704790. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  81. ^ el-Gizouli, Magdi (ngày 2 tháng 1 năm 2019). “Al-Bashir là tàn dư của quá khứ rồi”. Zenith. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2019.
  82. ^ “Ở Sudan, chính quyền mục nát áp chế phương tiện truyền thông”. The Listening Post. Al Jazeera. ngày 16 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2019.
  83. ^ “Chính quyền Sudan ngăn tờ báo Al-Jarida phát hành”. CPJ: Committee to Protect Journalists. ngày 17 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2019.
  84. ^ Khalid Abdelaziz (ngày 23 tháng 2 năm 2019). “Vào tình trạng khẩn cấp vài ngày, ông Bashir đề danh Phó Tổng thống và Thủ tướng”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  85. ^ Mohammed Alamin (ngày 22 tháng 2 năm 2019). “Al-Bashir tuyên bố tình trạng khẩn cấp một năm ở Sudan”. Bloomberg. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  86. ^ “Dân Sudan tiếp tục biểu tình, Tổng thống ngày càng độc đoán”. The Christian Science Monitor. ngày 14 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2019.
  87. ^ Mohammed Alamin (ngày 27 tháng 2 năm 2019). “Người biểu tình đối địch roi da và hơi cay khi bị đàn áp”. Bloomberg. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2019. Leading Sudanese opposition figure Sadiq al-Mahdi returned to Sudan on Wednesday from nearly a year in self-imposed exile
  88. ^ Mohammed Alamin (ngày 26 tháng 2 năm 2019). “Lãnh đạo Sudan ban hành sắc lệnh cấm biểu tình, chợ đen”. Bloomberg. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2019.
  89. ^ Iliana Hagenah (ngày 8 tháng 3 năm 2019). “Phụ nữ đang lãnh đạo phong trào lật đổ Omar Hassan al-Bashir của Sudan và đau khổ vì vậy”. CBS News. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019.
  90. ^ “Phụ nữ Sudan bị kết án phạt trượng tôn vinh bằng quảng trường đặt tên theo tên cô”. Middle East Eye. ngày 15 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  91. ^ “Clashes between rival Sudan armed forces risk 'civil war', protesters warn”. The Independent. ngày 10 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019. Protests [...] have been reignited by the successful 3 April ouster of Algeria's Abdelaziz Bouteflika[.]
  92. ^ “Biểu tình Sudan: bên trong cuộc biểu tình ngồi ở trụ sở quân đội”. BBC. ngày 9 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  93. ^ Dahir, Abdi Latif; Dahir, Abdi Latif. “Biểu tình chống chính phủ ở Sudan đối địch cắt điện hoàn toàn và đàn áp phương tiện truyền thông”. Quartz Africa. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
  94. ^ “Cảnh sát Sudan có lệnh không can thiệp”. BBC News. ngày 9 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
  95. ^ Tamara Griffin (ngày 9 tháng 4 năm 2019). “People Can't Stop Talking About This Iconic Photo From The Protests In Sudan”. Buzzfeed. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  96. ^ Hassan, Mai; Kodouda, Ahmed (ngày 11 tháng 10 năm 2019). “Sudan's Uprising: The Fall of a Dictator”. Journal of Democracy (bằng tiếng Anh). 30 (4): 89–103. doi:10.1353/jod.2019.0071. ISSN 1086-3214.
  97. ^ “Vui sướng với việc Omar Al-Bashir của Sudan "bị quản thúc tại gia". Arab News. ngày 11 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  98. ^ Tanguy Berthenet (ngày 11 tháng 4 năm 2019). “Soudan: un coup d'État emporte Omar el-Béchir”. Le Figaro. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  99. ^ Osman, Muhammed; Bearak, Max (ngày 11 tháng 4 năm 2019). “Sudan's military overthrows president following months of popular protests”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2019.
  100. ^ “Sudan protesters defy military curfew”. ngày 11 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2019 – qua www.bbc.com.
  101. ^ “Sudan thay thế lãnh đạo quân sự dính dáng với diệt chủng, từ chối dẫn độ cựu Tổng thống”. CBC. AP. ngày 12 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  102. ^ “Ibn Auf, chủ tịch Ủy ban quân sự, từ chức”.
