Bộ Đào kim nương

Bộ Đào kim nương
Lá và hoa của Myrtus communis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Myrtales
Juss. ex Bercht. & J.Presl[1]
Các họ
Xem văn bản

Bộ Đào kim nương hay bộ Sim (theo tên gọi của chi Rhodomyrtus), còn gọi là bộ Hương đào (theo chi Myrtus) (danh pháp khoa học: Myrtales) là một bộ trong thực vật có hoa lớp hai lá mầmnhánh hoa Hồng.

Bộ Myrtales chiếm khoảng 6% sự đa dạng trong thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi. Các hóa thạch được coi là của bộ này có niên đại khoảng 65 triệu năm trước (Crepet và ctv., 2004)[2]. Các loài sâu bướm Lycaenidae được tìm thấy rất phổ biến trên các thành viên của bộ này (đặc biệt là các họ Lythraceae, Myrtaceae, Combretaceae).

Vị trí của bộ Myrtales trong nhánh Hoa hồng là không ổn định trong các phân tích rbcL gần đây của thực vật hạt kín (Hilu và ctv., 2003)[3]. Quan hệ trong bộ cũng đã được nghiên cứu khá chi tiết trong các công trình của Conti và ctv. (1996, 1998, 1999, 2002), Sytsma và ctv. (1998, 2004), Clausing và Renner (2001: Melastomataceae), Schönenberger và Conti (2001, 2003: chủ yếu là Oliniaceae) hay Wilson và ctv. (2005: Myrtaceae nghĩa rộng) và cây phát sinh chủng loài đưa ra tại đây là dựa theo các ấn phẩm đó[4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14].

Vị trí của họ Combretaceae dường như vẫn chưa rõ ràng[15][16]. Berger & Sytsma (2010), Bell et al. (2010) và Soltis et al. (2011) phát hiện một vài mức độ hỗ trợ cho vị trí chị-em với [Onagraceae + Lythraceae]. Giải phẫu (các hốc lõm che phủ), một vài đặc trưng hình thái (kiểu lá chung và cách dính) và các dữ liệu phân tử tất cả đều gợi ý mạnh mẽ rằng Vochysiaceae nên được gộp trong Myrtales, nhưng thoạt nhìn thì các hoa có cựa đơn dối xứng khác biệt của họ này là hoàn toàn không giống như hoa của các họ khác trong bộ này.

Phân loại

Theo APG II thì bộ này chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000 loài. APG III công nhận 9 họ. Các họ sau là điển hình trong các phân loại mới nhất:

Trong hệ thống phân loại Cronquist gần như về cơ bản có sự phân loại giống như trên, ngoại trừ họ Vochysiaceae nằm trong bộ Polygalales và họ Thymelaeaceae được đưa vào đây. Các họ Sonneratiaceae, TrapaceaePunicaceae được loại ra khỏi họ Bằng lăng (Lythraceae), trong khi các họ Psioxylaceae và Heteropyxidaceae được cho vào họ Đào kim nương (Myrtaceae), và họ Memecyclaceae nằm trong họ Mua (Melastomataceae).

Phát sinh chủng loài

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[17] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[18]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.

Vitales

eurosids 
Fabidae 

Zygophyllales

Nhánh COM 

Huaceae

Celastrales

Oxalidales

Malpighiales

Nhánh cố định nitơ 

Fabales

Rosales

Fagales

Cucurbitales

Malvidae sensu lato 
65% 

Geraniales

Myrtales

Crossosomatales

Picramniales

Malvidae sensu stricto 

Sapindales

Huerteales

Brassicales

Malvales

Phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Đào kim nương như hình dưới đây.

Quan hệ phát sinh loài trong phạm vi bộ Đào kim nương.

Nguồn gốc

Myrtales có niên đại khoảng 89-99 Ma tại Australasia. Tuy nhiên, có một vài tranh luận về niên đại này, cái thu được khi sử dụng DNA hạt nhân. Khi xem xét DNA lục lạp thì dường như tổ tiên của bộ Myrtales đã tiến hóa vào giữa kỷ Creta (~ 100 Ma) tại đông nam châu Phi chứ không phải Australasia[19] Mặc dù hệ thống APG phân loại Myrtales trong phạm vi nhánh eurosids, nhưng bộ gen công bố gần đây của Eucalyptus grandis lại đặt Myrtales như là nhóm chị-em với eurosids chứ không phải bên trong nó. Khác biệt này được cho là đã phát sinh do khác biệt khi sử dụng một lượng lớn các đơn vị phân loại thay vì sử dụng một lượng lớn gen để xây dựng cây phát sinh chủng loài[20].

