- Bài viết về một chi thực vật cũng có danh pháp khoa học như thế này, xem bài Proboscidea (chi).
Bộ Có vòi còn gọi là bộ Voi hay bộ Mũi dài (Proboscidea) là một bộ động vật có vú hiện nay chỉ còn một họ còn sinh tồn là Họ Voi (Elephantidae) với 3 loài: voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á.[1]
Trong thời kỳ của kỷ băng hà gần đây nhất đã từng có nhiều loài voi hơn, nhưng hiện nay đã tuyệt chủng, bao gồm một lượng lớn các loài voi ma mút và voi răng mấu. Ngược dòng thời gian, vào cuối kỷ Tân Cận, đã có nhiều loại khác nhau, bao gồm "voi có ngà dài" kỳ quái như Platybelodon và Amebelodon. Các loài có vòi được biết đến sớm nhất là Pilgrimella, và sau đó là Moeritherium.
Nguồn gốc
Các nhà cổ sinh vật học biết khoảng 170 loài hóa thạch được họ phân loại là thuộc về bộ Proboscidea (tiếng Hy Lạp: proboskis, vòi voi, từ pro: trước + boskein: để ăn). Các dữ liệu niên đại cũ cho rằng chúng xuất hiện ở đầu phân đại đệ Tam, khoảng trên 50 triệu năm trước. Phát hiện gần đây (tháng 12 năm 2003) đã cho ước tính mới về niên đại của các loài tương tự voi là khoảng 26 triệu năm. Phần lớn các loài voi nguyên thủy có 4 ngà ngắn; hai ở hàm trên và hai ở hàm dưới. Primelephas, tổ tiên của voi ma mút và voi ngày nay, đã xuất hiện vào cuối thế Miocen, khoảng 7 triệu năm trước. Sự tiến hóa của các động vật tương tự như voi chủ yếu liên quan đến tỷ lệ của hộp sọ và quai hàm cũng như hình dạng của ngà và răng hàm.
Phân loài
- Bộ Có vòi Proboscidea
Chú thích
- ^ Shoshani, Jeheskel (16 tháng 11 năm 2005). Wilson, D. E. và Reeder, D. M. (eds) Mammal Species of the World, xuất bản lần thứ ba, 90-91, Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-8221-4.
Tham khảo
Liên kết ngoài