  103. ^ “Sudan thay thế lãnh đạo quân sự dính dáng với diệt chủng, từ chối dẫn độ cựu Tổng thống”.
  104. ^ “Cục trưởng tình báo Sudan Salah Gosh từ chức theo Ủy ban quân sự”. Middle East Eye. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  105. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  106. ^ “Lãnh đạo chính quyền kêu gọi tiếp tục đàm phán vô điều kiện”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  107. ^ “Sudan's military council removes defense minister, names new intelligence head”. Reuters. ngày 14 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  108. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  109. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  110. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  111. ^ “Lãnh đạo Sudan cảm nhận sức ép thường dân hóa chính quyền”.
  112. ^ Khalid Abdelaziz (ngày 16 tháng 4 năm 2019). “Ủy ban quân sự lâm thời Sudan miễn chức ba công tố viên cấp cao”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  113. ^ Jason Burke (ngày 16 tháng 4 năm 2019). “Ủy ban quân sự lâm thời Sudan miễn chức ba công tố viên hàng đầu”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  114. ^ a b Leona Slaw (ngày 16 tháng 4 năm 2019). “Liên minh châu Phi kỳ cho Sudan 15 ngày phải thành lập chính phủ thường dân”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  115. ^ Khalid Abdelaziz (ngày 17 tháng 4 năm 2019). “Ông Bashir bị lật đổ chuyển từ nhà sang nhà tù Kobar ở Khartoum theo thân nhân”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019. On Monday, the African Union urged the TMC to hand power to a transitional civilian-led authority within 15 days or risk Sudan being suspended from the AU.
  116. ^ “Khủng hoảng Sudan: cựu Tổng thống Omar al-Bashir chuyển sang nhà tù”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2019.
  117. ^ Nima Elbagir; Yasir Abdullah (ngày 18 tháng 4 năm 2019). “Ông Bashir chuyển sang nhà tù có tai tiếng giam giữ tù nhân chính trị trong chế độ của ông”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2019.
  118. ^ “Omar al-Bashir's brothers arrested as Sudan protests continue”. Al Jazeera. ngày 17 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  119. ^ “Người biểu tình Sudan "thành lập chính phủ lâm thời". BBC News. ngày 19 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2019.
  120. ^ Khalid Abdelaziz (ngày 20 tháng 4 năm 2019). “Chính quyền Sudan bắt giữ đảng viên của ông Bashir theo nguồn”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  121. ^ David Pilling (ngày 21 tháng 4 năm 2019). “Phe đối lập Sudan ngưng đàm phán với quân đội”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2019.
  122. ^ a b “Lãnh đạo châu Phi kêu gọi "dân chủ hóa" Sudan trong ba tháng”. France 24. ngày 23 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  123. ^ Murat Sofuoglu (ngày 26 tháng 4 năm 2019). “Tại sao người biểu tình Sudan làm nhục UAE và Ả Rập Xê Út?”. TRT World. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2019.
  124. ^ Okech Francis (ngày 26 tháng 4 năm 2019). “South Sudan Oil Shipments Blocked by Sudan Crisis, Minister Says”. Bloomberg. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2019.
  125. ^ Khalid Abdelaziz; Nayera Abdallah; Lena Masri; Mark Heinrich; Mark Heinrich (ngày 24 tháng 4 năm 2019). “Ba thành viên Ủy ban quân sự lâm thời Sudan đồng thời từ chức theo yêu cầu phe đối lập”. Reuters. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  126. ^ “Quân đội cùng phe đối lập Sudan "đồng ý thành lập hội đồng chung". Al Jazeera. ngày 28 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  127. ^ Abuelgasim, Fay; Magdy, Samy (ngày 27 tháng 4 năm 2019). “Người biểu tình Sudan và Ủy ban quân sự nói việc đàm phán "có kết quả". Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  128. ^ “Quân đội Sudan bắt 21 quan chức thời Bashir ở Darfur”. Middle East Monitor. ngày 8 tháng 5 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  129. ^ “Sudan cấm al-Jazeera trong khi biểu tình dân chủ tiếp tục”. The Guardian. ngày 31 tháng 5 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2019.