Tham khảo

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 105–121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010
  2. ^ Crepet W. L., Friis E. M. & Gandolfo M. A., 2004. Fossil evidence and phylogeny: The age of major angiosperm clades based on mesofossil and macrofossil evidence from Cretaceous deposits Lưu trữ 2015-08-12 tại Wayback Machine. American J. Bot. 91(10): 1666-1682, doi:10.3732/ajb.91.10.1666.
  3. ^ Hilu K., Borsch T., Muller K., Soltis D. E., Soltis P. S., Savolainen V., Chase M. W., Powell M. P., Alice L. A., Evans R., Sauquet H., Neinhuis C., Slotta T. A. B., Rohwer J. G., Campbell C. S. & Chatrou L. W. 2003. Angiosperm phylogeny based on matK sequence information Lưu trữ 2017-04-19 tại Wayback Machine. American J. Bot. 90(12): 1758-1766.
  4. ^ Conti E., Litt A. & Sytsma K. J., 1996. Circumscription of Myrtales and their relationships to other Rosids: Evidence from rbcL sequence data Lưu trữ 2016-10-18 tại Wayback Machine. American J. Bot. 83: 221-233.
  5. ^ Conti E., Wilson P. G., Graham S. A., Briggs B. G., Johnson L. A. S., & Sytsma K. J., 1998. Interfamilial relationships in Myrtales: Molecular phylogeny and patterns of morphological evolution Lưu trữ 2016-10-18 tại Wayback Machine. Syst. Bot. 22(4): 629-647, doi:10.2307/2419432
  6. ^ Conti E., Baum D. & Sytsma K. 1999. Phylogeny of Crypteroniaceae and related families: Implications for morphology and biogeography. Tr. 250 trong XVI International Botanical Congress: Abstracts. [[[Vườn Bách thảo Missouri]], St Louis.]
  7. ^ Conti E., Eriksson T., Schönenberger J., Sytsma K. J. & Baum D. A. 2002. Early Tertiary out-of-India dispersal of Crypteroniaceae: Evidence from phylogeny and molecular dating. Evolution 56(10): 1931-1942. doi:10.1111/j.0014-3820.2002.tb00119.x
  8. ^ Sytsma K. J., Zjhra M. L., Nepokroeff M., Quinn C. J. & Wilson P. G. 1998. Phylogenetic relationships, morphological evolution, and biogeography in Myrtaceae based on ndhF sequence analysis. American J. Bot. 85(6, suppl.): 161.
  9. ^ Sytsma K. J., Litt A., Zjhra M. L., Pires C., Nepokroeff M., Conti E., Walker J. & Wilson P. G. 2004. Clades, clocks, and continents: Historical and biogeographical analysis of Myrtaceae, Vochysiaceae, and relatives in the southern hemisphere. Internat. J. Plant Sci. 165(4 Suppl.): S85-S105, doi:10.1086/421066.
  10. ^ Clausing G. & Renner S. S., 2001. Evolution of growth form in epiphytic Dissochaeteae (Melastomataceae). Organisms Divers. Evol. 1(1): 45-60, doi:10.1078/1439-6092-00004.
  11. ^ Clausing G. & Renner S. S., 2001. Molecular phylogenetics of Melastomataceae and Memecylaceae: Implications for character evolution. American J. Bot. 88(3): 486-498.
  12. ^ Schönenberger J. & Conti E., 2001. Molecular systematics and floral structure of a Western Gondwanan clade of Myrtales. Tr. 140 trong Botany 2001: Plants and People, Abstracts. [Albuquerque.]
  13. ^ Schönenberger J. & Conti E., 2003. Molecular phylogeny and floral evolution of Penaeaceae, Oliniaceae, Rhynchocalycaceae, and Alzateaceae (Myrtales) Lưu trữ 2016-04-27 tại Wayback Machine. American J. Bot. 90(2): 293-309, doi:10.3732/ajb.90.2.293.
  14. ^ Wilson P. G., O'Brien M. M., Heslewood M. M. & Quinn C. J., 2005. Relationships within Myrtaceae sensu lato based on a matK phylogeny. Plant Syst. Evol. 251(1): 3-19, doi:10.1007/s00606-004-0162-y.
  15. ^ Maurin O., Chase M. W., Jordaan M. & van der Bank M., 2010. Phylogenetic relationships of Combretaceae inferred from nuclear and plastid DNA sequence data: Implications for generic classification. Bot. J. Linnean Soc. 162: 453-476, doi:10.1111/j.1095-8339.2010.01027.x.
  16. ^ Sun M., Naaem R., Su J.-X., Cao Z.-Y., Burleigh J. G., Soltis P. S., Soltis D. E. & Chen Z.-D., 2016. Phylogeny of the Rosidae: A dense taxon sampling analysis. J. Syst. Evol. 54: 363-391, doi:10.1111/jse.12211.
  17. ^ Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. 10-3-2009.
  18. ^ Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website In: Vườn Bách thảo Missouri.
  19. ^ Grattapaglia D., Vaillancourt R. E., Shepherd M., Thumma B.R., Foley W., Kulheim C., Potts B.M. & Myburg A.A. (2012). Progress in myrtaceae genetics and genomics: Eucalyptus as the pivotal genus. Tree Genetics and Genomes 8(3): 463-508, doi:10.1007/s11295-012-0491-x.
  20. ^ Myburg, A.A.; Grattapaglia, D.; Tuskan, G.A.; Hellsten, U.; Hayes, R.D.; Grimwood, J.; Jenkins, J.; Lindquist, E.; Tice, H.; Bauer, D.; và đồng nghiệp (2014). “The genome of Eucalyptus grandis”. Nature. 510: 356. doi:10.1038/nature13308.