Biến cố thuyên tắc mạch và huyết khối sau tiêm vắc-xin COVID-19

Biến cố thuyên tắc mạch và huyết khối sau tiêm vắc-xin, hay giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (vaccine-induced prothrombotic immune thrombocytopenia, VIPIT ),[1][2] giảm tiểu cầu miễn dịch do vắc-xin (vaccine-induced immune thrombotic thrombocytopenia, VITT ),[3][4] hoặc huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (thrombosis with thrombocytopenia syndrome, TTS )[5] là những hội chứng huyết khối hiếm gặp, ban đầu được quan sát thấy ở một số lượng rất nhỏ những người trước đó đã được tiêm vắc-xin Oxford-AstraZeneca COVID-19 (AZD1222)[a] trong đại dịch COVID-19.[1][9] Sau đó, các hội chứng này cũng thấy ở người tiêm vắc-xin COVID-19 Janssen (Johnson & Johnson) dẫn đến việc ngừng sử dụng để đánh giá lại mức độ an toàn của nó.[10]

Tháng 4 năm 2021, AstraZeneca và EMA đã cập nhật thông tin của họ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về AZD1222, cho rằng có mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêm chủng và sự xuất hiện của huyết khối kết hợp với giảm tiểu cầu: "mặc dù các phản ứng bất lợi như vậy rất hiếm, tỷ lệ người mắc các phản ứng sau tiêm vượt quá kỳ vọng ban đầu".[9][11][12] [13]

Nhiều guideline từ các hiệp hội nghề nghiệp khuyên nên điều trị bằng thuốc chống đông máu thay thế cho heparin, vì heparin có thể làm trầm trọng thêm phản ứng bất lợi.[14][15]

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Các biến cố huyết khối liên quan đến vắc-xin COVID-19 có thể xảy ra 5-28 ngày sau khi tiêm. Một số loại huyết khối tương đối bất thường đã được báo cáo: huyết khối xoang tĩnh mạch não và huyết khối tĩnh mạch tạng (SPVT – Splanchnic vein thrombosis[16]).[17][18] Huyết khối xoang tĩnh mạch não có thể gây đau đầu dữ dội, các triệu chứng giống như đột quỵ (yếu một chi và/hoặc yếu cơ mặt), co giật và hôn mê.[19] Huyết khối tĩnh mạch tạng có thể gây đau bụng, tích tụ dịch lỏng trong khoang bụng (cổ trướng) và xuất huyết tiêu hóa.[20][21]

Các dạng huyết khối khác chẳng hạn như thuyên tắc phổi cũng có thể xảy ra. Huyết khối động mạch cũng đã được báo cáo.[22] Số lượng tiểu cầu thấp có thể biểu hiện dưới dạng ban xuất huyết (đốm chảy máu nhỏ dưới da) bên ngoài vị trí tiêm.[21]

Đông máu nội mạch rải rác (Disseminated intravascular coagulation, DIC) là sự hình thành cục máu đông lan tỏa khắp các mạch máu của cơ thể. Triệu chứng này là một phần của hội chứng.[23] DIC có thể gây ra một loạt các triệu chứng như chảy máu bất thường, khó thở, đau ngực, các triệu chứng thần kinh, huyết áp thấp hoặc sưng tấy.[24]

Vắc-xin COVID-19 có một số tác dụng phụ thường xảy ra sau hai hoặc ba ngày sau khi tiêm, mức độ thường nhẹ hoặc thoáng qua.[21]

Nguyên nhân

Nhiều ca huyết khối cấp tính kèm giảm tiểu cầu được phát hiện sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 đã xác định một kháng thể chống lại yếu tố tiểu cầu 4 (platelet factor 4, PF4).[3] Hiện tượng này bình thường chủ yếu gặp ở một số người đã dùng heparin, nhưng những ca gặp huyết khối do tiêm vắc-xin lại không nằm trong nhóm người dùng heparin này.[3] Hiếm gặp hơn, hiện tượng này trước đây được mô tả là bệnh tự miễn ở những người không tiếp xúc với heparin.[25][26]

Giảm tiểu cầu nói chung là một triệu chứng phổ biến sau hoặc trong nhiều trường hợp nhiễm virus,[27] và triệu chứng này "được báo cáo một cách nhất quán" sau khi tiêm tĩnh mạch loại vector chuyển gen adenovirus,[28] mặc dù cơ chế chưa được làm sáng tỏ.