  130. ^ Mohammed Amin (ngày 1 tháng 6 năm 2019). “Lực lượng Sudan đàn áp khu phố cạnh sông Nile”. Middle East Eye. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
  131. ^ “Phe đối lập Sudan từ chối lời mời đàm phán của quân đội”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2019.
  132. ^ “Người biểu tình bị bắn khi quân đội Sudan cố giải tán cuộc biểu tình ngồi ở Khartoum”. www.aljazeera.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2019.
  133. ^ “Thảm sát Sudan có phải do thế lực nước ngoài?”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2019.
  134. ^ “PressTV-Amnesty urges intl. response to junta crackdown in Sudan”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2019.
  135. ^ “Tuyên bố thận trọng”. Sudanese Professionals Association. 8 tháng 6 năm 2019.
  136. ^ “Người biểu tình Sudan tiến hành chiến dịch kháng mệnh hòa bình chống lãnh đạo quân sự”. The Telegraph. 9 tháng 6 năm 2019.
  137. ^ "Diễn hành triệu người": nhân dân Sudan tiếp tục biểu tình đòi dân chủ hóa”. al-Jazeera. 9 tháng 6 năm 2019.
  138. ^ “Phe đối lập Sudan dự định tiến cử thành viên Hội đồng lâm thời”. Thomson Reuters. 10 tháng 6 năm 2019.
  139. ^ “ECA staff bid adieu to Abdalla Hamdok - "a brilliant, true Pan-Africanist". United Nations Economic Commission for Africa. 30 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2019.
  140. ^ “Thông cáo báo chí”. Sudanese Professionals Association. 30 tháng 6 năm 2019.
  141. ^ “Ít nhất bảy người chết trong khi hàng ngàn người Sudan biểu tình đòi dân chủ hóa”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  142. ^ “Số người chết 11 sau cuộc biểu tình chống quân đội”. al-Jazeera. 1 tháng 6 năm 2019.
  143. ^ Abeulgasim, Fay; Magdy, Samy (ngày 3 tháng 7 năm 2019). “Sudan protesters resume talks with army over transition”. The Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2019.
  144. ^ “Quân đội cùng phe đối lập Sudan đạt được hiệp định chia sẻ quyền lực”. Vox. 5 tháng 7 năm 2019.
  145. ^ "Cách mạng chiến thắng": phe đối lập mừng hiệp định với quân đội”. Al Jazeera. 5 tháng 7 năm 2019.
  146. ^ “Cộng đồng quốc tế chúc mừng hiệp định chính trị Sudan”. Dabanga. 18 tháng 7 năm 2019.
  147. ^ “Hiệp định chính trị của Ủy ban quân sự lâm thời và Lực lượng tư do thay đổi về việc thành lập cơ quan và cơ cấu của kỳ qua đò” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.
  148. ^ “Bất bình với báo cáo thảm sát ngày 3 tháng 6 ở thủ đô Sudan”. Dabanga. 29 tháng 7 năm 2019.
  149. ^ “Người biểu tình Sudan lên án vụ thảm sát El Obeid”. Dabanga. 30 tháng 7 năm 2019.
  150. ^ “Lính dân vệ bị bắt vì bắn học sinh ở El Obeid”. Dabanga. 2 tháng 8 năm 2019.
  151. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  152. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  153. ^ “Sudan ký kết hiệp định chia sẻ quyền lực, cựu Tổng thống ra tòa”. Vox. ngày 19 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019.
  154. ^ “Phụ nữ Sudan tham gia biểu tình đấu tranh cho nữ quyền”. ngày 17 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2019.
  155. ^ تسقط تسقط تسقط بس. Alhurra (bằng tiếng Ả Rập). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2019.
  156. ^ Wa'el Jabbara (ngày 17 tháng 1 năm 2019). “Tiếng ca của cuộc khởi nghĩa Sudan”. 500 words magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  157. ^ Clement Nyaletsossi Voule; Aristide Nononsi (ngày 28 tháng 12 năm 2018). “Sudan: UN experts urge halt to excessive use of force against peaceful protesters”. OHCHR. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  158. ^ “Quân đội Sudan dập tắt binh biến ở Khartoum của quân lính thiên Bashir”. BBC. ngày 15 tháng 1 năm 2020.
  159. ^ “Thủ tướng Sudan bị ám sát hụt”.
  160. ^ “Sudan PM Abdalla Hamdok survives assassination attempt”.
  161. ^ “Sudan's prime minister escapes assassination attempt unscathed”.

