Bao bì giấy (bọc giấy) có ưu điểm thân thiện với môi trường do có khả năng tái chế, lành tính và không gây độc hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng một lần cũng như độ bền thấp, dễ bị rách toạc. Bao bì nhựa khá phổ biến hiện nay do độ bền cao, dễ tạo hình vì độ dẻo và nhất là chi phí sản xuất thấp nhưng khó phân hủy và tùy loại nhựa có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Khi đóng gói với bao bị nhựa (ni-lông) ngày nay thì người ta còn sử dụng kỹ thuật hút chân không để giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn. Bao bì nhựa ngày nay phổ biến loại màng bọc thực phẩm tiện dụng. Đồ đựng bằng thủy tinh mang đến cho người dùng trải nghiệm cảm giác sang trọng do có tính thẩm mỹ cao nhưng chúng đặc biệt dễ vỡ tan. Bao bì kim loại được sử dụng phổ biến với các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp giúp thực phẩm đựng bên trong có thể được bảo quản trong một thời gian dài mà không lo bị hỏng.
^Licciardello, Fabio (4 tháng 5 năm 2017). “Packaging, blessing in disguise. Review on its diverse contribution to food sustainability”. Trends in Food Science & Technology. 65 (65): 32–39. doi:10.1016/J.TIFS.2017.05.003. hdl:11380/1163967.
Tham khảo
Hans-Jürgen Bässler und Frank Lehmann : Containment Technology: Progress in the Pharmaceutical and Food Processing Industry. Springer, Berlin 2013, ISBN978-3642392917
Heldman, D.R. ed (2003). "Encyclopedia of Agricultural, Food, and Biological Engineering". New York: Marcel Dekker
Potter, N.N. and J.H. Hotchkiss. (1995). "Food Science", Fifth Edition.New York: Chapman & Hall. pp. 478–513.
Robertson, G. L. (2013). "Food Packaging: Principles & Practice". CRC Press. ISBN978-1-4398-6241-4
Selke, S, (1994). "Packaging and the Environment". ISBN1-56676-104-2