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, EMA đề cập đến một "lời giải thích hợp lý" cho hiện tượng xuất hiện cục máu đông kèm lượng tiểu cầu trong máu thấp. Họ giải thích đây là "một đáp ứng miễn dịch, dẫn đến tình trạng tương tự như tình trạng đôi khi gặp ở bệnh nhân được điều trị bằng heparin", đó là hiện tượng giảm tiểu cầu do heparin (heparin induced thrombocytopenia, HIT).[29]

Chẩn đoán

Tại Vương quốc Anh, hiệp hội nghề nghiệp do Trường Cao đẳng Y tế Cấp cứu Hoàng gia đứng đầu ban hành hướng dẫn cho các trường hợp nghi ngờ. Ai đó có những triệu chứng nêu trên từ 5 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin sẽ được đánh giá về khả năng mắc biến chứng huyết khối, bằng xét nghiệm công thức máu toàn phần (bao gồm cả số lượng tiểu cầu). Nếu số lượng tiểu cầu giảm, có thể tiến hành xác định nồng độ D-dimerfibrinogen, chuyên gia huyết học sẽ đưa ra lời khuyên nếu nồng độ đo được cao hơn so với khoảng tham chiếu.[25]

Điều trị

Guideline từ các hiệp hội nghề nghiệp khuyến nghị dùng thuốc chống đông máu thay thế cho heparin, vì heparin khả năng làm trầm trọng thêm biến cố. Các lựa chọn thay thế như thuốc chống đông máu đường uống tác dụng trực tiếp (directly-acting oral anticoagulants, DOAC), argatroban, fondaparinux hoặc danaparoid tùy thuộc vào từng trường hợp.[18] Truyền tiểu cầu không được khuyến khích vì cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết khối.[14] Hướng dẫn của Hiệp hội Huyết học Anh Quốc khuyến nghị sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) để giảm mức độ kháng thể gây bệnh.[14] Mức độ fibrinogen thấp có thể yêu cầu điều chỉnh bằng chất cô đặc fibrinogen hoặc chất kết tủa lạnh.[14]

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ The Oxford–AstraZeneca COVID-19 vaccine is codenamed AZD1222,[6] and later supplied under trade names, including Vaxzevria[7] and Covishield.[8]