Read other articles:

Baldassare PeruzziPotret Baldassare Peruzzi dari buku Kehidupan Pelukis, Pematung, dan Arsitek Terbaik karya Giorgio Vasari, edisi 1568.LahirBaldassare Tommaso Peruzzi7 Maret 1481Siena, ItaliaMeninggal6 Januari 1536(1536-01-06) (umur 54)RomaKebangsaanItaliaDikenal atasLukisan, ArsitekturKarya terkenalDekorasi Villa Farnesina Palazzo Massimo alle ColonneGerakan politikRenaisans Tertinggi Mannerisme Baldassare Tommaso Peruzzi (7 Maret 1481 – 6 Januari 1536) adalah arsitek dan pelukis as...

 

 

Election in Ohio Main article: 1932 United States presidential election 1932 United States presidential election in Ohio ← 1928 November 8, 1932 1936 →   Nominee Franklin D. Roosevelt Herbert Hoover Party Democratic Republican Home state New York California Running mate John Nance Garner Charles Curtis Electoral vote 26 0 Popular vote 1,301,695 1,227,319 Percentage 49.88% 47.03% County Results Roosevelt   40-50%   50-60%  ...

 

 

BabskfrazioneBabsk – VedutaChiesa a Babsk LocalizzazioneStato Polonia Voivodato Łódź Distretto Rawa ComuneBiała Rawska TerritorioCoordinate51°50′N 20°21′E / 51.833333°N 20.35°E51.833333; 20.35 (Babsk)Coordinate: 51°50′N 20°21′E / 51.833333°N 20.35°E51.833333; 20.35 (Babsk) Altitudine150 e 142 m s.l.m. Superficie150 km² Abitanti690 (2006) Densità4,6 ab./km² Altre informazioniCod. postale96-205 Prefisso(+4...

Boehmeria nivea • ortie de Chine Boehmeria nivea RamieClassification Règne Plantae Division Magnoliophyta Classe Magnoliopsida Sous-classe Hamamelidae Ordre Urticales Famille Urticaceae Genre Boehmeria EspèceBoehmeria nivea(L.) Gaudich. 1826 Classification phylogénétique Classification phylogénétique Ordre Rosales Famille Urticaceae La ramie ou ortie de Chine (Boehmeria nivea) est une espèce de plantes à fleurs de la famille des orties, les Urticaceae. C'est une plante à f...

 

 

† Человек прямоходящий Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:Синапсиды�...

 

 

Mexican professional wrestler For other uses, see Místico (disambiguation). In this Spanish name, the first or paternal surname is Urive and the second or maternal family name is Alvirde. MísticoMístico, as Carístico, in 2016Birth nameLuis Ignacio Urive Alvirde[1]Born (1982-12-22) December 22, 1982 (age 41)[2]Mexico City, Mexican Federal District, Mexico[2]Parent(s)Dr. Karonte (father)RelativesTony Salazar (uncle)Magnus (cousin)Ulises Jr. (cousin)Famil...

102nd edition of Major League Baseball's championship series 2006 World Series Team (Wins) Manager(s) Season St. Louis Cardinals (4) Tony La Russa 83–78, .516, GA: 1+1⁄2 Detroit Tigers (1) Jim Leyland 95–67, .586, GB: 1DatesOctober 21–27VenueComerica Park (Detroit)Busch Stadium (St. Louis)MVPDavid Eckstein (St. Louis)UmpiresRandy Marsh (crew chief), Alfonso Márquez, Wally Bell, Mike Winters, John Hirschbeck, Tim McClellandHall of FamersCardinals:Tony La Russa (manager)Scott Rolen...

 

 

GaldhøpiggenTitik tertinggiKetinggian2.469 m (8.100 ft)[1]Puncak2.372 m (7.782 ft)[1][2]Koordinat61°38′12″N 8°18′54″E / 61.63667°N 8.31500°E / 61.63667; 8.31500Koordinat: 61°38′12″N 8°18′54″E / 61.63667°N 8.31500°E / 61.63667; 8.31500 [1]GeografiGaldhøpiggenNorwayLetakLom, Innlandet, NorwEGIAPegununganJotunheimenPeta topografiTemplat:M711PendakianPendakian pertam...

 

 

Katedral Santa Maria Kerajaan La AlmudenaCatedral de Santa María La Real de La AlmudenaPemandangan Katedral Almudena dari utaraAgamaAfiliasiKatolik RomaProvinsiKeuskupan Agung Katolik Roma MadridRitusRitus RomaEcclesiastical or organizational statusAktifPelindungPerawan AlmudenaDiberkati15 Juni 1993StatusKatedralLokasiLokasiMadrid, SpanyolArsitekturArsitekMarquis de CubaFernando ChuecaTipeGerejaGaya arsitekturArsitektur neoklasikNeo-GothikNeo-RomanesquePeletakan batu pertama4 April 1883Rampu...

This is intended to be a complete list of New York State Historic Markers in Nassau County, New York.[1] Listings county-wide Town of Hempstead Marker name[1] Image Date designated Location City or Town Marker text 1 CHERRYWOOD WANTAGH AVE., NO. OF JERUSALEM AVE. Wantagh HOME OF CAPT. JOHN SEAMAN BUILT NEAR THIS SITE 1644. PATENTEE TO 300 ACRE TRACT OF HEMPSTEAD PURCHASE 2 1666 JACKSON—JONES 1935 MERRICK RD. E. OF RIVERSIDE DR. Wantagh HOME OF COL. JOHN JACKSON BRIG. GEN. J...

