Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm

Gà bị tiêu chảy phân xanh

Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm (Avian Pasteurellosis, Fowl Cholera) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Đây là bệnh mang tính địa phương, xảy ra khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến hơn ở các nước vùng nhiệt đới và trầm trọng, gây thiệt hại lớn hơn là ở vùng ôn đới.[1][2]

Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có nhiều chủng; xảy ra ở các loài gia cầm, nhưng phổ biến nhất ở gia cầm trên một tháng tuổi.

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở hai thể:

Bệnh tích

Mổ khám gia cầm chết thấy: xuất huyết phủ tạng và thịt tím sẫm; phổi đỏ, gan sưng, ruột sưng đôi khi có máu; có thể thấy dịch thẩm xuất như "pho mát" ở gan, tim; đặc biệt trên mặt gan có những hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim. Ở gia cầm đẻ buồng trứng vỡ nát.

Hoại tử ở gan

Phòng bệnh

Sử dụng vắc xin phòng bệnh: trên 1 tháng tuổi tiêm vắc-xin keo phèn 0,5 ml/1 con và nhắc lại lần thứ hai sau 4 - 6 tháng. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; định kỳ phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi 1-2 tuần/1 lần; chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm.

Chú thích

  1. ^ Nguyễn Xuân Bình. “Bệnh của vịt và Biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2002, trang 31 - 39” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm” (PDF). Hội nông dân Cần Thơ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.