Chú thích

  1. ^ a b Public Health Agency of Canada, [Agence de la santé publique du Canada] (29 tháng 3 năm 2021). “Use of AstraZeneca COVID-19 vaccine in younger adults” (Utilisation du vaccin AstraZeneca contre la COVID-19 chez les jeunes adultes). Government of Canada. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Cách gọi lấy từ nguồn: [1] Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 của bộ Y tế Việt Nam
  3. ^ a b c Greinacher, Andreas; Thiele, Thomas; Warkentin, Theodore E.; Weisser, Karin; Kyrle, Paul A.; Eichinger, Sabine (9 tháng 4 năm 2021). “Thrombotic Thrombocytopenia after ChAdOx1 nCov-19 Vaccination”. New England Journal of Medicine. 384 (22): 2092–2101. doi:10.1056/NEJMoa2104840. PMC 8095372. PMID 33835769.
  4. ^ Cines, Douglas B.; Bussel, James B. (16 tháng 4 năm 2021). “SARS-CoV-2 Vaccine–Induced Immune Thrombotic Thrombocytopenia”. New England Journal of Medicine. 384 (23): 2254–2256. doi:10.1056/NEJMe2106315. PMC 8063912. PMID 33861524.
  5. ^ Long, Brit; Bridwell, Rachel; Gottlieb, Michael (2021). “Thrombosis with thrombocytopenia syndrome associated with COVID-19 vaccines”. The American Journal of Emergency Medicine. 49: 58–61. doi:10.1016/j.ajem.2021.05.054. ISSN 0735-6757. PMC 8143907. PMID 34062319.
  6. ^ “AstraZeneca COVID-19 Vaccine (AZD1222)” (PDF). ACIP COVID-19 Emergency Meeting. AstraZeneca. 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Vaxzevria (previously COVID-19 Vaccine AstraZeneca): EPAR - Medicine overview (update)”. European Medicines Agency (EMA). 12 tháng 4 năm 2021 [18 February 2021]. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021. The name of the vaccine was changed to Vaxzevria on 25 March 2021. Vaxzevria (COVID-19 Vaccine (ChAdOx1-S recombinant) EMA/182334/2021 Text was copied from this source which is © European Medicines Agency. Reproduction is authorized provided the source is acknowledged.
  8. ^ “Serum Institute Of India - ChAdOx1 nCoV- 19 Corona Virus Vaccine (Recombinant) - COVISHIELD”. www.seruminstitute.com. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b “COVID-19 vaccine safety update: VAXZEVRIA” (PDF). European Medicines Agency. 28 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ Marks, Peter. “Joint CDC and FDA Statement on Johnson & Johnson COVID-19 Vaccine”. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Medical Director of AstraZeneca AB (13 tháng 4 năm 2021). “Direct healthcare professional communication (DHPC): Vaxzevria (previously COVID-19 Vaccine AstraZeneca): link between the vaccine and the occurrence of thrombosis in combination with thrombocytopenia” (PDF). European Medicines Agency. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ “Research and analysis — Coronavirus vaccine - weekly summary of Yellow Card reporting”. gov.UK. 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ EMA (2021).
  14. ^ a b c d Expert Haematology Panel (7 tháng 4 năm 2021). “Guidance produced from the Expert Haematology Panel (EHP) focussed on Covid-19 Vaccine induced Thrombosis and Thrombocytopenia (VITT)” (PDF). BSH.org.uk. British Society for Haematology. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ Nazy, Ishac; Sachs, Ulrich J; Arnold, Donald M.; McKenzie, Steven E; Choi, Phil; Althaus, Karina; Ahlen, Maria Therese; Sharma, Ruchika; Grace, Rachael F (22 tháng 4 năm 2021). “Recommendations for the clinical and laboratory diagnosis of vaccine‐induced immune thrombotic thrombocytopenia (VITT) for SARS‐CoV‐2 infections: Communication from the ISTH SSC Subcommittee on Platelet Immunology”. Journal of Thrombosis and Haemostasis. Online first (6): 1585–1588. doi:10.1111/jth.15341. PMC 8250233. PMID 34018298.
  16. ^ Tên lấy từ :[2] Lưu trữ 2021-09-06 tại Wayback Machine ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ của BS.CKII. PHẠM XUÂN HẬU ĐƠN VỊ TIM MẠCH - BV UNG BƯỚU TPHCM Ngày 06/10/2018. Trong Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 16, Trung tâm Hội nghị Quốc tế Ariyana - Đà Nẵng
  17. ^ “AstraZeneca's COVID-19 vaccine: EMA finds possible link to very rare cases of unusual blood clots with low blood platelets”. EMA. 7 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ a b Australian Government, Department of Health (8 tháng 4 năm 2021). “ATAGI statement on AstraZeneca vaccine in response to new vaccine safety concerns”. Australian Technical Advisory Group on Immunisation. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ Capecchi, M.; Abbattista, M.; Martinelli, I. (tháng 10 năm 2018). “Cerebral venous sinus thrombosis”. Journal of Thrombosis and Haemostasis. 16 (10): 1918–1931. doi:10.1111/jth.14210. PMID 29923367.
  20. ^ Valeriani, Emanuele; Riva, Nicoletta; Nisio, Marcello Di; Ageno, Walter (22 tháng 10 năm 2019). “Splanchnic Vein Thrombosis: Current Perspectives”. Vascular Health and Risk Management. 15: 449–461. doi:10.2147/VHRM.S197732. PMC 6815215. PMID 31695400.
  21. ^ a b c Riva, N; Ageno, W (10 tháng 3 năm 2020). “Cerebral and Splanchnic Vein Thrombosis: Advances, Challenges, and Unanswered Questions”. Journal of Clinical Medicine. 9 (3): 743. doi:10.3390/jcm9030743. PMC 7141239. PMID 32164214.
  22. ^ RCEM/SAM/RCP (11 tháng 4 năm 2021). “Management of patients presenting to the Emergency Department/ Acute Medicine with symptoms” (PDF). RCEM.ac.uk. Royal College of Emergency Medicine. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ “COVID-19 Vaccine AstraZeneca: benefits still outweigh the risks despite possible link to rare blood clots with low blood platelets | European Medicines Agency”.
  24. ^ “Disseminated Intravascular Coagulation | NHLBI, NIH”. www.nhlbi.nih.gov. National Heart, Lung and Blood Institute. 8 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  25. ^ a b Greinacher, A.; Selleng, K.; Warkentin, T. E. (2017). “Autoimmune heparin-induced thrombocytopenia”. Journal of Thrombosis and Haemostasis. 15 (11): 2099–2114. doi:10.1111/jth.13813. PMID 28846826.
  26. ^ Sahu, Kamal K.; Jindal, Vishal; Anderson, Joseph; Siddiqui, Ahmad D.; Jaiyesimi, Ishmael A. (17 tháng 8 năm 2020). “Current Perspectives on Diagnostic Assays and Anti-PF4 Antibodies for the Diagnosis of Heparin-Induced Thrombocytopenia”. Journal of Blood Medicine. 11: 267–277. doi:10.2147/JBM.S232648. PMC 7443028. PMID 32884385.
  27. ^ Raadsen, Matthijs; Du Toit, Justin; Langerak, Thomas; van Bussel, Bas; van Gorp, Eric; Goeijenbier, Marco (15 tháng 1 năm 2021). “Thrombocytopenia in Virus Infections”. Journal of Clinical Medicine. 10 (4): 877. doi:10.3390/jcm10040877. PMC 7924611. PMID 33672766.
  28. ^ Othman, Maha; Labelle, Andrea; Mazzetti, Ian; Elbatarny, Hisham S.; Lillicrap, David (5 tháng 12 năm 2006). “Adenovirus-induced thrombocytopenia: the role of von Willebrand factor and P-selectin in mediating accelerated platelet clearance”. Blood. 109 (7): 2832–2839. doi:10.1182/blood-2006-06-032524. PMID 17148587.
  29. ^ “AstraZeneca's COVID-19 vaccine: EMA finds possible link to very rare cases of unusual blood clots with low blood platelets | European Medicines Agency”.

Nguồn