Bellerophon (lớp thiết giáp hạm)

Thiết giáp hạm HMS Bellerophon, chiếc dẫn đầu của lớp
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp thiết giáp hạm Bellerophon
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Hoàng gia Anh
Lớp trước HMS Dreadnought
Lớp sau lớp St. Vincent
Kinh phí khoảng 1.600.000 Bảng Anh và 116.300 Bảng cho các khẩu pháo
Thời gian đóng tàu 19061909
Thời gian hoạt động 19091921
Hoàn thành 3
Nghỉ hưu 3
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Thiết giáp hạm
Trọng tải choán nước
  • 18.800 tấn Anh (19.100 t) (tiêu chuẩn)
  • 22.102 tấn Anh (22.457 t) (đầy tải)
Chiều dài 160,3 m (526 ft) (chung)
Sườn ngang 25,2 m (83 ft)
Mớn nước 8,3 m (27,2 ft)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp;
  • 18 × nồi hơi Babcock & Wilcox hay Yarrow;
  • 4 × trục;
  • công suất 23.000 ihp (17.000 kW)
Tốc độ
  • Bellerophon: 21,25 hải lý trên giờ (39 km/h) ở công suất 25.061 ihp (18.688 kW);
  • Superb: 21,56 hải lý trên giờ (40 km/h) ở 27.407 ihp (20.437 kW);
  • Temeraire: 21,55 hải lý trên giờ (40 km/h) ở 26.966 ihp (20.109 kW)
Tầm xa 5.720 nmi (10.590 km) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 733
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 5–10 in (130–250 mm);
  • bệ tháp pháo: 5–9 in (130–230 mm);
  • tháp chỉ huy: 8–11 in (200–280 mm);
  • tháp pháo: 11 in (280 mm);
  • sàn tàu: 0,5–4 in (13–102 mm)

Lớp thiết giáp hạm Bellerophon là một lớp bao gồm ba thiết giáp hạm dreadnought được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất và đã phục vụ trong cuộc xung đột này. Chúng là một bản sao của chiếc HMS Dreadnought dẫn trước, ngoại trừ việc bổ sung một cột ăn-ten ba chân thứ hai. Chiếc dẫn đầu của lớp HMS Bellerophon được đặt lườn cùng một ngày với sự hoàn tất của chiếc Dreadnought, vốn cũng được chế tạo tại Xưởng tàu Portsmouth.

Thiết kế

Sơ đồ lớp Bellerophon như được mô tả trong Jane's Fighting Ships 1915; những vùng xám là vỏ giáp bảo vệ
Hình chiếu bên trái lớp Bellerophon như được mô tả trong Jane's Fighting Ships 1919

Những thay đổi đối với lườn tàu cho phép có sự bảo vệ bên trong đầy đủ hơn, cho phép một con tàu lớn hơn đạt được tốc độ tương đương với cùng một hệ thống động lực. Trong khi Dreadnought chỉ có vách ngăn bảo vệ cho hầm đạn, Bellerophon có các vách ngăn đầy đủ chạy dọc suốt con tàu. Những khẩu pháo 12-pounder trang bị cho Dreadnought để bảo vệ nó khỏi các tàu phóng lôi được cho là không hiệu quả, nên dàn hỏa lực hạng hai của Bellerophon bao gồm pháo 4 inch (102 mm). Một cột ăn-ten chính được bổ sung phía trước ống khói sau vẫn bị ảnh hưởng bởi khói bụi từ ống khói trước và được xem là không thành công. Những thay đổi này yêu cầu một số thỏa hiệp trong thiết kế, bao gồm lớp vỏ giáp mỏng hơn, giảm độ dày của đai giáp chính từ 11 inch (280 mm) xuống còn 10 inch (250 mm); cũng như giảm bớt trữ lượng than mang theo, làm giảm đôi chút tầm xa hoạt động.

Các đặc tính chung

Thiết kế của lớp Bellerophon hầu như tương tự so với chiếc Dreadnought dẫn trước, với một số cải tiến nhỏ.[1] Cột ăn-ten trước ba chân vốn được bố trí phía sau ống khói trước của Dreadnought được chuyển đến phía trước ống khói để những trinh sát viên trên bệ quan sát tránh được khói của nồi hơi.[1] Một cột ăn-ten ba chân thứ hai được bổ sung phía trước ống khói sau.[2] Những chiếc trong lớp Bellerophon có chiều dài chung 160,3 m (526 ft), mạn thuyền rộng 25,2 m (83 ft), mớn nước là 8,3 m (27 ft) và có trọng lượng choán nước thông thường 18.800 tấn Anh (19.100 t), lên đến 22.102 tấn Anh (22.457 t)khi đầy tải.[3]

Động lực

Lớp Bellerophon có thiết kế hệ thống động cơ tương tự như Dreadnought. Chúng được dẫn động bởi bốn trục turbine hơi nước Parsons; hơi nước được cung cấp bởi 18 nồi hơi Babcock & Wilcox hay Yarrow đốt than. Hệ thống động lực của các con tàu sản sinh một công suất khoảng 23.000 ihp (17.000 kW).[4]

Vũ khí

Vũ khí của lớp Bellerophon bao gồm một sự cải tiến đối với dàn pháo hạng hai. Mười sáu khẩu 4 in (10 cm) thay thế cho hai mươi bảy khẩu 3 in (7,6 cm) trên chiếc Dreadnought. Tuy nhiên dàn pháo chính vẫn được duy trì với mười khẩu 12 in (30 cm) trên năm tháp pháo nòng đôi.[3]

Những chiếc trong lớp

Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
HMS Bellerophon (1907) 6 tháng 12 năm 1906 27 tháng 7 năm 1907 20 tháng 2 năm 1909[1] Bán để tháo dỡ, 8 tháng 11 năm 1921
HMS Superb (1907) 6 tháng 2 năm 1907 7 tháng 11 năm 1907 9 tháng 6 năm 1909[1] Ngừng hoạt động 26 tháng 3 năm 1920; bán để tháo dỡ 1922
HMS Temeraire (1907) 1 tháng 1 năm 1907 24 tháng 8 năm 1907 15 tháng 5 năm 1909[1] Ngừng hoạt động 1921; bán để tháo dỡ, 7 tháng 12 năm 1921

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a b c d e Gardiner 1984, tr. 22
  2. ^ Miller 2001, tr. 145
  3. ^ a b Miller 2001, tr. 144
  4. ^ http://www.maritimequest.com/warship_directory/great_britain/pages/battleships/bellerophon_class.htm

Thư mục

  • Gardiner, Robert; Gray, Randal biên tập (1984). Conway's All the World's Fighting Ships: 1906–1922. Annapolis: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-907-3.
  • Miller, David (2001). Illustrated Directory of Warships of the World. Osceola: Salamander Books. ISBN 0-7603-1127-7.

Liên kết ngoài