 

 

جزء من الإبادة الجماعية للسكان الأصليينالإبادة الجماعية للسكان الأصليين مشاكل إبادة بيئية تطهير عرقي علم اجتماع العلاقات الإثنية والعرقية Forced assimilation / تحول قسري Genocide Denial اغتصاب إبادي استعمار استيطاني أفريقيا جنوب الصحراء الكبرى الفظائع في دولة الكونغو الحرة الإبادة �...

 

 

American Pentecostal church 40°48′30″N 73°56′54″W / 40.808233°N 73.948300°W / 40.808233; -73.948300 Church of Our Lord Jesus Christ of the Apostolic FaithClassificationProtestantOrientationOneness PentecostalPolityEpiscopalFounderRobert Clarence LawsonOrigin1919 New York CityBranched fromPentecostal Assemblies of the WorldSeparationsBible Way Church of Our Lord Jesus Christ World Wide, Inc., 1957 and Church of God in Christ Jesus International Ministries, I...

Isaac Donkor Informasi pribadiNama lengkap Isaac DonkorTanggal lahir 15 Agustus 1995 (umur 28)Posisi bermain BekInformasi klubKlub saat ini InternazionaleNomor 54Karier junior–2008 U.S. Ogliano [1]2008–2010 Padova [1]2010– Internazionale [1]Karier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2012– Internazionale 4 (1) * Penampilan dan gol di klub senior hanya dihitung dari liga domestik dan akurat per 25 Januari 2015‡ Penampilan dan gol di tim nasional akurat per ...

 

 

International recall of Irish pork County Carlow was the location of the source of the crisis County Tyrone was reported as the origin of the oil used to create the crisis. The Irish pork crisis of 2008 was a dioxin contamination incident in Ireland that led to an international recall of pork products from Ireland produced between September and early December of that year.[1] It was disclosed in early December 2008 that contaminated animal feed supplied by one Irish manufacturer to th...

 

 

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (يناير 2019) شركة السبكي للإنتاج السينمائي هي شركة مصرية رائدة في مجال صناعة الأفلام وإنتاجها، والعمل على توزيعها في ا...

第三十一届夏季奧林匹克運動會男子5000米比賽摄于比赛结束后比賽場館阿維蘭熱奧林匹克體育場日期2016年8月17日(预赛)2016年8月20日(决赛)参赛选手51位選手,來自28個國家和地區冠军成绩13:03.30奖牌获得者01 ! 莫·法拉赫  英国02 ! 保罗·切里莫  美国03 ! 哈格斯·葛布里维特  埃塞俄比亚← 20122020 → 2016年夏季奧林匹克運動會田徑比賽 徑賽...

 

 

American actress (1906–1979) Joan BlondellBlondell in 1936BornRose Joan Blondell(1906-08-30)August 30, 1906New York City, U.S.DiedDecember 25, 1979(1979-12-25) (aged 73)Santa Monica, California, U.S.Resting placeForest Lawn Memorial Park, GlendaleOccupationActressYears active1927–1979Spouses George Barnes ​ ​(m. 1933; div. 1936)​ Dick Powell ​ ​(m. 1936; div. 1944)​ Mike Todd ​&...

 

 

Guangzhou Metro interchange station Gaozeng高增Line 9 platformChinese nameChinese高增站TranscriptionsStandard MandarinHanyu PinyinGāozēng ZhànYue: CantoneseYale RomanizationGōujāng JaahmJyutpingGou1zang1 Zaam6 General informationLocationBaiyun District, Guangzhou, GuangdongChinaOperated byGuangzhou Metro Co. Ltd.Line(s)      Line 3      Line 9 Platforms4 (2 island platforms)Tracks4ConstructionStructure typeUndergroundAccessibleYesOth...

Valve Anti-CheatТипanti-cheat softwared і пропрієтарне програмне забезпеченняРозробникValve SoftwareПерший випуск2002ПлатформаWindows, MacОпераційна системаWindows, Mac OS XСтан розробкиАктивнийЛіцензіяпропрієтарна ліцензія[d]Вебсайтstore.steampowered.com Valve Anti-Cheat (скорочено VAC) — розробка компанії Valve д�...

 

 

378

377 ← 378 → 379素因数分解 2×33×7二進法 101111010三進法 112000四進法 11322五進法 3003六進法 1430七進法 1050八進法 572十二進法 276十六進法 17A二十進法 II二十四進法 FI三十六進法 AIローマ数字 CCCLXXVIII漢数字 三百七十八大字 参百七拾八算木 378(三百七十八、さんびゃくななじゅうはち)は自然数、また整数において、377の次で379の前の数である。 性質 378は合成数であり�...